Review đèn pin chiến thuật Fenix TK11R: 1600 Lumens, pin 18650, chiếu xa ngang ngửa TK20R V2.

0
998

18650 là loại pin sạc Lithium Ion phổ biến nhất thế giới, tính đến nay đã được sử dụng tròn 30 năm vì 1 lí do đơn giản: CÂN BẰNG!

Sự cân bằng ở đây là về tương quan giữa Kích thước – Dung lượng, đặc biệt phù hợp cho các thiết bị cỡ nhỏ như đèn pin. Đèn chạy 1 viên pin 18650 từ trước tới nay đã được coi là chuẩn mực với kích thước nhỏ gọn bỏ túi, độ sáng cao > 1000 Lumens và khả năng duy trì liên tục 3-400 Lumens trong khoảng 4 tiếng đồng hồ.

Vậy nên dù sự ra mắt của pin 21700 vào năm 2017 (đi theo xu hướng của xe điện) đã ảnh hưởng không nhỏ tới thị phần, nhưng 18650 vẫn là loại pin rất khó để thay thế ít nhất trong 10 năm nữa!

Quay lại mảng đèn pin thì Fenix có dòng đèn tác chiến TK chủ lực cũng được coi là khá đầy đủ với TK16 V2, TK20R V2, TK20R UE, TK22R,… nhưng khoảng trống về một mẫu đèn tương tự nhưng dùng pin 18650 vẫn còn, và từ đó Fenix TK11R ra đời.

Fenix TK11R có thể coi là một phiên bản thu nhỏ của TK20R với các tính năng tương đương, nhất là về khả năng chiếu xa dù độ sáng chỉ đạt 1/2.


> Fenix TK11R đang được bán tại Bisu với giá ~ 1.970.000đ cùng chế độ bảo hành 5 năm <

 


Mục lục bài viết:

  1. Video
  2. Thông số kĩ thuật
  3. Mở hộp và phụ kiện
  4. Kích thước tổng thể
  5. Thiết kế
  6. Giao diện sử dụng
  7. Khả năng chiếu sáng
  8. Thời lượng hoạt động
  9. Tổng kết

 

1. Video

2. Thông số kĩ thuật

  • Độ sáng cực đại: 1600 Lumens
  • Chiếu xa: 420 mét
  • Loại chip led: Luminus SFT40
  • Số mức sáng: 3 + nháy Strobe
  • Loại pin tương thích: pin sạc 18650
  • Cổng sạc Type-C trên thân đèn
  • Công tắc đuôi kép phản ứng nhanh
  • Thân đèn bằng hợp kim nhôm A6061-T6 cao cấp
  • Xử lý mạ bề mặt Anodize HAIII siêu cứng, chống trầy xước
  • Kích thước: 145.5 x 34 x 23.5mm
  • Trọng lượng: [….]
  • Chống nước: IP68
  • Bảo hành 5 năm!

3. Mở hộp và phụ kiện

Cách đóng hộp quen thuộc bao năm nay của Fenix, không có gì thay đổi mấy.

Bên trong bao gồm:

  • Thân đèn Fenix TK11R
  • Pin sạc 18650 dung lượng 3400mAh của Fenix
  • Cáp sạc Type-C
  • Dây đeo tay
  • Gioăng cao su chống nước
  • Bao đựng đèn
  • HDSD

Pin sạc đi kèm của Fenix luôn được tích hợp mạch bảo vệ và cực dương được làm lồi lên.

Bao đựng được hoàn thiện tốt, nhưng chủ yếu để cài ở thắt lưng bởi phần quai được khâu liền.

4. Kích thước tổng thể

Tương quan kích thước giữa pin sạc 18650 và 21700.

Pin sạc 18650 được phát triển lần đầu bởi Panasonic từ 1994 và đưa vào sử dụng tới thời điểm này là tròn 30 năm. Đối với mảng đèn pin và rất nhiều thiết bị điện tử khác thì đây là cỡ pin đem lại sự cân bằng tuyệt vời giữa: Kích thước – Hiệu năng.

Nói riêng về đèn pin thì mình khá tự tin khẳng định rằng sẽ không có loại pin nào, kể cả 21700 thay thế hoàn toàn được 18650 trong ít nhất 10 năm tới!

Fenix TK11R mới nhất.

Kể từ TK16 V2.0 thì Fenix đã đưa vào sử dụng rộng rãi pin sạc 21700 cho dòng tác chiến TK của mình. Thế nhưng khoảng trống về một cây đèn với các tính năng tương tự nhưng dùng pin sạc 18650 vẫn còn, vậy nên Fenix tiếp tục tung ra TK11R để bổ xung thêm cho TK11 TAC ra mắt từ 2020.

Từ trái qua: Fenix TK16 V2, TK11R, TK20R V2

Nếu so về kích thước tổng thể thì có thể thấy Fenix TK11RTK16 V2 không chênh nhau quá nhiều. Còn đứng cạnh TK20R V2 thì đúng là gọn hơn hẳn.

Nhưng nếu lắp đủ pin thì TK11R nhẹ hơn tới ~ 20g, sự khác biệt này cầm trên tay sẽ thấy khá rõ. Và sau khi bỏ túi khoảng 1 tuần thì mình thấy TK11R nhẹ nhàng và thoải mái hơn.

Với kích thước nhỏ gọn và dung lượng trung bình đạt ~ 3400 – 3500mAh, pin sạc 18650 đem lại thời gian sử dụng rất thoải mái ở độ sáng từ 150 – 500 Lumens. Mình đi rừng, leo núi nhiều thì chưa bao giờ gặp tình trạng hết pin bất ngờ với đèn chạy pin 18650 cả, mặc dù cũng cẩn thận mang theo pin sơ cua.

Nhưng hạn chế của pin 18650 vẫn là chỉ đủ để duy trì ổn định độ sáng 350 – 500 Lumens. Nếu cần liên tục ở ~ 1000 Lumens thì bạn vẫn nên chọn 21700.

5. Thiết kế

Fenix xưa nay không phải nổi tiếng về sự sáng tạo hay đột phá trong thiết kế đèn pin. Như cây TK11R này nhìn không có gì khác biệt so với phần còn lại trong dòng TK cả. Vẫn là thiết kế thân nhỏ, đầu to đường kính ~ 35mm thiên về chiếu xa.

Toàn bộ cây đèn được gia công bằng hợp kim nhôm như thường thấy, cứng cáp và trâu bò.

Thân có những rãnh ngang chống trơn trượt khi cầm nắm. Clip cài túi 1 chiều, có thể tháo rời nếu muốn. Vì là đèn tác chiến nên khi đút túi thì phần đuôi của TK11R vẫn nhô lên để đảm bảo dễ lấy trong những tình huống cần thiết.

Và đường kính thâng ~ 24mm cũng đem lại cảm giác cầm gọn gàng quen thuộc của những cây PD35, PD32.

Đầu đèn 34mm với các khe tản nhiệt dày được bố trí xung quanh.

Đầu đèn được gắn keo khóa ren với thân, chỉ tháo được đuôi để thay pin.

Thân khá dày dặn, không bị sắc hay gợn. Ren vặn dạng vuông, sạch sẽ.

Fenix thiết kế cả 2 cực tiếp xúc pin trên TK11R đều là dạng lò xo, điều này có nghĩa đèn dùng được cả pin sạc 18650 đầu phẳng, vốn phổ biến và rẻ hơn nhiều pin đầu lồi có mạch bảo vệ.

Cụm công tắc đuôi kép được thiết kế y hệt như TK16 V2.0 chỉ có điều là đường kính nhỏ hơn, nhưng trải nghiệm sử dụng vẫn vậy.

Công tắc chính được làm lồi hẳn lên đảm bảo khả năng thao tác nhanh, chính xác trong mọi tình huống.

Công tắc chức năng được đặt bên cạnh và nghiêng nhẹ để không bị ấn nhầm.

Cổng sạc Type-C đặt ở phía đầu, được đậy bằng nắp cao su dày đảm bảo kín bụi. Lý do mình chỉ đề cập tới khả năng ngăn bụi của nắp đậy bởi bản thân cổng sạc được Fenix thiết kế có khả năng chống nước rồi, giúp người dùng an tâm hơn rất nhiều.

Tốc độ sạc ~ 10W và thực tế chỉ mất ~ 2 tiếng để đầy pin.

Đối diện cổng sạc có 1 đèn LED báo tình trạng dung lượng pin. LED này sẽ sáng khoảng ~ 5s sau khi bật đèn và sáng liên tục khi sạc.

Cổng sạc của TK20R V2 (bên phải) với thiết kể ẩn.

Tuy vậy nếu cây này mà thiết kế cổng sạc ẩn như TK20R V2.0 thì tuyệt vời luôn bởi nó vừa đảm bảo an toàn lẫn thẩm mĩ.

Đầu đèn to với đường kính 34mm, ngang TK16 V2, TK20R V2. Bezel làm dạng phẳng chủ yếu chống xước mặt kính chứ không có chấu nhọn như TK16 V2.

Hệ thống quang học của TK11R là sự kết hợp của chip LED Luminus SFT40, chóa trơn và sâu.

Đem lại ánh sáng rất gom, thậm trí hơn cả TK16 V2 và ngang ngửa TK20R V2. Đây là ánh sáng trắng, nhiệt màu ~ 6500k.

6. Giao diện sử dụng

Nếu đang dùng TK16 V2 thì bạn sẽ không mất thời gian làm quen khi mua TK11R bởi cách sử dụng là y hệt nhau.

Trạng thái Thao tác Kết quả
Tắt Nhấn công tắc chính Bật
Bật Nhấn công tắc chính Tắt
Tắt Nhấn và giữ nhẹ công tắc chính Bật tạm thời
Bật tạm thời Nhả tay khỏi công tắc chính Tắt
Bật Nhấn công tắc phụ Chuyển qua lại 3 mức sáng
Bật Nhấn giữ công tắc phụ ~ 1.2s Nháy Strobe cố định
Nháy Strobe cố định Nhấn công tắc phụ 1 lần Về chế độ sáng thông thường
Tắt Nhấn giữ công tắc phụ Nháy Strobe tạm thời
Nháy Strobe tạm thời Nhả tay khỏi công tắc phụ Tắt

  • TK11R có chức năng nhớ mức sáng cuối được sử dụng

7. Khả năng chiếu sáng

Trong nhà

30 Lumens.

350 Lumens.

1600 Lumens.

Ngoài trời

Chưa có đèn.

1600 Lumens, khả năng chiếu xa hiệu quả đạt ~ 200 – 250 mét dễ dàng.

350 Lumens, đủ cho ít nhất ~ 80 nhu cầu sử dụng thông thường.

30 Lumens đủ dùng tầm gần.

8. Thời lượng hoạt động (Runtime)

Mình đo thời gian sáng thực tế của TK11R ở 2 mức 1000 và 350 Lumens, ở cả nhiệt độ phòng lẫn khi có hỗ trợ của quạt tản nhiệt và đây là kết quả tổng quan:

  • Mức High (1600 Lumens) có xu hướng hạ xuống ~ 600 Lumens sau 3-5 phút và sáng ổn định tới khi hết pin, tổng runtime đạt ~ 100 phút ~ 1.7 tiếng. Đây là kết quả vượt mong đợi của mình bởi không nhiều đèn chạy 1 pin 18650 có thể kéo trên 500 Lumens lâu tới vậy.
  • Mức Medium (350 Lumens) thì duy trì ổn định một mạch tới khi hết pin, tổng runtime khoảng 230 phút ~ 3.8 tiếng

Và nếu so với thông số của hãng thì có thể thấy là rất sát!

9. Tổng kết

Về cơ bản mình không thấy Fenix TK11R làm một phiên bản có gì đột phá trong thiết kế và tính năng. Nó đơn giản là cho mọi người thêm lựa chọn về một cây đèn có tính năng tương tự như TK16 V2.0, chiếu xa ngang ngửa và có cổng sạc như TK20R V2.0 nhưng lại dùng pin sạc cỡ 18650.

  • Việc rút gọn còn 3 mức sáng đem lại trải nghiệm sử dụng tốt và nhẹ đầu hơn nhiều so với 4-5 mức (đối với mình là vậy)
  • Khả năng duy trì liên tục ở độ sáng ~ 350 Lumens là tiêu chuẩn với đèn chạy pin 18650 nói chung. Mức này đủ xoay sở trong mọi tình huống.
  • Khả năng chiếu xa thực tế rất ổn, tới 200 – 250 mét dễ dàng

Hạn chế:

  • Cổng sạc không thiết kế dạng ẩn, chưa thẩm mĩ cho lắm
  • Bezel đầu đèn nhìn hơi hiền cho một cây đèn tác chiến