Đừng mua đèn pin UV để diệt khuẩn: nguy hiểm và không có tác dụng!

0
4967

Chào cả nhà, chủ đề nóng hổi nhất trong suốt mấy tháng vừa qua là đại dịch COVID-19 trên toàn cầu do con Virus Corona gây ra. Loại Virus này lây qua đường hô hấp, dính lại trên các bề mặt trong thời gian rất dài nên khẩu trang, nước sát khuẩn, nước rửa tay cháy hàng là điều tất yếu. Tất nhiên có rất nhiều người đã nghĩ đến việc dùng đèn UV, nhất là đèn pin UV để diệt khuẩn các bề mặt, diệt khuẩn không khí. Đây là 1 ý tưởng tồi và nguy hiểm, để mình chứng minh tại sao!

Thứ nhất: không hiệu quả

Tia UV có tính sát khuẩn rất cao, đây là điều đã được khoa học chứng minh. Tuy vậy UV có nhiều loại, cụ thể là chúng được phân loại đựa theo bước sóng (đơn vị “nm”) và chỉ có 1 vài dải bước sóng nhất định có tính diệt khuẩn, còn lại gần như vô dụng.

Dựa theo bảng thông số này thì có thể thấy tia UV-C, bước sóng 100-280nm là có tính sát khuẩn cực cao. Đây là loại tia có bước sóng ngắn, cực kì nguy hiểm đến các sinh vật sống nói chung. Ở vũ trụ thì chúng được tỏa ra nhiều từ mặt trời nhưng rất may tầng Ozone của trái đất đã hấp thụ hết.

Tia NUV (near UV) với bước sóng 300-400nm được sử dụng rất nhiều trên các loại đèn pin UV trên thị trường, có thể kể đến như Fenix TK25 UV, LD02 UV, LD05 UV, Acebeam X80-UV, vân vân và mây mây. NUV có tính sát khuẩn rất thấp và với điều kiện là thời gian phơi sáng phải lâu (tầm vài phút). Mục đích chính của những mẫu đèn pin UV bước sóng 365nm này không phải để sát khuẩn mà là tìm kiếm dấu vết, kiểm tra tiền, giấy tờ giả,…

https://cdn.nhanh.vn/cdn/store/7475/psCT/20180925/9187609/Den_pin_Fenix___TK25UV___1000_Lumens_(den_pin_sieu_sang_fenix_tk25uv_005).jpg
Fenix TK25 UV
https://cdn.nhanh.vn/cdn/store/7475/psCT/20180803/8476507/Den_pin_Fenix___LD02___70_Lumens_(den_pin_sieu_sang_mini_fenix_ld02_07).jpg
Fenix LD02 UV

Với lại những mẫu đèn pin UV này có công suất rất thấp, rõ ràng không thích hợp để khử khuẩn. Nhiều mẫu đèn có công suất lớn hơn và bước sóng ngắn hơn thì có thể hiệu quả nhưng mình vẫn khuyên không nên dùng vì:

Thứ hai: nguy hiểm

Hiện nay đã có vài hãng đèn tung ra đèn pin sử dụng tia UV-C có tính sát khuẩn cao. Nhưng để đạt được tác dụng mong muốn thì bề mặt cần sát khuẩn phải được phơi với ánh sáng UV đủ lâu, và vô hình chung chính con người cũng sẽ bị tác động. Ngay cả 1 nhỏ tia UV-C cũng đã gây hại cho mắt và da người, cụ thể là dẫn tới thị lực kém, ung thư da, cháy da,…

Trong các phòng thí nghiệm mà sử dụng đèn UV để khử trùng thì người làm trong đó cũng phải được trang bị bảo hộ tới tận răng rồi.

Tóm lại

Đèn pin UV không có mấy hiệu quả khi sử dụng cho mục đích diệt khuẩn, virut và chúng còn gây hại ngược lại cho người dùng. Cách tốt và nhanh nhất khi muốn khử trùng các bề mặt là sử dụng cồn và các chất chuyên dụng khác.