Đèn pin Fenix RC11 – pin 18650 Review

0
2075

Đánh giá thực tế đèn pin Fenix RC11

Đã khá lâu rồi kể từ bài review gần nhất của tôi về đèn pin Fenix.

Giờ đây, 2 năm sau kể từ bài viết đó, tôi mới lại có cơ hội đánh giá chiếc đèn pin Fenix RC11 mà hãng mới gửi cho tôi để test.

Như thường lệ, tôi kỳ vọng rất cao khi cầm trên tay sản phẩm của một thương hiệu đáng tin cậy và nổi tiếng. Hãy theo dõi bài đánh giá của tôi ngay sau đây để thấy rằng cây đèn pin Fenix RC11 có thể đáp ứng hầu hết kỳ vọng của bạn.

Tôi đã rất muốn một bài viết có ít hình ảnh nhất có thể nhưng thật khó vì mọi chi tiết của Fenix RC11 đều rất tuyệt và tôi muốn chia sẻ nó với các bạn:

Còn đây là hình ảnh so sánh : Pin 18650, Fenix PD35, Fenix RC11, Olight S30, Thrunite TC12

Ba cây đèn đầu tiên sử dụng bóng Cree XM-L2 LED. Cây Thrunite TC12 dùng bóng Cree XP-L LED.
Cây Fenix PD35 của tôi là đời đầu, sử dụng bóng XM-L2 LED. Về sau họ đã thay bằng bóng XP-L LED. Cả bốn cây đèn đều có đường kính tương đương nhau. Cụ thể là 2cm ở đầu đèn.

Ở phần đuôi đèn, PD35 và TC12 có công tắc, còn S30 và RC11 thì không. Điểm khác biệt là RC11 không có nam châm như S30.

Ở phần công tắc trên thân, cả RC11 và S30 đều có chế độ khóa đèn. Dễ hiểu bởi vì 2 cây đèn này đều không có công tắc cơ độc lập.

Thông số kỹ thuật

Một vài hình ảnh chụp các thông số kỹ thuật mà hãng công bố trên hộp sản phẩm, tôi chụp lại tại đây.

Giao diện người dùng:

Giao diện khá rõ ràng, có năm mức sáng, và một chế độ sáng Strobe.

Ấn và giữ công tắc trên 0,5s để Bật/Tắt đèn. Sau khi đèn sáng, ấn để chuyển mức sáng.

Chế độ sáng Strobe có thể được kích hoạt bất kể đèn đang Tắt hay Bật, bằng cách ấn và giữ công tắc 1,2s.

Đèn có chế độ nhớ mức sáng, ngoại trừ chế độ Strobe, khi bạn bật đèn, đèn sẽ khởi động ở mức sáng của lần dùng cuối cùng trước đó.

Đây là hình chụp hướng dẫn sử dụng của hãng.

Còn đây là ảnh chụp 360 độ hộp đựng sản phẩm

Ngoại hình sản phẩm

Các phụ kiện đi kèm bao gồm : Dây đeo, vòng o-ring sơ cua, 1 viên pin 18650, bao đựng, và 1 sợi dây cáp để sạ

Còn đây là hình chụp cận cảnh ngón tay tôi khi bấm công tắc. Để các bạn có thể dễ hình dung về tiết diện tiếp xúc và độ dày của phím.

Ở phía đối diện là cổng sạc nam châm

.

 

Dây cáp sạc của Fenix còn có đầu Micro USB, có thể dùng để sạc các thiết bị di động khác.

Ở mặt sau của dây cáp có đèn LED báo hiệu mức pin.

Kết nối khi sạc rất đơn giản

CÒn đây là các phay bằng lazer trên thân đèn, nhìn rất sâu, đều và đẹp mắt.

Đèn Fenix RC11 chia là 2 bộ phận, đầu và thân đèn

Như mọi khi, phần roăng của Fenix hoàn thiện cực tốt, độ chính xác cơ khí rất cao:

Ảnh chụp cận cảnh đuôi đèn:

và cận cảnh đầu dèn, với chóa kính phủ AR:

Thời gian hoạt động và công suất:

Đèn sáng ở mức sáng cực đại là mức Turbo 1000 lumens trong 5 phút, sau đó đèn hạ xuống mức sáng High. Bạn có thể khởi động lại mức Turbo, tuy nhiên theo tôi bạn chỉ nên làm điều đó nếu thực sự cần thiết. Vì mức sáng Turbo tỏa nhiệt rất lớn và cầm đèn có thể khiến cho bạn bị bỏng tay. Trừ khi bạn sử dụng đèn trong môi trường lạnh giá.

Với một chiếc đèn có thể tích nhỏ gọn như Fenix RC11 thì độ sáng 1000 lumens hoạt động trong khoảng thời gian như vậy là rất ấn tượng.

So sánh với Olight S30 và Thrunite TC12

Beamshot thực tế:

Sau đây là ảnh chụp thực tế so sánh mức sáng của 3 cây đèn trên:

Sát tường:

 

Chụp ở khoảng cách 1m, tường trắng: