So sánh Olight Baton 3 Pro vs Baton 3 Pro Max: không phải cứ to là tốt hơn!

0
1101

Sau bài đánh giá cây Baton 3 Pro Max của Olight thì có nhiều bạn vẫn hỏi mình là nên chốt cây đó hay bản Pro dùng pin 18650 nhỏ hơn? Một hồi thì mình nhìn ra vấn đề là đa số mọi người vẫn chưa biết mình thực sự cần gì, nhu cầu đến mức nào. Bởi quan điểm của mình trước giờ vẫn luôn là: không có cây đèn pin tốt nhất, chỉ có phù hợp nhất.

Pin sạc 21700 đúng là tối ưu về kích thước và dung lượng nhưng sẽ không bao giờ thay thế hoàn toàn được các loại pin khác, điển hình là 18650. Và nếu nhu cầu chưa tới mức cần tới pin 21700 mà chốt luôn bản Pro Max thì theo mình là hơi phí, bởi 2 cây này cũng chênh nhau với gần 500.000đ chưa kể còn nặng hơn kha khá.

Trong bài viết này mình sẽ cố gắng so sánh ngắn gọn và cô đọng nhất giúp mọi người đưa ra được quyết định nhé!

Giá bán của 2 mẫu đèn:

1. Về thiết kế

May là yếu tố này có thể bỏ qua bởi Olight Baton 3 ProPro Max có thiết kế tổng thể y hệt nhau, rất đẹp và hiện đại. Cả 2 cây đều được tối ưu cho EDC tức mang theo người hàng ngày với công tắc chính đặt gần đầu, clip cài 2 chiều, đường kính đầu đèn to bằng thân và đuôi phẳng để dựng đứng được.

Chi tiết mình thấy ưng trên Baton 3 Pro/Pro Max là công tắc chính có kích thước lớn, bọc cao su và cho cảm giác bấm rất tốt. Cá nhân mình cho công tắc này 10/10 điểm, còn ai thích cứng cáp hơn thì nên tham khảo Fenix E35R/E35 V3.0 hay Vezerlezer ED10 với công tắc kim loại.

Điểm nổi bật nữa trong thiết kế là kết nối sạc nam châm với công suất ~ 10W. Kết nối nam châm của 2 cây này là giống nhau và có thể dùng chung dây sạc được.

2. Kích thước và trải nghiệm sử dụng

Đây là 1 trong 3 yếu tố then chốt giúp bạn quyết định nên chọn cây nào bởi việc bỏ túi 1 cây đèn nặng ~ 149g cả ngày mà nhu cầu không thực sự cao tới mức đó thì nó lại bị bất hợp lý.

Pin sạc 21700 là được đánh giá cực cao về sự tối ưu giữa kích thước và dung lượng, bởi vậy nó được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ xe điện, đèn pin chỉ hưởng ké thôi.

Trên xe điện thì họ rất ưu tiên về quãng đường Max di chuyển được, nên loại pin sử dụng phải có hiệu suất tốt nhất là 21700 chính là câu trả lời.

Đây là so sánh nhanh giữa pin sạc 18650 và 21700, đáng chú ý chính là tiêu chí “mật độ năng lượng” vì pin 21700 vượt trội hơn. Nhưng liệu có nghĩa với mọi thiết bị thì cứ thay pin 18650 bằng 21700 là hợp lý không?

Theo mình là KHÔNG bởi cái cốt lõi vẫn phải xem nhu cầu sử dụng tới đâu bởi cây đèn pin khác xe điện ở chỗ chúng ta bỏ đèn vào túi quần và đi lại cả ngày.

Olight Baton 3 Pro Max nặng 149g cả pin.

Olight Baton 3 Pro nặng 104g cả pin, nhẹ hơn tới 45g.

Và đây là 2 cây đèn khi ở trên tay.

Đưa ra số liệu và hình ảnh thôi thì cũng khó hình dung, nhưng cảm nhận của mình là như này:

  • Olight Baton 3 Pro Max vẫn được coi là nhẹ cho một cây đèn pin EDC, nhưng bỏ túi quần jean thấy khá cộm và chật, nó phù hợp nhét túi EDC đeo người hoặc balo hơn. Baton 3 Pro thì rất nhẹ nhàng, thoải mái. Mình bỏ túi từ sáng tới chiều muộn không khó chịu lắm
  • Ai tay to sẽ rất thích cầm Baton 3 Pro Max bởi nó vừa vặn, thao tác rất tuyệt, cầm Baton 3 Pro sẽ bị lọt thỏm. Mình thuộc dạng tay nhỏ thấy Baton 3 Pro vừa ổn.

Và nếu ai hay cài cây đèn lên mũ để dùng như headlamp thì chọn Baton 3 Pro nhé, bản Pro Max nặng lắm.

3. Khả năng chiếu sáng

“2500 Lumens vs 1500 Lumens, cứ sáng hơn mà chọn thôi”

Trong trường hợp này thì không đúng đâu nhé, bởi ánh sáng của 2 cây này cho ra là rất khác nhau. Cụ thể:

Bên trái là Olight Baton 3 Pro với bóng led Luminus SST40, sáng 1500 Lumens. Còn bản Pro Max dùng led Cree XHP50.3, sáng 2500 Lumens.

Đường kính đầu của Baton 3 Pro Max to hơn nhưng không quá nhiều. Đầu nhỏ, thấu kính nông + chip led có kích thước lớn là công thức hoàn hảo của một ánh sáng tỏa siêu rộng, không chiếu xa tốt.

Và đây là ánh sáng của Baton 3 Pro Max khi chiếu vào tường.

Của Baton 3 Pro.

Đặt cạnh cho dễ so sánh. Baton 3 Pro Max có ánh sáng tỏa rất rộng, chiếu vào tường cách 3 mét mà đã to như này rồi thì tầm 30 mét là không thấy cái tâm chói đâu luôn.

Và ra ngoài trời chiếu là thấy rõ luôn.

Trên thông số thì Baton 3 Pro Max chiếu xa chỉ đạt 145 mét so với 174 mét của bản Pro mặc dù độ sáng là cao hơn.

2500 Lumens của Baton 3 Pro Max.

Chiếu sáng hiệu quả trong khoảng ~ 7-80 mét. Ánh sáng tỏa rộng cho tầm nhìn bao quát rất tốt và cá nhân mình khoái ánh sáng của cây này. Có 1 xu hướng là người mới chơi đèn ai cũng thích chiếu thật xa, càng xa càng tốt nhưng chơi có thâm niên rồi thì nhìn cái ánh sáng rộng như này là khoái, tất nhiên cũng phải đúng tìn huống xử dụng. Nhưng với đèn pin EDC được thiết kế cho các nhu cầu sử dụng thông thường thì chiếu tầm 7 – 80 mét là đủ.

1500 Lumens của Baton 3 Pro.

Cây này cho ánh sáng gom, chiếu xa tốt hơn chút khi vẫn nhìn rõ vùng tâm sáng. Thực tế cây này cũng thuộc hàng chiếu rộng, đủ tốt ở khoảng cách tầm trung chứ chưa đến mức gọi là chiếu xa, chỉ là đang so tương quan với bản Pro Max thôi.

Có thể thấy phần vỉa hè bên trên tối hơn hẳn.

4. Thời lượng chiếu sáng

Ở tiêu chí này mình chỉ quan tâm tới độ sáng mà cả 2 cây đèn có thể duy trì ổn định tới khi hết pin. Còn mức sáng Turbo cao nhất thì cả Baton 3 Pro lẫn Pro Max chỉ duy trì được trong thời gian rất ngắn.

Olight Baton 3 Pro Max

Đây là của Baton 3 Pro Max, Turbo 2500 Lumens sáng chưa tới 1 phút đã hạ xuống ~ 6-800 Lumens.

Olight Baton 3 Pro

của Baton 3 Pro cũng không khác mấy, thân đèn nhỏ nên 1500 Lumens hạ nhanh sau 1 phút xuống 600 Lumens.

Baton 3 Pro Max (pin 21700)

Olight Baton 3 Pro Max

Sau khi đo đạc thì Olight Baton 3 Pro Max có thể duy trì ổn định ở cỡ ~ 600 Lumens trong điều kiện bình thường, và tới 251 phút ~ 4.18 tiếng.

600-800 Lumens của Baton 3 Pro Max.

Baton 3 Pro (pin 18650)

Baton 3 Pro cũng duy trì ổn định ở ~ 600 Lumens và được 172 phút ~ 2.86 tiếng trước khi hết pin.

600 Lumens của Baton 3 Pro.

Các độ sáng thấp hơn

Mình không đo thực tế thời lượng sử dụng ở các độ sáng thấp hơn mà sẽ lấy ở thông số, cũng khá chính xác.

 

-> Tóm lại là Baton 3 Pro Max có khả năng duy trì ~ 600 Lumens lâu hơn khoảng 32% (4.18 tiếng so với 2.86 tiếng). Điều này đồng nghĩa sẽ lâu phải sạc pin và cầng mang ít pin dự phòng hơn khi đi xa.

5. Các yếu tố khác

Giống nhau:

  • Kết nối sạc nam châm
  • Giao diện sử dụng thông minh (truy cập nhanh được Moonlight, Turbo và nháy Strobe)
  • Đuôi nam châm hít lên kim loại
  • Kiểm soát nhiệt độ chủ động
  • Hẹn giờ tự động tắt sau 3 hoặc 9 phút

Nâng cấp của Baton 3 Pro Max:

View post on imgur.com

  • Cảm biến tiệm cận (tự hạ độ sáng khi phát hiện có vật cản), giúp cây đèn an toàn hơn.

View post on imgur.com

  • Lắc để kích hoạt đèn báo dung lượng pin (giúp định vị trong bóng tối).

6. Tổng kết

Olight Baton 3 Pro Max phù hợp với:

  • Khách hàng đã dùng quen với pin 21700 trước đây, không ngại nặng, lâu phải sạc pin
  • Cần khả năng duy trì độ sáng cao ~ 600 Lumens trong khoảng 5 tiếng
  • Cần độ sáng cao 2500 Lumens trong thời gian ngắn
  • Thích ánh sáng tỏa rộng, chiếu hiệu quả trong 70 mét đổ lại
  • Ngân sách trên 2 triệu

Olight Baton 3:

  • Ưu tiên sự gọn nhẹ của pin 18650 đem lại (cả cây đèn nặng có ~ 100g)
  • Nhu cầu sử dụng ở mức trung bình, mỗi ngày dùng ở 30 phút ở các độ sáng linh hoạt
  • Ánh sáng cân bằng, vẫn có khả năng chiếu xa hiệu quả trong khoảng 100 mét
  • Ngân sách dưới 2 triệu

-> Mình chọn gì?

Với nhu cầu sử dụng hàng ngày chủ yếu trong đô thị, thỉnh thoảng đi chơi xa bằng xe máy (không chui rừng rú, hang động) thì mình vẫn chọn bản Pro với pin 18650 đủ nhẹ nhàng và cho thời lượng sáng tương đối tốt. Đi chơi xa cần chắc cú thì mang theo 1 viên pin sơ cua nữa khi cần thay gấp.