Home Blog Page 5

Tìm hiểu về pin và các công nghệ sạc nhanh: Quick Charge, VOOC, AFC, Dash Charge

0

Pin có lẽ là thành phần ít được cải tiến công nghệ nhất trong các thiết bị điện tử vì nó có thể xếp thuộc vào vật lý nhóm cơ bản. Qua nhiều giai đoạn, chúng ta không có quá nhiều công nghệ pin mới được giới thiệu, vì thế vài cách mà các hãng nghiên cứu để kéo dài thời gian sửa dụng thiết bị được áp dụng chỉ có thể kể tới như tăng dụng lượng pin hay giảm thời gian sạc bằng các chuẩn sạc nhanh như VOOC, Quick Charge hay Dash Charge mà thôi. Mời anh em cùng tìm hiểu cách hoạt động của pin, sạc nhanh diễn ra như thế nào, và các công nghệ sạc nhanh phổ biến, một cách cơ bản dễ hiểu nhất.

Đa số các thiết bị đều sử dụng pin Lithium-ion
Để hiểu những công nghệ sạc pin hiện tại hoạt động như thế nào, các tốt nhất là chúng ta cần biết được nguyên lý hoạt động / sạc của pin di động. Đầu tiên, đa số, các thiết bị hiện nay đều sử dụng một loại pin có tên là Lithium-ion (Li-ion), một số lượng ít hơn sử dụng Lithium-Polymer (Li-Po). Pin Li-ion có hai cực điện, dương và âm, bên trong còn có chứa chất điện phân. Các ion Lithium ( của nguyên tố Liti) bên trong pin dẽ di chuyển từ một cực tới cực còn lại, quá trình di chuyển sẽ là cơ bản của hoạt động viên pin ở hai trạng thái: tích trữ năng lượng (sạc) và sử dụng năng lượng (hoạt động).

 

Chiều di chuyển của ion Liti để xác định liệu cục pin đang ở trạng thái sạc hay sử dụng.​

Dung lượng pin được tính bằng đơn vị milliampere giờ (mAh)
Câu hỏi đặt ra kế tiếp là làm sao chúng ta xác định được chính xác cục pin sử dụng được bao lâu, hay tốn thời gian sạc như thế nào. Anh em có thể sẽ quen với đơn vị mAh mà chúng ta hay thấy ở các pin di động. Con số này càng lớn thì nó càng có dung lượng cao, đồng nghĩa với việc sử dụng sẽ lâu cạn và sạc sẽ lâu đầy (mang tính tương đối). Ví dụ cơ bản là một viên pin 6000 mAh trong cùng một điều kiện thiết bị sẽ trụ được lâu hơn gấp đôi viên pin chỉ 3000 mAh.

Tuy nhiên sạc lâu hay mau, như mình đề cập còn mang tính tương đối. Cùng là một viên pin 4200 mAh nhưng nếu sử dụng hai cục sạc khác nhau có thể mang lại hai thời gian sạc lệch nhau hoàn toàn. Đúng vậy! Dòng ra của củ sạc đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng tới thời gian sạc. Đa số các điện thoại được bán kèm củ sạc có dòng ra khoảng 1A (Ampere), trong khi đó, các máy tính bảng, laptop lại có thể cao hơn 2A, tuỳ loại.

Sạc điện thoại thường dưới ngưỡng 2A đầu ra, trong khi tablet cao hơn​

Một điều anh em cần nhớ là khi viên pin càng cạn, tốc độ sạc càng nhanh, và viên pin càng đầy thì thời gian sạc càng chậm lại. Điều này là do chip điều khiển dòng của nhà sản xuất làm ra để hạn chế cháy nổ, đem lại sự an toàn cho người dùng, và cũng do nó thuộc về bản chất của pin Li-ion.

Do vậy, dễ thấy rằng, dòng ra càng cao thì tốc độ sạc càng nhanh, thời gian sạc sẽ giảm đi. Tuy nhiên lưu ý nhỏ rằng nếu dòng càng cao, thì nhiệt độ pin cũng sẽ dễ tăng nhanh hơn. Điện và nhiệt luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau mà. Một điều lưu ý khác là sạc iPad hoàn toàn dùng được cho iPhone nhé anh em.

Công nghệ sạc pin “tiến hoá” trong vài năm gần đây.
Do công nghệ pin là một thứ khó để cải tiến nên các nhà khoa học, kỹ sư thuờng cố gắn cải tiến công nghệ sạc pin hơn. Sạc nhanh hơn đồng nghĩa đem lại người dùng thời gian “không tiếp xúc với thiết bị” ít hơn, họ sẽ dùng được nhiều hơn. Để sạc nhanh chúng ta sẽ có 2 hướng để đi theo: tăng dòng và tăng áp. Về lý thuyết việc tăng này sẽ không đem lại sự an toàn cho pin, tuy nhiên với công nghệ và kỹ thuật hiện nay, chúng ta có thể theo dõi và điều chỉnh quá trình sạc như dòng và nhiệt độ để mang lại sự an toàn hơn.

Những công nghệ sạc hiện nay có thể cho anh em sạc đầy hơn một nửa dung lượng pin trong thời gian chưa đầy 1 tiếng. Các hãng cố gắng đẩy dòng vào càng nhiều càng tốt khi có thể để tăng tốc độ sạc. Và, như mình đã nói, khi pin càng đầy thì tốc độ sẽ chậm lại để đảm bảo an toàn và tránh quá nhiệt.

Sạc nhanh của Qualcomm – Quick Charge
Qualcomm’ s Quick Charge là công nghệ cho phép tác động và tuỳ chỉnh thông số của cục sạc, và ở đây chủ yếu là tác động vào thông số điện áp (V). Thông số này thay đổi tuỳ thuộc vào lượng pin đang có của thiết bị. Điều này có được là nhờ một con chip đặc biệt được thiết kế và tích hợp vào trong cả thiết bị và đồ sạc. Con chip sẽ tính toán và điều chỉnh năng lượng nạp vào dựa vào trạng thái hiện tại mà thiết bị cần. Vì vậy, ở trạng thái cạn pin, nó cho phép nạp vào nhiều nhất, và dần dần thiết bị sẽ tương tác với đồ sạc, và “bảo” nó hãy giảm lượng nạp vào lại.

Từ khi công nghệ Quick Charge được giới thiệu, Qualcomm đã phát triển liên tục công nghệ này và hiện tại chúng ta có 5 phiên bản, Quick Charge 1.0, 2.0, 3.0, 4.0, và hiện tại là 4+. Bản dưới đây thống kê cho anh em biết rõ thông số về điện áp, dòng ra và công suất sạc của các phiên bản Quick Charge này.

Quick Charge 4.0 được phát triển từ sự thành công của phiên bản 3.0, và họ thêm vào một số tính năng khác: hỗ trợ USB-C và USB Power Delivery; một phiên bản khác của Intelligent Negotiation for Optimum Voltage ( viết tắt INOV). Công nghệ này cho phép thiết bị xác định mức năng lượng tốt phù hợp nhất để “đòi hỏi” củ sạc phải cung cấp cho nó. Thêm vào đố là Dual Charge, tích hợp thêm 1 con chip quản lý năng lượng để theo dõi nhiệt độ pin cũng như giúp tăng hiệu năng sạc pin.

Mặc dù chỉ mới có một vài thiết bị đã có trang bị QC 4.0, Qualcomm vẫn tiếp tục nâng cấp 4.0+ để cải thiện Dual Charge như mình đã nói, thêm vào đó tính năng Intelligent Thermal Balancing (Cân bằng nhiệt thông minh), cho phép loại bỏ các điểm quá nhiệt. Bản nâng cấp này cho phép theo dõi các mức nhiệt của vỏ pin và các điểm tiếp xúc, giúp ngăn chặn sự quá nhiệt và giảm thiệt hại ngắn mạch.

Công nghệ sạc nhanh của OPPO và OnePlus thì sao?
Cả hai công nghệ sạc VOOC của OPPO và Dash Charge của OnePlus đều dùng chung 1 nguyên lý, cung cấp dòng lớn hơn để tăng khả năng sạc (Vào khoảng 4A) trong lúc sạc. Công nghệ này cũng phải sử dụng một con chip được tích hợp sẵn vào thiết bị và củ sạc. Quick Charge và VOOC / Dash Charge đều vài điểm khác nhau…

Quick Charge sử dụng sạc nhanh chủ yếu bằng cách tăng điện áp lên cao hơn, trong khi đó, VOOC sử dụng cách tăng dòng điện lên cao hơn. Ở VOOC, công nghệ này sẽ làm cho nhiệt khi sạc chủ yếu tập trong trong phần củ sạc, trong khi đó QC đều làm cho nhiệt tăng ở cả củ sạc và trên thiết bị.

Bởi vì không làm nhiệt độ thiết bị tăng quá nhiều, OPPO và OnePlus làm cho pin sạc được nhanh hơn mà không gặp quá nhiều vấn đề. Một hạn chế là, sạc nhanh của OPPO và OnePlus phải đồng bộ cả từ cục sạc, thiết bị và cáp sạc thì mới hoạt động được.

Đừng quên Samsung cũng có Adaptive Fast Charging (AFC)
Nếu anh em sử dụng thiết bị Samsung thì chắc chắn từng nghe quá Adaptive Fast Charging rồi nhỉ? Đây là một công nghệ sạc, về bản chất là tương tự với Qualcomm’s Quick Charge. Vì Samsung có mua bản quyền từ Qualcomm để sử dụng công nghệ này trên các thiết bị không dùng chip SnapDragon, nên củ sạc QC vẫn có thể dùng tốt trên các thiết bị hỗ trợ AFC hoặc ngược lại.

Kết
Tóm lại, sạc nhanh đem đến sự tiện lợi vô cùng cho chúng ta. Nó giúp chúng ta có nhiều thời gian sử dụng thiết bị hơn, giảm thiếu thời gian chết. Đa số sạc nhanh chỉ được trang bị trên các thiết bị từ trung đến cao cấp mà thôi. Cho tới khi công nghệ pin được phát triển qua một chương mới thì các công nghệ sạc nhanh vẫn sẽ được nghiên cứu nhiều để phát triển hơn. Anh em đang sử dụng chuẩn sạc nhanh nào không, và anh em có thấy tiện hơn nhiều so với sạc truyền thống ?

Nguồn:

Gadgetmatch

Tinhte

Tìm hiểu về chuẩn Power Delivery sạc nhanh lên đến 100W

0

Sạc nhanh là một giải pháp tuyệt vời và thuận tiện giúp cho chúng ta luôn có nhiều thời gian hơn để sử dụng các thiết bị di động xung quanh. Sạc nhanh hiện nay có rất nhiều chuẩn như Quick Charge của Qualcomm, VOOC của OPPO hay Pump Expres của MediaTek và nhiều nữa. Nhưng trong bài này có một chuẩn mà mình muốn đề cập và phân tích cho anh em đó là USB Power Delivery. Đây là một chuẩn sạc được thiết kế để sạc cho hầu hết các phân khúc thiết bị chứ không chỉ là điện thoại hay tablet.

Ở thời điểm mới ra mắt của Pixel 2 và Pixel 2 XL, đây là hai thiết bị mới nhất hỗ trợ USB Power Delivery. Hai flagship này có thể làm việc với phụ kiện sạc lên tới 27 Watt nhưng thông thường là ở mức 18 Watt. Bộ đôi Pixel này trang bị cổng USB Type-C, và trước khi tìm hiểu về USB Power Delivery, có một vấn đề mà chúng ta cần làm rõ, đó là…

USB Power Delivery (PD) và USB Type-C
Đa số mọi người không rành và thường nhầm lẫn rằng PD và USB Type-C chính là một vì nhiều thiết bị Type-C có hỗ trợ PD và ngược lại. Tuy nhiên, sự thật là hai khái niệm này là khác nhau rõ ràng. Type-C là tên của một loại cổng USB mới nhất được giới thiệu, có hình dáng đối xứng, còn PD là tên của một chuẩn sạc được tích hợp vào cổng đó. Tuy nhiên, để sử dụng USB PD thì chúng ta cần phải dùng cổng USB Type-C vì nó phụ thuộc vào thiết kế các chân giao tiếp.

Bắt đầu tìm hiểu nào! Đầu tiên chúng ta cần biết công suất được tính bằng đơn vị Watt. Trong các thiết bị điện tử, chúng ta có công thức đơn giản “Công suất = Điện áp x Dòng điện”. Trước đây khi thế giới còn dùng nhiều chuẩn USB 2.0, những thiết bị sử dụng USB 2.0 sử dụng thông số dòng và áp tương ứng là 500 mA và 5V ( milliAmpere và Volt), đồng nghĩa chúng ta có 2.5 Watt điện năng. Sau đó, với USB 3.1 thì dòng điện được nâng lên con số khoảng 900 mA. Khi chúng ta chuyển qua USB Type-C, các hãng đã cấu hình để cổng này có thể truyền tải điện năng lên tới 1.5 hay 3.0A để có nhiều năng lượng hơn khi kết nối hoạt động với các thiết bị Type-C khác. USB PD là một đặc tả kỹ thuật độc lập, có thể hoạt động trên cả hai chuẩn USB 2.0 và 3.0, đặc biệt hơn nó có thể truyền tải điện năng lên tới 100 Watt

Thông số dòng và áp cho một vài chuẩn USB​

Để sử dụng được USB PD, thiết bị của chúng ta còn cần phải phụ thuộc vào liệu có được nhà sản xuất trang bị cho nó hay không. Tương tự như Quick Charge của Qualcomm hay VOOC, cả thiết bị và củ sạc đều phải được trang bị tính năng này thì mới sử dụng được.

Cái nhìn kỹ hơn về Power Delivery
Một trong cái hay và cũng chính là động lực của các hãng để phát triển Power Delivery đó chính là tạo ra một chuẩn sạc chung cho tất cả: điện thoại, tablet, laptop, vân vân và mây mây. Với việc sử dụng chung này thì trong tương lai chúng ta sẽ giảm được đáng kể lượng rác điện tử thải ra môi trường (ở đây chính là các củ sạc với đầy đủ các loại và các chuẩn khác nhau). Để một chuẩn mà có thể dùng được cho nhiều thiết bị thì các nhà phát triển đã nghĩ ra một cách…

Dải thiết bị được sử dụng của chuẩn USB PD rất rộng, từ 2.5W cho tới tận 100W​

USB Power Delivery có 5 cấu hình sạc với các thông số được biểu diễn ở hình bên dưới. Như kiến thức cơ bản chúng ta từng biết rằng công suất phụ thuộc vào dòng và áp. Các cấu hình của PD phân phối các dòng và điện áp ra các độ lớn khác nhau, dẫn đến công suất sạc khác nhau, tối đa có thể lên tới 100 Watt. Thường thì các thiết bị di động chỉ cần 10 tới 18 Watt là đủ, còn với laptop thì khoản 80-90 Watt. Để so sánh thì Quick Charge của Qualcomm hỗ trợ tối đa lên tới 36 Watt, VOOC thì 20 Watt. Một lưu ý rằng để sử dụng công suất cao, chúng ta cũng cần một sợi cáp USB đặc biệt có tên gọi Full Featured USB Cable, vì cáp tiêu chuẩn đa số chỉ hỗ trợ tới 7.5 Watt mà thôi.

Thông số 5 cấu hình của USB PD 1.0, khá đơn giản cho mỗi cấu hình
Cấu hình điện năng của bản 3.0

USB PD hiện nay chúng ta sử dụng là chuẩn PD 3.0. Ở chuẩn này, PD có một khái niệm là Power Rule. Đây là một tập các quy tác phân phối điện áp và dòng điện cho thiết bị. Chúng ta có các mốc công suất để, và Power Rule sẽ phân chia ra mỗi mốc công suất có những mức điện áp để cung cấp

  • Với công suất lớn hơn 15W, PD 3.0 sẽ có mức điện áp 5 và 9 Volt
  • Với lớn hơn 27W, PD 3.0 sẽ có mức 5, 9 và 15 Volt
  • Tương tự, khi lớn hơn 45W thì chúng ta có 5, 9, 15 và 20 Volt

Ngoài việc dùng cho sạc nhanh, cái hay của USB PD là bạn có thể sử dụng cả thiết bị lưu trữ điện năng hoặc cả thiết bị ngoại vi để cung cấp năng lượng cho phần cứng khác, lấy ví dụ anh em có thể dùng điện thoại để cấp điện cho một ổ đĩa cứng chẳng hạn. Trong quá trình sạc, cả thiết bị sạc và được sạc sẽ giao tiếp với nhau bằng cách gửi qua lại những gói dữ liệu nhỏ mang trong đó thông tin để cung cấp điện năng (dòng và áp) phù hợp cho thiết bị để đảm bảo an toàn. Theo lý thuyết thì điều này khác phức tạp vì cổng giao tiếp cần phải sử dụng cho cả hai mục đích là truyền tải dữ liệu và truyền tải điện năng.

Chúng ta sẽ có một cổng gọi là Dual-Role-Data. Cổng này sẽ đóng vai trò Downstream Facing Port (DFP). DFP sẽ báo cho nguồn điện mức công suất được hỗ trợ của thiết bị để nguồn điện biết và cung cấp. Quá trình sạc sẽ bắt đầu bằng cấu hình sạc có công suất cao nhất, nhưng nó sẽ điều chỉnh thấp dần xuống cho tới khi nó phù hợp với nguồn điện đầu vào mà thiết bị chịu được. Tương tự khi thiết bị cung cấp điện cho thiết bị khác thì cổng DRD sẽ đóng vai trò là Upstream Facing Port (UFP) để “lắng nghe nhu cầu” của thiết bị cần nạp điện từ đó cung cấp đúng lượng điện. Vì có nhiều cấu hình công suất để sạc nên danh sách các thiết bị sử dụng được USB PD trải rất dài từ điện thoại, laptop, máy tính bảng.

Kết
Như vậy dễ thấy rõ ràng USB Power Delivery có thể sẽ trở thành một chuẩn sạc tiêu chuẩn cho tương lai vì những lợi ích mà nó mang lại. Mặc dù hiện tại trên các thiết bị di động nhỏ như điện thoại, chúng ta chưa thấy được nhiều về lợi ích của nó, nhưng với các pin sạc dự phòng và laptop thì đây lại là một lợi ít rất lớn và rất tiện cho người dùng.

Nguồn:

https://tinhte.vn

Kiến thức chung về các chuẩn sạc nhanh phổ biến

0

Có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc với sạc nhanh. Khi thời gian dùng pin chưa thể cải thiện nhiều, sạc nhanh giúp cung cấp năng lượng nhanh chóng cho máy trong cuộc sống bận rộn, không thể thiếu smartphone như hiện nay.

Trên thị trường có nhiều chuẩn sạc nhanh khác nhau, một số sử dụng điện áp (V) cao, một số thì đẩy cường độ dòng điện (A) lên cao nhưng cần thêm bộ sạc, dây sạc đặc biệt.

Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn vài chuẩn sạc nhanh phổ biến và cách hoạt động cơ bản của chúng, theo tổng hợp của trang Android Authority.

Sạc nhanh là gì?

Có thể hiểu sạc nhanh là công nghệ rút ngắn thời gian sạc pin điện thoại bằng cách tăng lượng điện nạp vào máy. Tiêu chuẩn cổng USB cơ bản chỉ truyền dòng điện 0.5A ở điện áp 5V, tức công suất là 2.5W, sạc nhanh giúp tăng những con số này. Ví dụ, SuperCharge của Huawei cho công suất 5V/5A (25W), Adaptive Fast Charging của Samsung là 9V/1.7A (15W).

Nhưng đó chỉ là những con số cơ bản, xét về cách hoạt động của sạc nhanh thì còn phức tạp hơn. Trước khi bắt đầu, hãy tìm hiểu và so sánh vài chuẩn sạc nhanh phổ biến hiện nay.

1. USB Power Delivery (USB-PD)

Đây là chuẩn sạc nhanh chính thức được Hiệp hội USB (USB-IF) công bố năm 2012. Chuẩn này có thể dùng trên bất kỳ thiết bị nào có cổng USB miễn là nhà sản xuất trang bị mạch điện và phần mềm phù hợp. USB-PD có khả năng truyền dữ liệu giữa hai thiết bị đồng thời cung cấp điện năng cho chúng hoạt động.

Bộ sạc USB đạt chuẩn USB-PD có thể cho công suất lên đến 100W. Công suất này phụ thuộc vào mức điện áp khác nhau tùy vào thiết bị: 7.5W hoặc 15W cho smartphone, 27W trở lên dành cho laptop và những thiết bị yêu cầu công suất cao.

USB-PD cũng hỗ trợ 2 chiều, cho phép dùng smartphone để sạc những thiết bị khác.

Một số thiết bị hỗ trợ chuẩn sạc nhanh USB-PD như Google Pixel, iPhone 8, iPhone X hay MacBook đời mới.

2. Qualcomm Quick Charge

Công nghệ độc quyền của Qualcomm từng là tiêu chuẩn bởi nó phổ biến trước USB-PD. Phiên bản 4.0+ mới nhất của Quick Charge tương thích với USB-PD cho tốc độ sạc nhanh hơn và phạm vi thiết bị hỗ trợ nhiều hơn.

Quick Charge là tính năng tùy chọn trên vi xử lý Snapdragon của Qualcomm. Vậy nên smartphone dùng Snapdragon không có nghĩa là nó hỗ trợ Quick Charge. Nhiều smartphone cao cấp trong 1, 2 năm qua và kể cả smartphone tầm trung đã hỗ trợ công nghệ này. Sự phổ biến của Quick Charge cũng tạo ra hệ sinh thái phụ kiện hỗ trợ rất lớn.

3. Một số chuẩn sạc nhanh khác

Thay vì USB-PD hay Quick Charge, nhiều hãng còn tạo ra chuẩn sạc nhanh của riêng mình. Tuy nhiên chỉ một vài trong số đó là thực sự mới, số còn lại thực chất là USB-PD hay Quick Charge được “bào chế” rồi đặt tên khác, Turbo Charging của Motorola là ví dụ.

Một số như Oppo VOOC hay Huawei SuperCharge thực sự hoạt động khác, thay vì tăng điện áp thì chúng lại tăng cường độ dòng điện.

Đây là bảng so sánh một số chuẩn sạc nhanh khác trên thị trường:

Nhà sản xuất có thể hỗ trợ nhiều tiêu chuẩn sạc hoặc một phần tương thích với tiêu chuẩn nào đó trên một thiết bị. Song điều này sẽ khiến tốc độ sạc khác nhau tùy vào cục sạc, thậm chí là dây cáp dùng để sạc.

Sơ đồ dưới đây so sánh công suất sạc trên điện thoại khi dùng nhiều cục sạc và cáp sạc khác nhau, dùng bộ sạc kèm theo hộp thường cho kết quả tốt nhất.

USB Fast Charging Power Test 

Pin Lithium-ion được sạc nhanh như thế nào?

Sau khi tìm hiểu các chuẩn sạc nhanh phổ biến, hãy xem cách sạc nhanh đẩy pin thiết bị lên cao như thế nào.

Theo Android Authority, pin Lithium-ion trên smartphone và các thiết bị điện tử không sạc theo phương pháp tuyến tính (dòng điện và điện áp tỉ lệ thuận với nhau), thay vào đó quá trình sạc chia làm 2 giai đoạn riêng biệt.

Đầu tiên là tăng điện áp, giữ nguyên dòng điện. Khi mới cắm sạc, điện áp sẽ tăng từ 2V lên cao nhất là khoảng 4.2V. Dòng điện lúc này luôn giữ mức cao nhất đến khi điện áp đạt đỉnh. Pin được sạc vào máy nhanh nhất trong giai đoạn này.

Sang giai đoạn 2 khi điện áp đạt cao nhất và giữ nguyên, dòng điện bắt đầu giảm xuống và pin cũng sạc vào chậm hơn. Đó là lý do thời gian sạc lên 50-60% đầu rất nhanh nhưng sau đó lại chậm dần.

Quá trình sạc pin chia làm 2 giai đoạn: Tăng điện áp/giữ nguyên dòng điện và giữ nguyên điện áp/giảm dòng điện.

Sạc nhanh tận dụng giai đoạn đầu tiên, cố gắng bơm càng nhiều pin vào máy càng tốt trước khi điện áp đạt đỉnh. Điều đó khiến sạc nhanh chỉ phát huy tác dụng nếu cắm sạc lúc pin còn ít (chưa đầy 50%), còn khi pin vẫn nhiều (khoảng 70-80%) mà cắm sạc thì sạc nhanh hầu như không có tác dụng.

Giai đoạn dòng điện không đổi cũng là thời gian ít ảnh hưởng đến tuổi thọ pin nhất. Khi điện áp đạt đỉnh và giữ nguyên, kết hợp nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến pin về lâu dài.

Lượng điện áp và dòng điện truyền tới pin được quản lý thông qua mạch điều khiển sạc trong điện thoại. Cùng với cảm biến nhiệt độ và điện áp, bộ điều khiển có thể quản lý dòng điện để tối ưu tốc độ sạc nhưng vẫn đảm bảo tuổi thọ pin.

Sạc nhanh có nguy hiểm không?

Một số bạn chắc đã nhận ra vấn đề: Nếu pin Lithium-ion có điện áp từ khoảng 3 đến 4.2V, việc dùng sạc với điện áp cao hơn như 5V có nguy hiểm không?

Bạn đừng lo vì smartphone sẽ giảm điện áp khi dòng điện tăng và ngược lại. Điều này giúp điện năng truyền tải giữ nguyên (P = IV) nhưng điện áp vẫn trong mức phù hợp. Cáp sạc nhanh cũng không chuyển đổi dòng điện xoay chiều (AC), nếu nhìn vào cục sạc, bạn sẽ thấy biểu tượng ⎓ của dòng điện một chiều (DC).

Mạch sạc nhanh điện áp cao có trang bị một buck inverter, làm nhiệm vụ giảm điện áp DC từ nguồn điện qua mạch sạc đồng thời đẩy dòng điện lên cao (tùy vào công suất). Ví dụ, nguồn điện 10V/1A khi đi qua buck inverter sẽ trở thành 5V/2A.

Tại sao lại dùng điện áp cao (buck inverter)?

Có 2 lý do chính. Thứ nhất, ổn áp rất kém hiệu quả do sự chênh lệch giữa điện áp đầu vào và ra được chuyển thành nhiệt. Hiệu quả vào khoảng 30-40% tức là yêu cầu rất nhiều nhiệt và tốn kém, có thể gây hại đến thiết bị và pin. Buck inverter cho hiệu quả 80-90%.

Lý do thứ 2 liên quan đến điện năng hao phí trên dây cáp USB, đặc biệt là những sợi cáp dài. Điện trở dây phụ thuộc vào chiều dài dây khiến điện áp bị giảm dựa trên dòng điện đi qua nó (định luật Ohm: V = IR). Nếu truyền cùng một công suất sử dụng điện áp cao nhưng dòng điện thấp sẽ giúp mức hao phí ít hơn theo chiều dài dây. Đó là lý do lưới điện thường có điện áp lên đến vài trăm V chứ không phải 5V.

Tuy nhiên, so sánh cân bằng hơn thì buck inverter lại giới hạn dòng điện so với ổn áp. Công suất đầu ra tối đa phụ thuộc vào cuộn cảm, tụ điện, tần số sóng mang và công suất bóng bán dẫn. Nếu muốn tăng dòng điện thì chỉ có cách dùng mạch điều chỉnh ổn áp thay cho buck inverter. Đó là lý do một số công nghệ sạc nhanh điện áp thấp 5V của Oppo hay Huawei cho công suất vượt trội so với sạc nhanh điện áp cao nhưng dòng thấp của Samsung hay Qualcomm. Nhưng của Oppo hay Huawei cần một sợi cáp đặc biệt.

Sơ đồ trên cho thấy cách công nghệ PumpExpress 3.0 và 4.0 của MediaTek quản lý để đạt tới dòng sạc 5A. Nếu cáp sạc 5A được cắm, công nghệ sẽ đẩy luôn dòng điện lên mức 5A.

Kết luận

Sạc nhanh bao gồm một loạt công nghệ khác nhau, mỗi công nghệ có ưu và nhược điểm riêng. Trên thị trường có rất nhiều tiêu chuẫn sạc nhanh, tùy hãng phát triển mà cách sạc cũng khác nhau giúp giảm tốc độ sạc nhưng vẫn đảm bảo tuổi thọ pin.

Một số công nghệ sử dụng điện áp cao, một số sử dụng điện áp thấp nhưng tăng dòng điện và cần sợi cáp đặc biệt để sử dụng. USB Power Delivery đã xuất hiện khá rộng rãi, nhiều khả năng sẽ là “xương sống” cho những chuẩn sạc USB trong tương lai.

Tất nhiên công nghệ luôn phát triển, biết đâu một ngày nào đó chúng ta sẽ chứng kiến công nghệ sạc khác còn nhanh hơn hiện tại thì sao.

Nguồn:

https://www.androidauthority.com/

https://vnreview.vn

Review đèn pin siêu sáng mini Fitorch P25

0

Thị trường đèn pin cận cao cấp ngày càng trở nên chật trội và khốc liệt. Những hãng đèn pin trẻ như Fitorch cần phải tìm ra một hướng đi riêng để có thể tồn tại trước nhưng ông lớn như Fenix, Olight và Nitecore.

Fitorch P25 là câu trả lời của họ. Rất rõ ràng, rất trực quan. Đánh thẳng vào phân khúc đèn bỏ túi, độ sáng cao, giá cả hợp lý.

Review đèn pin Fitorch P25
Dòng đèn pin mini nhỏ gọn trong lòng bàn tay

Tổng quan:

  • Công suất 3000 Lumens với 4 bóng LED CREE XPG3
  • 4 mức sáng High – Medium – Low – Ultra Low tương ứng 3000lm – 700lm – 150lm – 30lm
  • Mức sáng Strobe tự vệ 3000 Lumens và mức SOS
  • Sử dụng pin 26350 dung lượng 2000mAh, tích hợp cổng sạc Micro-USB
  • Thân vỏ sử dụng vật liệu nhôm hàng không siêu bền
  • Công nghệ Hard Anodized type giúp gia tăng độ cứng thân vỏ
  • Chống nước chuẩn IPX-8
  • Chống va đập bằng với lực thả rơi 2m

Công suất và runtime:

  • 3000 Lumens – 15 phút
  • 700 Lumens – 1.5 giờ
  • 150 Lumens – 10 giờ
  • 30 Lumens – 28 giờ

Runtime trên được test trong phòng nghiên cứu của Fitorch với nhiệt độ lý tưởng, sử dụng pin đi kèm 26350 2000mAh.

Hình ảnh mở hộp:

Mặt trước hộp sản phẩm. nhìn thoáng qua thì cách chọn mầu sắc khá giống …. Fenix.
Mặt sau hộp có các features , mức sáng và runtime.
Sản phẩm được đựng trong một khay nhựa bên trong. Phía dươi có phụ kiện.
Phụ kiện gồm có: Cáp sạc Micro USB, dây đeo, bao đựng, roăng sơ cua và sách hướng dẫn sử dụng

Phụ kiện cũng khá cơ bản, như bao hãng khác, thiết kế khay đựng, hộp sản phẩm cho đến phụ kiện của Fitorch nhìn hao hao như Fenix.

Đầu đèn với nhiều khe tản nhiệt sâu

Với công suất 3000 lumens nên không ngạc nhiên khi hãng bố trí 5 rãnh tản nhiệt khá sâu trên đầu đèn. Công tắc điện duy nhất trên thân có đèn led bo sung quanh để báo dung lượng pin.

Ngoài ra trên đầu đèn cũng có số serie riêng của cây đèn, rất tiện lợi cho việc bảo hành.

Review đèn pin Fitorch P25
Đuôi đèn làm rất đơn giản, 3 cạnh phẳng giúp đèn có thể đứng trên mặt phẳng dễ dàng

Đuôi đèn thiết kế đơn giản với 3 góc phẳng giữ thẳng cho đèn. Kèm theo đó là 3 vị trí đeo dây lanyard.

Rãnh vặn tam giác chứ không phải rãnh vuông

Rãnh vặn nối thân và đuôi đèn khá mỏng, không sử dụng rãnh vuông như Fenix. Đây là một điểm trừ nho nhỏ.

4 bóng LED CREE XPG3 căn chỉnh đều, thiết kế chóa nông, cho ánh sáng đi rộng.
Pin đi kèm 26350 dung lượng 2000mAh

Khá tiện lợi khi P25 đi kèm một viên pin dung lượng khá cao. Lại còn tích hợp cổng sạc trên thân viên pin. Vô cùng tiện lợi cho người mới. Không nhất thiết phải đầu tư thêm một bộ sạc rời nữa.

Cổng sạc Micro USB tích hợp trên đầu pin

 

Giao diện sử dụng:

P25 là một cây đèn hoàn thiện ổn so với mức giá mà bạn phải chi trả. Tuy nhiên UI của nó thì lại không được ngon như vậy.

Trước hết chúng ta hãy nắm qua cách sử dụng P25.

Khi đèn đang tắt:

  • Bạn nhấn 1 cái là đèn bật ở chế độ sáng thông thường. Sau khi đèn bật, mỗi lần bạn nhấn đèn sẽ lần lượt chuyển qua các mức sáng: Ultra Low -> Low -> Med -> High -> Med ->Low -> Ultra Low
  • Bạn nhấn 2 cái đèn sẽ mở chế độ Strobe. Khi đang ở Strobe, nhấn một cái thì đèn chuyển về SOS

Việc đèn P25 không có chức năng nhớ mức sáng là một bất tiện khá lớn. Việc thay đổi level sáng theo 2 thứ tự Lên – Xuống cũng không hợp lý, gây mất thời gian cho người sử dụng.

Khóa đèn:

Nhấn và giữ chặt công tắc 2s, đèn sẽ nháy lên 1 cái để báo hiệu cho chúng ta biết. Sau đó đèn chuyển vào chế độ khóa. Bạn sẽ yên tâm không lo cấn nút và đèn tự bật khi bỏ trong túi nữa.

Ảnh chụp Beam sáng thực tế:

30 Lumens
150 lumens
700 lumens

 

3000 lumens

 

Tạm thời do mới nhận được sản phẩm nên Blogdenpin chưa có điều kiện test mức sáng ngoài trời. Tuy nhiên, những đánh giá trên cũng khá đủ để các bạn có thể đưa ra lựa chọn của mình.

Kết luận:

Fitorch P25 là một cây đèn ổn trong phân khúc mini. Nó không thể so sánh về độ nhỏ gọn với những cây như S1R Olight, E18R Fenix. Tuy nhiên, độ sáng của nó là vượt trội. Hoàn thiện ổn. Đáp ứng các nhu cầu cơ bản.

Nhược điểm của đèn chính là giao diện sử dụng kém linh hoạt, gây sự bất tiện nhất định cho người dùng.

Tuy nhiên, với mức giá 1.260.000 vnd, tôi nghĩ bạn cũng khó có thể kiếm được cây đèn nào khác nhỏ gọn và mức sáng cao như cây này.

 

NexTool Flagship Pro: Giá rẻ, chất lượng hoàn thiện tốt

0
  1. Giới thiệu:

NexTool Flagship Pro, nghe qua thì có vẻ mới nhưng không phải là hoàn toàn xa lạ. Đây chính là sản phẩm trước đây được NexTool gia công cho Xiaomi và bán dưới tên một thương hiệu con của Xiaomi, là HuoHou.

NexTool chính là thương hiệu con của NexTorch, một nhãn hàng chuyên sản xuất đèn pin LED chất lượng cao và bán chủ yếu ở thị trường Châu Âu. Nhờ vào kinh nghiệm sản xuất đèn pin lâu năm, máy móc gia công cực kỳ chính xác và nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm, NexTool cạnh tranh được với các ông lớn khác là nhờ vào hai yếu tố: chất lượng và giá thành.

Hiện tại, Flagship Pro đã quay về với thương hiệu “chính chủ” của mình với một mục tiêu duy nhất: lấy lại thị phần và nếu có thể thì vượt qua các “ông lớn” khác trong thị trường sản xuất kềm đa năng như Leatherman, Victorinox…

Vậy NexTool đã làm điều đó như thế nào?

  1. Thông số kỹ thuật:
  • Kích thước: 110mm x 40mm x 21.5mm
  • Chiều dài khi mở: 16.6cm
  • Trọng lượng: 246g
  • Chất liệu lưỡi dao: 50CR15MOV
  • Chất liệu cán: 30Cr13
  • Tổng số chức năng: 16
  1. Chi tiết:
  • NexTool Flagship Pro được đóng gói rất chuyên nghiệp, không có cảm giác ọp ẹp như trên các sản phẩm rẻ tiền khác. Đi kèm cây kềm mà một túi đựng bằng nỉ rất cứng cáp. Tuy nhiên, túi đựng khá to, không có cảm giác tốt như các loại túi đựng của Leatherman. Cũng đúng thôi, bạn không thể đòi hỏi quá nhiều cho một sản phẩm rẻ tiền được.

  • Sản phẩm có kích thước bằng với những cây kềm đa năng thông dụng của Leatherman. Trong hình là Flagship Pro khi so sánh với Leatherman Sidekick.

  • Điểm đặc biệt nhất trên NexTool Flagship Pro chính là cây kéo đã được tách hẳn ra khỏi thân chính, tạo thành một tool riêng biệt. Chính nhờ đặc điểm này đã khiến cho việc thao tác cắt bằng kéo dễ dàng hơn, thoải mái hơn.

  • Cây kềm có trợ lực bằng lò xo nên sẽ giảm thiểu được các thao tác mở kềm khi sử dụng. Tuy nhiên, do có độ mở quá lớn nên những người có bàn tay không được dài như tôi đôi khi cảm thấy khá khó chịu khi sử dụng.

  • Cơ cấu đóng mở của NexTool Flagship Pro là cơ cấu ngàm ma sát, giống hầu hết các loại kềm đa năng khác trên thị trường.

  • Flagship Pro có đầu kềm khá ngắn. Bề mặt kềm được gia công sần nên có vẻ như không bắt mắt lắm. Ngược lại, lưỡi cắt dây trên than kềm là loại thay thế được, và được gia công rất tốt.

  • Số lượng tool phụ trên kềm dừng ở mức vừa phải. Không quá ít cũng không quá nhiều. Có trang bị khóa an toàn cho lưỡi dao và lưỡi cưa.

  • Phần chức năng thước có vẻ như là “thừa giấy vẽ voi” chứ không phải được tính toán từ trước nên cho cảm giác thừa thãi.

  • Có cả đầu phá kính bằng bi sứ.

  • Chất lượng gia công sản phẩm khá, có độ tinh xảo, sắc nét. Tuy công bố là sử dụng thép không rỉ nhưng có lẽ cụm từ “thép ít rỉ” thì chính xác hơn. Chỉ cần để ngoài trời với khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam thì việc cây kềm bị rỉ tấm là điều không quá xa lạ.

  • NexTool Flagship Pro có lẽ được định vị ở phân khúc cạnh tranh với các sản phẩm bình dân của Leatherman. Bên dưới là ảnh so sánh trực tiếp với Leatherman Sidekick. Cả hai có kích thước tương đồng, số tool tương đồng, cơ cấu hoạt động tương đồng, chất lượng gia công tương đồng nhưng giá thì không hề tương đồng. Và đây cũng chính là lợi thế cạnh tranh của Flagship Pro, hay rộng ra là tất cả các dòng sản phẩm sắp tới của NexTool.

  1. Sử dụng:
  • Nhìn chung NexTool Flagship Pro cho trải nghiệm sử dụng rất tốt. Các tool chức năng rất hiệu quả.
  • Nhờ vào đầu kéo to, tay đòn dài nên việc cắt giấy đối với NexTool Flagship Pro là không có gì khó. Kể cả là giấy carton.

  • Lưỡi dao to, bén, cắt gọt dễ dàng. Lưỡi cưa chưa được tốt, chưa thực sự sắc bén.

  • Lưỡi cắt dây vẫn là vedette trên NexTool Flagship Pro. Lưỡi cắt bén nên cho ra vết cắt rất đẹp. Việc cắt dây 6 lõi một cách dễ dàng cho thấy sản phẩm là hoàn hảo cho các tác vụ sửa chữa xung quanh nhà.

  • Phần tay cầm hơi to cộng với việc kềm có độ mở lớn nên sẽ hơn khó chịu đối với những người có bàn tay không được dài như tôi.

  • Chất lượng hoàn thiệt tốt. Tuy nhiên, việc dễ rỉ tấm sẽ gây mất thiện cảm đối với người dùng.
  1. Tổng kết:

Dù thua kém một tí so với Leatherman về trải nghiệm khi sử dụng nhưng với mức giá quá tốt, chỉ 890.000đ tại Bisu.vn, so với một sản phẩm tương đồng là Sidekick, với giá 1.250.000đ, thì Flagship Pro vẫn là một sản phẩm cực kỳ đáng mua đối với những ai có sở thích là kềm đa năng. Trong trường hợp này, NexTool là “của rẻ” nhưng hoàn toàn không phải là “của ôi”!

 

Xem thêm:

Những câu hỏi thường gặp về pin sạc

0

Chào các bạn, tôi nhận được rất nhiều câu hỏi thắc mắc của khách hàng hỏi về pin sạc Li-ion. Những thắc mắc này được gửi đến hàng ngày thường xoay quanh điện áp, dung lượng, bộ sạc và cách sạc pin.

Tôi viết bài này nhằm giải thích hầu hết những câu hỏi của các bạn. Tôi cố gắng giải thích ở góc độ kiến thức cơ bản nhất, ít yếu tố kỹ thuật nhất để người thường không có kiến thức sâu sắc về vật lý, hóa học, cũng có thể hiểu được.

>>>>>>>>>Nếu bạn muốn mua pin và sạc tốt, xin ghé https://bisu.vn

1. Hỏi:

Điện áp của pin Li-ion chính xác phải là 3.7V đến 4.2V phải không?

Đáp:

Sai, điện áp ra của pin Li-ion phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: nhiệt độ môi trường, dòng xả, công nghệ hóa học chế tạo pin. Bạn có thể tham khảo hình dưới để biết rằng điện áp chỉ là tương đối

Điện áp ghi trên pin chỉ là điện áp trung bình mà thôi.

2. Hỏi:

Tôi sử dụng bộ sạc thông minh, được quảng cáo là có “tự ngắt” khi pin đầy. Tôi sạc pin đầy, sau đó rút pin ra, rồi lại cắm lại bộ sạc, bộ sạc tiếp tục sạc 1 lúc nữa mới ngắt. Như vậy bộ sạc có vấn đề đúng không?

Đáp:

Sai, bộ sạc không có vấn đề gì cả. Sạc pin thường có 2 cơ chế để ngắt: ngắt theo đồng hồ và ngắt theo cảm biến. Những bộ sạc có chế độ tự ngắt thì đều ngắt theo cảm biến. Bộ sạc sẽ đo điện áp viên pin để biết nó đầy hay chưa đầy, tuy nhiên, đó chỉ là tương đối. Nhiều bộ sạc sẽ cứ sạc “nhồi” với dòng sạc thấp một khoảng thời gian có thể từ 5 đến 30 phút để chắc chắn viên pin sẽ đầy. Chính vì thế viên pin “đầy” nhét vào bộ sạc, sẽ được sạc tiếp tùy theo thuật toán mà nhà sản xuất cài đặt.

>>>>>>>>>Nếu bạn muốn mua pin và sạc tốt, xin ghé https://bisu.vn

3. Hỏi

Tôi thấy pin của tôi ghi dung dượng 2100mAh nhưng trên thân pin lại ghi Min 1900mAh?

Đáp:

Dung lượng pin chỉ là giá trị trung bình. Dung lượng pin 2000mAh hoặc 2100mAh (typical) là dung lượng pin trung bình, còn 1900mAh (minimum) là dung lượng nhà sản xuất đảm bảo rằng “dung lượng pin không dưới 1900mAh”

4. Hỏi

Tại sao viên pin của tôi là Li-ion, nhưng bên ngoài hãng lại ghi là 3.6V? Tôi cho rằng pin phải là 3.7V mới đúng

Đáp:

Điện áp cũng chỉ là tương đối. Tùy theo công nghệ hóa chất để sản xuất pin mà pin có điện áp khác nhau một chút. Và con số 3.6V, 3.7V hoặc 3.8V chỉ là tương đối. Các hãng sản xuất gọi là điện áp định danh (nominal voltage). Bạn nào muốn đào sâu mời nghiên cứu ở ĐÂY

Pin NCR18650A của Panasonic có điện áp 3.6V

5. Hỏi:

Tôi đo điện áp pin của tôi sau khi sạc chỉ có 4V, như vậy pin chưa được sạc đầy đúng không?

Đáp:

Sai. Điện áp của pin còn tùy thuộc vào công nghệ hóa học chế tạo nên viên pin đó. Tham khảo thêm câu hỏi 4 phía trên.

6. Hỏi:

Dung lượng pin 3500mAh là gì?

Đáp:

Nếu bạn xả viên pin với dòng xả 1000mAh, viên pin trụ được 3.5h có nghĩa là viên pin đó có dung lượng 1000mAh * 3.5h = 3500mAh

Xem thêm tại ĐÂY

7. Hỏi:

Thiết bị của tôi ghi là hỗ trợ pin 1.5V, vậy tôi mua pin Eneloop 1.2V có tương thích không?

Đáp:

Đa phần trường hợp là tương thích vì thiết bị của bạn sẽ hỗ trợ điện áp từ 1.5V đến 0.8V. Như biểu đồ xả pin của pin Alkaline Energizer dưới đấy, dung lượng sẽ giảm dần đến 0.8V ở nhiệt độ 21C° thì coi như viên pin cạn. Viên pin Eneloop NiMH sẽ có điện áp 1.2V và giảm dần đến 0.8V

Nói chung, pin sạc AA và AAA dùng công nghệ NiMH hoặc NiCD thì điện áp ban đầu không thể là 1.5V được. Rất nhiều khách hàng thường phàn nàn muốn mua pin sạc 1.5V mà chỉ mua về thì thấy ghi là 1.2V.

Xin nhắc lại là hầu hết các thiết bị sử dụng pin Alkaline 1.5V đều dùng tốt với NiMH 1.2V nhé.

Xin xem biểu đồ dưới đây

Tuy nhiên một số rất ít sản phẩm sẽ có cảnh báo không dùng pin NiMH.

8. Hỏi

Tôi thấy viên pin Panasonic 18650 sản xuất tại Trung Quốc, nó có phải là hàng giả đúng không?

Đáp:

Sai, Panasonic hiện có 3 nhà máy lớn sản xuất pin Li-ion ở Trung Quốc. Nếu pin làm giả hàng Made in Japan thì họ đã làm giả luôn cái tem bên ngoài là Made in Japan.

Dưới đây là 2 viên pin xịn chính hãng Panasonic, một viên sản xuất ở Trung Quốc, một viên sản xuất ở Nhật Bản

9. Hỏi:

Hãng Sanyo đã phá sản, tại sao còn có pin 18650 của Sanyo.

Đáp:

Panasonic mua lại Sanyo, họ giữ lại mảng pin và bán đi phần lớn các mảng còn lại như điện lạnh, nghe nhìn. Hiện nay pin Sanyo Li-ion vẫn được Panasonic giữ lại thương hiệu Sanyo. Pin Sanyo Eneloop được đổi tên thành Panasonic Eneloop.

10. Hỏi:

Những tập đoàn nào sản xuất pin Li-ion lớn nhất thế giới?

Đáp:

Hiện nay rất nhiều nhà sản xuất nhỏ cũng sản xuất được pin Li-ion. Tuy nhiên top 5 thế giới là Panasonic (Nhật Bản), CATL (Trung Quốc), BYD (Trung Quốc), LG Chemical (Hàn Quốc), Samsung SDI (Hàn Quốc).

>>>>>>>>>Nếu bạn muốn mua pin và sạc tốt, xin ghé https://bisu.vn

Trừ Panasonic có nhà máy sản xuất pin Lithium lớn ở Bắc Mỹ, còn lại hầu hết nhà máy sản xuất pin Lithium đều nằm ở Trung Quốc. Số lượng nhà máy ở Hàn Quốc và Nhật Bản còn lại khá ít.

11. Hỏi:

Tôi thấy các bài review về bộ sạc thường quảng cáo thuật toán sạc CC, CV và dV/dt, vậy nó là cái gì?

Đáp:

Thuật toán sạc cho từng loại pin Li-ion là khác nhau (có nhiều loại pin Li-ion, tham khảo phía đầu bài viết này). Thuật toán sạc cho pin NiMH cũng khác.

CC = Constant Current

CV = Constant Voltage

dV/dt = Delta Voltage / Delta Time (read: Change in voltage / Change in time)

Với pin Li-ion, thuật toán sạc cơ bản là CC/CV, thường có 4 giai đoạn sạc, mời các bạn xem hình dưới.

Giai đoạn 1 tăng điện áp, cố định dòng điện

Giải đoạn 2 cố định điện áp, giảm dòng điện

Giai đoạn 3 ngừng sạc, giảm điện áp, ngắt dòng sạc

Giai đoạn 4 sạc nhồi chống tự xả, áp dụng khi pin để trong bộ sạc quá lâu, bộ sạc thông minh sẽ sạc nhẹ một chút để bù trừ năng lượng bị tự xả.

dV/dt: thuật toán này thường dùng để sạc pin NiMH. Với pin NiMH, đo điện áp để biết là pin đầy hay chưa là không chính xác, bộ sạc phải dùng phương pháp khác.

Bộ sạc sẽ sạc thử vào và lấy tỉ lệ điện áp thay đổi trên một khoảng thời gian để biết được pin đầy hay chưa. Pin chưa đầy thì điện áp không sụt, pin đầy thì điện áp sẽ sụt.

Đoạn màu đỏ ở biểu đồ dưới từ phút thứ 95 đến phút 113 cho thấy dV/dt giảm, nghĩa là sạc vào mà pin không tiếp nhận nữa, có nghĩa là pin đầy. Đây cũng chính là lí do tại sao khi bạn nhét một viên pin đầy vào bộ sạc, sẽ mất 5-20 phút để bộ sạc quyết định là pin đã đầy hay chưa, và có sạc nhồi không.

Bạn nào muốn đào sâu, mời tham khảo tại ĐÂY

 

12. Hỏi:

Độ tự xả là gì?

Đáp:

Pin để lâu thường dung lượng sẽ tự giảm dù không hề sử dụng, đó gọi là tự xả, tiếng anh là self-discharge. Mỗi loại pin sẽ có tốc độ xả khác nhau. Tốc độ tự xả còn tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường. Bạn nào muốn đào sâu, mời tham khảo tại ĐÂY

Pin Li-ion tự xả so sánh với một số loại pin khác

13. Hỏi:

Sạc chẵn là gì? Sạc lẻ là gì?

Đáp:

Khái niệm này thường gặp trong các bộ sạc pin NiMH. Với bộ sạc cơ bản, hãng thiết kế chỉ sạc 2 hoặc 4 viên pin. Ví dụ như bộ sạc MQN-06 của hãng Sanyo ở dưới. Bạn chỉ có thể sạc 2 viên hoặc 4 viên pin. Và chú ý rằng 2 viên đi với nhau nên có cùng dung lượng, cùng tình trạng.

Bộ sạc lẻ là bộ sạc có các mạch sạc riêng biệt cho từng viên pin. Bạn có thể sạc 1-2-3-4 viên pin với dung lượng khác nhau một cách độc lập.

>>>>>>>>>Nếu bạn muốn mua pin và sạc tốt, xin ghé https://bisu.vn

14. Hỏi

Pin CR123A hơn gì pin Li-ion 18650

Đáp:

CR123A có độ tự xả thấp hơn, sau 10 năm vẫn sử dụng tốt. Tuy nhiên CR123A không thể sạc được, dùng xong là bỏ đi.

Pin Li-ion 18650 sạc được nhiều lần, tuy nhiên nó có độ tự xả cao. Một đèn pin dùng pin này để lâu không sử dụng, khi mang ra dùng có thể không sáng vì cạn pin.

Pin CR123A còn có ưu điểm là hoạt động ổn định hơn Li-ion 18650 trong môi trường nhiều độ lạnh hoặc nóng. Pin Li-ion kém ổn định và có nguy cơ cháy nổ cao hơn pin CR123A

Ở các nước có khí hậu lạnh như Mỹ, cảnh sát ưu dùng đèn pin sử dụng pin CR123A vì độ tin cậy của nó.

Bạn cũng nên nghĩ đến trường hợp nếu bạn để một đèn pin trong ngăn kéo phòng ngủ chuyên dùng cho trường hợp khẩn cấp, nếu dùng pin 18650, khi sờ đến đèn có thể không hoạt động vì pin đã xả cạn rồi. Ngược lại, nếu dùng pin CR123A, trong khoảng thời gian dài không dùng, khi bạn cần đến đèn, nó sẽ sáng.

15. Hỏi

Pin Panasonic Eneloop hiện được sản xuất ở đâu?

Đáp:

Hiện nhà máy FDK nằm tại Takasaki Nhật Bản đang sản xuất pin Eneloop cho Panasonic, nhà máy này đồng thời sản xuất luôn cả pin cho Fujitsu. Tuy nhiên Panasonic cũng có nhà máy sản xuất pin Eneloop của mình tại Trung Quốc. Hiện nay pin Eneloop bán tại Trung Quốc và Châu Á Thái Bình Dương (bao gồm New Zealand và Autralia) đều là bản Made in China.

Ở Việt Nam, theo thông tin mới nhất từ Panasonic Việt Nam, chỉ còn pin Eneloop Pro là Made In Japan, còn lại là Made in China.

Cập nhật 6/2020: Hiện các bản pin Eneloop của Panasonic Việt Nam đang là Made in Japan

16. Hỏi:

Bộ sạc Panasonic Eneloop bản nội địa Nhật Bản cũng sản xuất ở Trung Quốc phải không?

Đáp:

Đúng, hiện nay toàn bộ sạc pin Eneloop của Panasonic cũng nhưng hầu hết mọi thiết bị trên thế giới đều sản xuất tại Trung Quốc, chủ yế là tại Thẩm Quyến và các khu vực lân cận Thẩm Quyến.

>>>>>>>>>Nếu bạn muốn mua pin và sạc tốt, xin ghé https://bisu.vn

TOP dao gấp EDC cho năm 2019

0

Dao gấp là một món không thể thiếu cho các set EDC hoàn. Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn TOP dao gấp EDC cho năm 2019.

  1. CRKT CEO

Được thiết kế với vẻ ngoài mảnh mai, thanh lịch, CEO sẽ không mang lại sự chú ý quá nhiều trong môi trường văn phòng nhưng vẫn đảm bảo được sự thực dụng cần thiết. Được hợp tác sản xuất bởi chuyên gia thiết kế dao nổi tiếng Richard Rogers, CEO được trang bị lưỡi dao 3” bản nhỏ, chỉ bằng bề ngang của một cây bút. Dao được trang bị núm mở bằng ngón cái với cơ chế khóa liner lock. Nhờ vào hệ thống vòng bi IKBS mà người dùng có thể dễ dàng bật dao, dù chỉ với một tay. Phần cán với phủ sần vẩy cá cũng giúp người dùng dễ dàng thao tác với dao hơn.

  1. Quiet Carry IQ

Đúng như tên gọi của mình, Quiet Carry IQ, với thiết kế thông minh, là thứ mà bạn có thể yên tâm mang theo bên mình hằng ngày. Lưỡi dao 2.9” được làm từ thép ELMAX siêu cứng và thiết kế giống như một lưỡi dao cạo truyền thống làm cho dao khá thích hợp cho các công việc như cắt giấy hoặc rạch thùng trong văn phòng. Cơ cấu mở bằng chấu flipper giúp người dùng dễ dàng thao tác bằng một tay nhưng vẫn đảm bảo sự tinh tế trong thiết kế. Sản phẩm được sản xuất với hai phiên bản: Phiên bản vỏ titan stonewash sang trọng và phiên bản vỏ titan kết hợp carbon đen mạnh mẽ.

  1. Benchmade Proper 318

Với lưỡi dao 2.82” clip-point và cơ cấu đóng/mở không khóa, Proper 318 chỉ giống như một con dao trên các loại dao đa năng mà bạn hay mang hằng ngày. Tuy nhiên, lưỡi dao với “siêu thép” S30V chính là thứ làm nên sự khác biệt cho sản phẩm. Lưỡi dao siêu bén với khả năng giữ bén cực kỳ tốt và phần vỏ micarta đảm bảo sự chắc chắn của Benchmade Proper 318 trong quá trình sử dụng.

  1. WE Knife Gentry

Với Gentry, WE Knife đã sử dụng thiết kế dao gấp dạng “tăm” truyền thống và bổ sung them các yếu tố hiện đại. Cán dao được làm từ titan kết hợp với carbon tạo ra sự “nam tính” cho con dao nhưng vẫn đảm bảo được trọng lượng nhẹ nhất có thể. Nhẹ hơn các con dao truyền thống cùng loại rất nhiều. Phần lưỡi với thép S35VN, có độ cứng lên tới 59-60HC, vô cùng sắc bén chính là mảnh ghép cuối cùng cho một con dao hoàn hảo. Nếu là một quý ông thì chắc chắn WE Knife Gentry là một lựa chọn không thể bỏ qua cho TOP dao gấp EDC cho năm 2019.

  1. Zero Tolerance 0470

Sẽ thật là thiếu xót nếu không nhắc tới Zero Tolerance(ZT) cho một bộ sưu tập hoàn hảo. Với thiết kế Sinkevich cùng cơ cấu đóng mở kiểu flipper tạo cho 0470 một dáng vẻ thanh lịch, mềm mại. Phần vỏ dao với khóa framelock cùng cơ cấu vòng bi KVT làm cho trải nghiệm sử dụng dao cực kỳ tốt. Lưỡi dao Drop Point làm từ thép CPM-20CV siêu bén với khả năng giữ cạnh tốt là thứ sẽ khiến bạn mêm mẩn khi sử dụng.

Các mẫu dao gấp ZT

 

3 lý do chính khiến Titanium là vật liệu hàng đầu làm cán dao

0

Khi đánh giá một con dao, lưỡi dao thường là yếu tố quyết định. Và điều đó có ý nghĩa của nó. Đơn giản đó là phần thực hiện công việc cắt thực tế. Nhưng hãy nhớ rằng tay cầm có thể cũng quan trọng như vậy.

Sự lựa chọn trong vật liệu rất quan trọng khi thiết kế một con dao. Dòng sản phẩm ZT được hưởng lợi từ một số lựa chọn về chất liệu làm cán, bao gồm G10, sợi carbon và titan. Titanium là tài liệu cuối cùng trong danh sách đã trở nên rất phổ biến trong những năm gần đây. Tại sao? Vâng, có một số lý do titan nổi bật.

Field & Stream gần đây đã xuất bản một hướng dẫn cho vật liệu làm dao. Để đại diện cho chất liệu titan, ấn phẩm này lấy hình mẫu con dao 0801TI. Bạn có thể đọc về các ưu thế trong toàn bộ bài viết, nhưng chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những tóm tắt riêng chúng tôi dưới đây.

1. Trọng lượng

Một trong những lợi ích chính của titan là nó nhẹ hơn thép rất nhiều – thực tế là 45%. Trong một thế giới coi trọng việc mang vác nhẹ hàng ngày, lợi ích này ngay lập tức thể hiện ưu thế. Ngay cả trên các con dao ZT lớn hơn, một chút vật liệu làm bằng titanium cũng đã giúp giữ dao ở trọng lượng hợp lý.

Điều đó không chỉ giúp bạn mang theo dao thoải mái hơn trong túi, mà trọng lượng còn tác động đến sự cân bằng tổng thể của con dao trong tay bạn. Túm váy, titanium giúp dao ZT không bị quá nặng.

2. Kết cấu bền trong sử dụng thực tiễn

Mặc dù titan tương đối nhẹ, nó là một trong những vật liệu bền bỉ nhất hiện có. Độ tin cậy này thể hiện rõ trong nhiều điều kiện sử dụng thực tiễn. Ngay cả khi trời lạnh, titan là kim loại ấm sẽ không gây khó chịu, cóng tay trong khi bạn cầm nó (đặc điểm này rất quan trọng ở xứ lạnh).

3. Không gỉ

Nếu bạn đã từng cất con dao trong ngăn kéo, rất có thể bạn đã gặp phải một bất ngờ khó chịu ít nhất một lần. Vâng, tất cả chúng ta ghét các điểm gỉ. Và với dao, bạn nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa để chăm sóc dao của mình. Đồng thời, việc sở hữu một con dao cán titan có thể giúp ích rất nhiều cho khả năng chống ăn mòn.

Nói một cách đơn giản, hợp kim có khả năng chống gỉ cao. Điều này làm cho việc chăm sóc sản phẩm dễ dàng hơn và bạn có thể tự tin lưu trữ con dao ZT của mình trong một khoảng thời gian dài.

Vì những lợi ích này, ZT đã chọn sử dụng titan trên nhiều model hiện đại của mình. Oh, và như một phần thưởng bổ sung, titan có khả năng tùy biến cao. Nhiều người trong cộng đồng ZT thích anod hóa (lên mầu) tay cầm dao của họ và titanium là vật liệu hoàn hảo cho điều đó.

5 ưu điểm của pin Eneloop Panasonic so với các đối thủ

0

Thắc mắc mà tôi thường gặp khi khách hàng lần đầu tiếp cận với pin sạc Eneloop của Panasonic là: sao nó đắt thế?

Cùng tầm tiền mua 1 vỉ pin Eneloop 4 viên thì có thể mua cả 1 bộ pin của Trung Quốc 4 viên kèm bộ sạc luôn.

Thực tế Eneloop rất khác biệt, nếu xét theo thói quen ăn chắc mặc bền, đây mới là lựa chọn sáng suốt, tiết kiệm. Dưới đây là những đặc điểm khiến Eneloop lợi thế vượt trội

Siêu bền và không có hiệu ứng nhớ

Không có gì để bàn cãi, siêu bền là đặc tính khác biệt lớn nhất của Eneloop.

Với Eneloop AA Pro, 500 lần sạc, nếu 3 ngày sạc 1 lần thì bạn dùng được 4 năm

Với Eneloop AA thường, 2100 lần sạc, nếu 3 ngày sạc 1 lần thì bạn dùng được 17 năm

Với Eneloop Lite, 5000 lần sạc, nếu 3 ngày sạc 1 lần thì bạn dùng được 41 năm

Qua kinh nghiệm sử dụng, có thể kh

Ngoài ra, với công nghệ vượt trội của mình, Eneloop hoàn toàn không có hiệu ứng nhớ. Có nghĩa là bạn có thể sạc pin bất kỳ lúc nào, không sợ pin bị chai, bị “nhớ” nhầm mức dung lượng

>>>>>>>> Mua pin sạc eneloop nội địa Nhật tại đây >>>>>>>>>>>>>>>>

Độ tự xả thấp

Pin không phải lúc nào cũng dùng thường xuyên. Hầu hết các pin sạc trên thị trường đều có độ tự xả cao.

Nghĩa là nếu bạn cất giữ pin, không làm gì cả, không dùng gì đến, chỉ sau 1 năm, pin sẽ cạn sạch năng lượng. Eneloop thì khác, sau 3 năm, nó vẫn giữ được 75% năng lượng. Bạn cất giữ trong tủ 1 viên eneloop, sau 3 năm lấy ra bạn có thể sử dụng ngay.

>>>>>>>> Mua bộ sạc eneloop nội địa Nhật tại đây >>>>>>>>>>>>>>>>

Điện áp ổn định

Điện áp của pin sạc NiMH là 1.2V, nhưng của pin Alkaline là 1.5V. Tuy nhiên, Eneloop duy trì điện áp cực kỳ ổn định trong suốt vòng đời của nó trước khi phải sạc lại. Hãy xem biểu đồ dưới đây.

Điều này lý giải tại sao dân chơi nhiếp ảnh luôn tin dùng pin sạc Eneloop cho Flash máy ảnh.

Và tất nhiên, với những người chơi đèn pin, pin eneloop luôn là lựa chọn hàng đầu.

>>>>>>>>> Mua đèn pin Fenix tương thích với Eneloop tại đây <<<<<<<<<<<<

Chịu lạnh tốt

Hoạt động ổn định ở nhiệt độ âm 4 độ. Với những nước xứ lạnh, có mùa đông khắc nghiệt, pin sạc NiMH Eneloop của Panasonic có ưu thế vượt trội

Tiết kiệm và bảo vệ môi trường

Eneloop đắt hơn một chút khi mua, nhưng về lâu dài, eneloop lại cực kỳ kinh tế. 1 viên pin Eneloop có thể sạc 2100 lần, tương đương với 2100 viên pin Alkaline, một số tiền khổng lồ

 

Trên hết, sử dụng Eneloop giảm thiểu lượng pin Alkaline thải ra môi trường

Các sản phẩm bộ sạc pin Eneloop từ 2005 đến 2017 (cập nhật liên tục)

Tản mạn về các loại bút !

0
Cây ở giữa

Tác giả: Đức Nguyễn

Mình thì thích nhứt là Viết nhưng tật hay phá nên mần mò từ từ biết được EDC, vì chỉ có dòng EDC Pen mới đủ khả năng phá của mình

Trải nghiệm cũng khá nhiều dòng – liệt kê phía dưới, nên mình cũng làm 1 bài về nhu cầu và kinh nghiệm bản thân
Mình thì do viết và vẽ nhiều nên chú trọng vào 2 thứ:

1. Độ cân bằng, cân nặng, Kích thước

Thường thì nếu ai cần sử dụng để viết nhiều, đặc biệt vẽ cần phải dịch chuyển cổ tay liên tục thì điều quan trọng nhứt là cân nặng!. càng nhẹ càng tốt vì vậy những cây dạng fountain cao cấp của Âu họ điều xài Resin để giảm tối đa trọng lượng ~ tầm 20g là chuẩn, tuy nhiên nếu ai hay tập tạ work out nhiều thì có thể chọn những loại tầm 40 gr cũng rất thoải mái. Còn tầm trên 55gr thì tin mình đi, viết chừng nửa trang tốc ký thì bạn sẽ bị hiện tượng căng cơ giữa ngón cái và trỏ

Vì vậy để chuẩn mực cho giới EDC + Viết lách thì Aluminum và Titan là 2 loại vật liệu ưu tiên trong vấn đề giải quyết cân nặng, với những size nhỏ có thể hình dung tới các loại nặng hơn như Brass hoặc Copper hay có thể Zinc !
Về độ cân bằng thì những dòng Custom giải quyết vấn đề khá tốt như dòng Matthew, KaraKustom, Ti scribe khi ta có thể tự chọn được vật liệu của Body và Grip. Ví như ai cần độ nặng ở đầu viết thì có thể chọn grip bằng Copper thân thì bằng Alu hoặc Resin để đạt tối ưu theo ý thích mình

Về kích thước, do cá nhân mình tay khá nhỏ nên gặp khó khăn khi sử dụng những cây nào trên 12cm – tối ưu với mình là 10cm -> đây cũng là điều gây khó khăn cho mình khi bị xung đột với phần 2 – Refills. Còn với những ai tay to thì độ dài tiêu chuẩn rất dễ tìm là 13cm với đoạn đuôi cây viết vừa đè nhẹ trên mu bàn tay rất thoải mái .

2. Độ phổ thông , chất lượng của refills

Mình gặp khó khan rất nhiều về mục này, khi mà đa số dòng EDC điều sử dụng dòng Fisher space refill, loại này là loại pressurized refill – loại ruột mực có qua sử lý áp suất, lợi thế của nó là ghi được ở mọi hướng và kể cả dưới nước do có áp lực đẩy mực ra ngoài liên tục, đây là phong cách kiểu Mỹ vì luôn luôn trong trạng thái action sẽ rất ít hiện tượng bị khô mực hay mực không ra do mình để viết chổng ngược thời gian dài. Tuy nhiên đối với người ngày nào cũng dung thì điểm mạnh nó trở thành điểm yếu, do sử dụng loại mực đặc biệt và luôn luôn ra mực đầy thì fisher space sẽ rất nhớt và nhầy khi viết !. hoặc ưu tiên thứ 2 của dòng edc pocket là Lamy M22, dòng này thì lại càng tệ khi sử dụng nhiều thì bị trào mực và rất hay tắt mực nếu để lâu không xài.

Đối với cá nhân mình loại ruột mà dễ dung dễ tìm kiếm thay đổi là loại paker refill, loại này rất nhiều hãng lâu đời khác nhau để tùy chọn ta có thể xài của Paker, Montblanc, Fisher space, Ohto, Waterman….. rất nhiều hoặc thấp hơn tý là loại D1 refill loại này thì cũng rất nhiều hãng làm nhưng khuyết điểm là nhỏ và khá ít mực cho người hay dung. Mình bị xung đột ở đây là hiện duy nhứt cây Boker mới mình đang xài là có bolt action, size 10cm và xài dược loại ruột này.

Nếu bạn là người hay tốc ký hay vẽ line thì nên lưu ý tới những loại có thể thay được ruột Roller ball, đây là loại mực nước nên viết không cần nhấn lực và ra rất điều, loại này cũng nhiều hãng và giá cả phải chăng với ứng cử viên hàng đầu là g2 của Pilot loại này thì mình biết có 3 hãng design có thể gắn được là Tactile turn, Karaksutom và Ti 2 techliner

Link xem kích thước refill rất tiện cho ai so sánh
https://refillfinder.com/pages/refill-size-guide

Một số cây viết mình dùng qua thấy tốt và đánh giá

1. Paker Jotter: số một về chat lượng và giá cả. có thể nói tầm 300k thì không ai đánh bại được cây này, vỏ SS solid thiết kế tiêu chuẩn, retractable mượt mà và bền bỉ, luôn nằm top 10 edc pen

2. KaraKustom: một dòng viết giá rẻ rất thích hợp cho ai muốn build riêng 1 cây đặt biệt cho riêng mình khi tùy chọn grip, body, cap đa dạng, made in US CNC rất solid và chuẩn

3. Bigi Design:

Arto: dòng này thì design khác chuẩn và lợi thế có thể xài được 200 loại refill khác nhau, chất liệu titan và design cực kỳ cân bằng,

Pocket edc: cũng xài được hơn 80 loại refill khác nhau, twisted action 1 tay xài rất tiện

4. Tactile turn:
Us Machined CNC chuẩn mực từng chi tiết,cầm trong tay mới thấy nó gia công hơn hẳn các hãng khác. Có 2 version xài cả roller và ball point refill

5. Matthew Custom
US Machined CNC chuẩn mực, do chỉ đủ tiền mua dòng thấm nhưng cầm trên tay thì rất solid và đầm tay, thiết kế nhìn không nổi bật lắm nhưng nếu xài thời gian bạn sẽ thấy tại sao viết Matthew thường xuyên bị sold out. Điềm yếu lớn nhứt cây mình xài là xài ruột Lamy M22 T_T

Cây cuối cùng

6. Fisher Space pen
Không có gì phải chê với Fisher ngoại trừ ruột Pressured của nó T_T

Cây thứ 2 từ phải qua

7. Midori Ball point pen
Đơn giản nhưng chất lượng rất tốt giá cũng phải chăng, có thể là cây pocket giá rẻ tốt nhứt hiện nay, điểm yếu là xài ruột riêng cùa nó nhưng có thể chế lại từ ruột viết thường

Cây ở giữa

8. Boker K50l
Cây này mới mua về sau khi dung qua cả 20 cây thì ưng ý cây này nhứt, size nhỏ 10cm, có bolt action để xài 1 tay, dung paker refill dễ dung dể thay thế, ngòi khi viết không bị hiện tượng blade play.

9. Machine era field pen
Đang đặt về dự là hoàn hảo nhứt hiện nay đối với mình trên tay được mình sẽ review sau

Các bạn có thể mua bút Fisher Space tại Bisu.vn – hàng chính hãng Made in USA