Home Blog

Đèn dùng pin liền vs pin rời: cái gì cũng có lí do của nó!

0

Dễ thấy một điều trong những video review đèn pin của mình thì đa số anh em đều khá “Anti” đèn pin sử dụng pin gắn liền thân. Kiểu một cây đèn tổng thể rất ổn từ thiết kế tới công năng nhưng anh em sẽ không mua chỉ vì nó dùng pin liền trong thân, không tháo được. Ngày trước mình cũng ghét đèn kiểu này lắm, chủ yếu vì 2 lí do chính:

1. Kém bền: pin chai thì khó sửa chữa và thay thế

2. Bất tiện: hết pin phải cắm sạc và đợi, không thay luôn được

Nghe thì rất thuyết phục đúng không? Rõ ràng là chẳng tội gì mua đèn dùng pin liền thay vì pin tháo rời được cả, đã không thay được khi cần mà dùng vài năm pin hỏng là coi như vứt. Nhưng mà không, cái gì cũng có lí do của nó anh em ạ. Đèn pin liền thân hay pin rời đều có ưu và nhược điểm của nó, và đa phần anh em đang tiếp cận vấn đề dưới góc nhìn của người chơi đèn hoặc sử dụng đèn với cường độ cao.

Còn với những người dùng phổ thông, không có quá nhiều kinh nghiệm, kiến thức để sử dụng đèn được lâu và bền thì đèn dùng pin liền thân là sự lựa chọn tuyệt vời. Mà nói thẳng ra là 100 người mua đèn pin thì chắc được 10 ông là vì đam mê, còn lại thì họ không quan tâm đâu, quan trọng là khi cần bật là sáng, hết pin thì cắm sạc, thế thôi!

Điển hình như cây Fenix HL16 này mình vừa nhận được của 1 người bạn là dân chạy Trail, lắp pin vào rồi bỏ quên và kết quả bị chảy axit nên giờ thành cục chặn giấy luôn!

Nhận được cây đèn thì mình cũng ngồi gõ mấy dòng giúp anh em có cái nhìn cởi mở hơn về đèn dùng pin liền thân và làm rõ hơn 2 nhận định trên bởi chúng không đúng 100% tại thời điểm bây giờ đâu!


Video


1. Về độ bền và tuổi thọ của cây đèn

Độ bền bỉ, ổn định khi hoạt động

Trường hợp của cây Fenix HL16 ở trên là một lỗi rất kinh điển mà đa số người dùng đèn pin mắc phải và tất nhiên là sản phẩm sẽ bị từ chối bảo hành. Đèn đóm hay các thiết bị điện tử dùng pin tháo rời được hiện giờ đều sử dụng chủ yếu mấy loại pin sau: AAA, AA, C, D; Lithium Ion cỡ 18650, 21700,…

Các loại pin trên đều phổ biến nhưng chất lượng thì thượng vàng hạ cám đều đủ cả. Pin AAA, AA rẻ thì vài ngàn/v (pin kẽm rẻ tiền), đắt thì vài chục ngàn/v (pin Alkaline) hay cao cấp hơn là pin Lithium dùng 1 lần có giá tới cả trăm ngàn/v, chưa kể tới hàng giả, hàng nhái. Pin sạc Lithium Ion thì cũng tương tự, xịn rỏm lẫn lộn khó phân biệt ngay cả với người có kinh nghiệm lâu năm.

Dù có hướng dẫn khác hàng cẩn thận nhưng một năm bên mình nhận không biết bao nhiêu ca đèn hỏng do khách lắp pin vào rồi bị chảy Axit gây hỏng, đa phần là với đèn chạy pin AAA, AA. 2 loại pin này thì đắt hay rẻ đều bị chảy Axit hết nếu để lâu không dùng, trừ pin Lithium đắt tiền. Giải pháp là sử dụng pin sạc Nimh loại xịn, chính hãng (Eneloop, Fujitsu) nhưng giá lại đắt và thường phải đầu tư thêm bộ sạc rời nữa.

Pin sạc 18650 hàng nhái chứa toàn cát bên trong.

Với pin Lithium Ion loại phổ biến nhất là cỡ 18650 thì ôi thôi! hàng nhái, kém chất lượng tràn lan từ các cửa hàng điện tử nhỏ lẻ tới các sàn thương mại. Người không biết thì mua phải pin đểu giá rẻ cầm nhẹ hều, dung lượng ghi toàn số ở trên trời. Ai cẩn thận mua hàng có thương hiệu nhưng ở chỗ không uy tín thì lại dính hàng nhái, mà nhái bây giờ làm tới mức không phân biệt nổi cơ. Thử hình dung một cây đèn công suất khủng sáng tầm 2-5000 Lumens, cần pin xịn dòng xả cao để hoạt động ổn định mà lại lắp nhầm pin đểu vào nhỉ? nhẹ thì hỏng pin còn xui thì có nguy cơ cháy nổ.

Fenix E03R V2.0 với pin liền trong thân.

Trong khi đó đèn dùng pin liền thân lại bền và an toàn hơn rất nhiều vì:

  • Cell pin bên trong toàn là loại chất lượng cao, đảm bảo dung lượng, dòng xả cho đèn hoạt động ổn định nhất. Pin tích hợp đa phần là pin Lithium Ion hay Nimh nên gần như không bao giờ có hiện tượng chảy Axit kể cả khi để lâu không dùng.
  • Người dùng không tự ý tháo ra thay pin khác không đảm bảo vào được.

Mình bán đèn pin và thấy một thực tế rằng tỉ lệ bảo hành của đèn dùng pin liền thân rất thấp so với phần còn lại, nhất là lỗi liên quan tới người dùng.

Tuổi thọ của cây đèn

Đây là lí do chính khiến nhiều anh em dù mới hay chơi lâu đều ngại dùng đèn pin liền thân bởi rõ ràng tuổi thọ của cây đèn sẽ phụ thuộc vào viên pin. Điều này là đúng bởi ngay cả các hãng lớn như Fenix, Olight, Nitecore,… cũng chỉ bảo hành 2 năm cho những mẫu đèn dùng pin liền thân thay vì 5 năm cho phần còn lại. Tức là khi hết bảo hành mà đèn có hỏng do pin hay bất kì lí do gì thì cũng chỉ có vứt đi hay làm cục chặn giấy. Nhưng mà thực tế nó không đáng sợ đến nỗi như vậy đâu, bởi vì:

3d rendering group of electric cars with pack of battery cells module on platform in a row
  • Pin sạc Lithium bây giờ cực kì bền, phần lớn cũng nhờ sự phát triển của xe điện mà các nhà sản xuất pin có động lực để tối ưu hóa tuổi thọ của pin. Đèn pin thường sử dụng pin Lithium Ion hoặc Lithium Polymer, cả 2 loại này để có tuổi thọ trung bình từ 2-5 năm hoặc khoảng ~ 500 lần sạc trước khi xuống cấp.
    • Ví dụ với tần suất 1 tuần sạc pin 1 lần -> 1 năm sạc ~ 48 lần thì phải 10 năm mới đạt đủ 500 lần sạc, còn thực tế thì bền được tầm 5 năm là dùng hết khấu hao cây đèn rồi.
  • Pin sạc liền thân sẽ hạn chế tối đa được hỏng hóc do lỗi người dùng (lắp pin đểu vào), mà đa phần đèn hỏng do lỗi này chứ các linh kiện điện tử giờ bền lắm.
  • Các hãng bây giờ đều hỗ trợ sửa chữa đèn của họ ngay cả khi hết bảo hành. Chẳng hạn như Fenix thì bên mình vẫn hỗ trợ khách gửi những mẫu cũ đi sửa và chỉ tính chi phí vận chuyển thôi (rẻ bèo). Nếu hãng hết linh kiện hay không sửa được thì đại lí cũng sẽ hỗ trợ giảm giá sâu nếu khách cần mua đèn mới.

-> Nói chung là vấn đề tuổi thọ của đèn bây giờ nó không đáng để anh em quá bận tâm nữa, chủ yếu nhờ công nghệ pin và chế độ hậu mãi tốt của các hãng đèn. 

2. Về sự tiện lợi

Cái này phải đánh giá dựa trên nhu cầu và cường độ sử dụng của mỗi người. Chẳng hạn nếu bạn dùng đèn pin hàng ngày với cường độ rất cao chẳng hạn như đi hang động, đi rừng,… cần duy trì độ sáng cao liên tục thì thiết kế pin rời là hợp lý nhất. Những anh em trong nhóm này thường luôn có sẵn rất nhiều pin dự phòng mang theo người rồi, khi cần là thay luôn.

Còn với người dùng phổ thông, mang đèn theo dùng mỗi ngày 10-15 phút hay thỉnh thoảng đi du lịch, cắm trại, dã ngoại nhẹ nhàng thì thiết kế pin liền lại tối ưu về sự tiện lợi với và bền bỉ.

Đèn có pin liền thân sẽ luôn được tích hợp cổng sạc (Type-C hoặc nam châm), vậy nên sử dụng hàng ngày trong đô thị rất tiện, bất kì cũng nào cũng tranh thủ sạc được. Đặc biệt là mấy cây đèn cỡ nhỏ mà dùng pin rời thì thường không có cổng sạc và cả đèn báo pin luôn, không biết khi nào pin sắp hết và không phải lúc nào cũng tiện thay thế.

Olight Marauder 2 được trang bị sạc nhanh 30W

Với những mẫu đèn lớn hơn thì đa phần đều được trang bị công nghệ sạc nhanh rồi, trung bình từ 16 – 30W cho phép đầy pin dưới 4 tiếng.

Đấy là còn chưa kể tới những thiết đèn pin phi truyền thống kích thước siêu nhỏ gọn, độ sáng khủng phần lớn nhờ sử dụng pin Lithium Polymer với ưu điểm là hình dáng dẹt và dòng cả cực cao. Nếu sử dụng loại pin này thì thiết kế tháo rời được để thay thế rõ ràng là không hề tối ưu bởi đánh đổi lại sẽ là sự liền mạch và khả năng chống nước của cây đèn.

Olight Oclip với thiết kế rất thực dụng mà chỉ có pin liền thân mới làm được.

Tổng kết

Tóm lại thì thiết kế đèn pin liền thân là rất phù hợp với những người có nhu cầu sử dụng không quá cao, không có kinh nghiệm sử dụng và bảo quản đèn đúng cách hoặc với anh em ưu tiên sự nhỏ gọn, đơn giản.

Như mình hiện vẫn duy trì cả 2 loại đèn trên tùy nhu cầu:

  • Sử dụng nhẹ nhàng hàng ngày trong đô thị thì cây Fenix E03R V2 nhỏ gọn, siêu sáng, tích hợp cổng Type-C là chân ái
  • Đi rừng dài ngày sẽ mang theo đèn khác và pin sơ cua
  • Còn tặng người thân, bạn bè thì sẽ luôn là đèn dùng pin liền thân

Cái chính muốn đúc kết lại ở đây là anh em dùng hay chơi đèn thì cứ để nó phục vụ mình, đừng lo xa quá kẻo lại mất vui!

Tại sao đèn pin bật một lúc đã rất NÓNG và tự HẠ độ sáng?

0

Công nghệ LED trong vài năm trở lại đây phát triển chóng mặt và các hãng đèn pin chưa bao giờ dồn nhiều lực vào cuộc chạy đua Lumens như bây giờ.

  • Imalent sau bao năm 1 mình 1 mâm với mẫu đèn thương mại sáng nhất thế giới MS18 – 100.000 Lumens thì năm nay (2024) tự phá vỡ kỉ lục của mình với cây SR32 mới, sáng 120.000 Lumens. Và không lâu sau đó là MS32 sáng tới 200.000 Lumens!
  • Nitecore thì tự phát triển chip LED của riêng mình và đỉnh điểm là tung ra mẫu EDC29 bé tí mà sáng tới 6500 Lumens, thường đèn cỡ đó sáng ~ 2000 Lumens là căng rồi!
  • Fenix xưa nay ưu tiên về sự cân bằng giữa độ bền và hiệu suất cũng ra mắt LR60R sáng 21.000 Lumens.
  • Olight thì không mặn mà mấy với đèn cỡ lớn nữa nhưng mấy cây cỡ nhỏ cũng chạy đua không kém, đơn cử như Marauder Mini sáng 7000 Lumens hay Seeker 4 Pro sáng 4600 Lumens.

Đấy là còn chưa kể rất nhiều hãng đèn lớn nhỏ khác trên thị trường cũng không nằm ngoài cuộc đua. Nhìn chung thì có thể thấy 1 xu hướng phát triển đèn pin bây giờ là ngày càng nhỏ và càng sáng một cách khủng khiếp.


Cuộc chạy đua Lumens chỉ là bề nổi của tảng băng lớn thôi, phần chìm sâu dưới đáy là những lời phàn nàn của khách hàng, đặc biệt người mới chơi khi sắm cho mình được 1 cây đèn pin siêu sáng, đại loại là:

– “Sao đèn nó nóng khủng khiếp vậy em? sáng thật mà bật 30s đã nóng bỏng tay rồi”

– “Đèn quảng cáo sáng x000 Lumens được 1-2 tiếng mà sao bật 1 phút đã hạ xuống còn yếu xìu thế em?”

– “Bỏ vài triệu ra mua cây đèn mà bật 1 lúc nó đã hạ sáng như này là sao?

Thực tế là ~ 90% đèn pin siêu sáng trên thị trường bây giờ chỉ duy trì được độ sáng cao nhất được trong 1 thời gian ngắn rồi sẽ hạ xuống mức thấp hơn, thường là 50% độ sáng ban đầu và còn hạ dần nữa cho tới khi hết pin.

Điều này làm không ít người dùng bối rối và bực mình khi bỏ ra một số tiền lớn để mua cây đèn mà nó lại không được như kì vọng.

Mình quyết định viết bài này và làm 1 video để giải thích tại sao đèn pin công suất cao bây giờ lại hạ sáng và liệu đây có phải trò lừa đảo của các hãng đèn để bán được nhiều hàng không?!


Để ngắn gọn thì có 2 lý do cho câu hỏi chính này:

  1. Chiêu trò quảng cáo của các hãng đèn
  2. Giới hạn về công nghệ LED của loài người

Và:

3. Liệu các hãng đèn có lừa khách hàng?


 

1. Chiêu trò quảng cáo của các hãng đèn

Không phủ nhận rằng các hãng tập trung nghiên cứu, phát triển đèn pin ngày càng nhỏ gọn và càng sáng là một điểu tốt. Tuy nhiên dưới góc nhìn là một người chơi và bán hàng như mình thì đây cũng chỉ là chiêu trò quảng cáo để bán được nhiều hàng.

Chính xác hơn thì đây là “cuộc đua Lumens” giữa các hãng đèn và ngay trong bản thân từng hãng. Đèn pin suy cho cùng cũng chỉ để chiếu sáng, vậy mà trung bình 1 hãng lớn sẽ tung ra khoảng ~ 10 sản phẩm mới mỗi năm, tất nhiên là sẽ sáng và nhiều tính năng hơn các sản phẩm cũ.

Rồi các hãng đèn cũng cạnh tranh gay gắt trong từng phân khúc như đèn EDC, đèn tác chiến, đèn đội đầu,… sao cho sản phẩm của mình có độ sáng thật cao, thật ấn tượng để in to nhất lên vỏ hộp.

Imalent hiện đang dẫn đầu trong cuộc đua Lumens bởi xét về chất lượng gia công, hoàn thiện thì họ không sánh nổi với Fenix, Olight hay Nitecore nên chỉ có cách tập trung vào tăng độ sáng lên cao nhất có thể. Không khó hiểu khi lướt qua danh mục đèn của Imalent thì khó tìm được cây nào sáng dưới 2000 Lumens.

Nitecore EDC29 với độ sáng cực khủng 6500 Lumens.

Nitecore với chất lượng sản phẩm cao hơn thì cũng chạy đua không kém. Mình vẫn ấn tượng nhất với cây EDC29 mới ra mắt của họ sáng cực khủng tới 6500 Lumens trong 1 kích thước bé tí, mặc dù chỉ duy trì được cỡ 30s là phải hạ sáng.

 

 

 

 

 

 

 

Olight Seeker 4 Pro với 4600 Lumens.

 

Olight với Nitecore có điểm chung là không quá mặn mà với đèn pin cỡ lớn như Imalent nữa mà tập trung phát triển đèn EDC cỡ nhỏ, sáng khủng.

 

 

 

 

Fenix PD36R V2.0 có sự cân bằng tốt giữa kích thước và độ sáng.

Fenix với chất lượng sản phẩm được đánh giá cao nhất, xưa nay luôn ưu tiên vào sự cân bằng và ổn định cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc đua Lumens. May là họ biết điểm dừng khi mẫu đèn sáng nhất của Fenix hiện tại cũng chỉ đạt 21.000 Lumens. Fenix hay Olight mà chơi tất tay vào Lumens thì mình nghĩ Imalent chắc phá sản sớm mất.

 

 

Tóm lại có thể thấy rõ một công thức chung là phải tung ra sản phẩm mới liên tục, sáng hơn sản phẩm cũ hoặc sáng hơn đối thủ thì mới bán được nhiều hàng. Khi đã quy ra lợi nhuận thì dù có muốn hay không các hãng đèn đều phải tham gia vào cuộc đua Lumens.

Và thực tế phũ phàng là cũng ~ 90% độ sáng ghi trên vỏ hộp bây giờ của đèn pin chỉ là để làm màu, quảng cáo chứ tính thực dụng không cao bởi chúng chỉ duy trì được 1 thời gian ngắn rồi sẽ hạ xuống mức thấp hơn, có thể chỉ còn 1/10 độ sáng ban đầu. Đây là nguyên nhân dẫn tới sự lúng túng và thậm chí phẫn nộ của khách hàng

Từ đây chúng ta sẽ bàn sang yếu tố thứ 2.

2. Giới hạn về công nghệ LED của loài người

Có thể nói công nghệ bóng LED đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của con người theo hướng tốt đẹp hơn khi thay thế được các loại bóng sợi đốt lạc hậu, tuổi thọ thấp và tốn điện.

Chip LED hiện tại đang đạt đỉnh của hiệu suất và độ bền với trung bình khoảng 50 – 100.000h hoạt động (gấp 50 lần đèn sợi đốt). Xét riêng về đèn pin thì các hãng đang chủ yếu dùng chip LED của Cree, Luminus, Osram, Samsung và Nichia. Còn Nitecore trong vài năm trở lại đây đã tự phát triển và sản xuất chip LED của riêng mình.

Không phải các hãng cố tình làm đèn của họ tự hạ độ sáng và giới hạn về kĩ thuật không cho phép duy trì độ sáng cao quá lâu trong thời gian dài. Cụ thể hơn thì với công nghệ hiện tại cũng chỉ cho phép chip LED ánh sáng trắng đạt hiệu suất tối đa khoảng ~ 75%, tức là 25% năng lượng sẽ bị thất thoát dưới dạng nhiệt năng.

  • Hiểu ngắn gọn thì chip LED công suất càng cao sẽ càng tỏa ra nhiều nhiệt. Một chip LED công suất khủng sẽ đòi hỏi một hệ thống tản nhiệt tương xứng. Trong khi đó các hãng đèn lại thi nhau chạy đua Lumens, tăng độ sáng trong khi giữ nguyên hoặc giảm kích thước của thân đèn.
Chip LED và đế LED

Một hệ thống LED hoàn chỉnh trong đèn pin bao gồm 2 thành phần: chip LED và đế LED bằng kim loại để dẫn điện cho chip cũng như tản nhiệt. Đế này sẽ được tiếp xúc với vỏ đèn pin (cũng thường bằng kim loại) để tản nhiệt lượng ra bên ngoài. Những thân đèn cỡ nhỏ thường sẽ không thể tản kịp được nhiệt lượng khổng lồ của chip LED khi hoạt động ở độ sáng cao, lúc này hạ độ sáng là điều bắt buộc như một cơ chế để bảo vệ đèn.

 

 

 

 

 

Mạch driver của đèn pin cũng tỏa rất nhiều nhiệt.

Chưa kể mạch điều khiển (mạch driver) của đèn cũng tỏa ra nhiệt lượng cao khi hoạt động. Và cũng như chip LED, mạch công suất càng cao thì càng nóng.

Đèn pin siêu sáng hiện giờ đều có cảm biến nhiệt độ để điều khiển độ sáng cho phù hợp. Thường là sẽ tăng giảm độ sáng sao cho nhiệt độ thân đèn không vượt quá 55℃ bởi trên ngưỡng này có thể gây bỏng cho người dùng và làm hỏng linh kiện điện tử và đặc biệt là pin.

 

 

Chưa kể dòng xả của pin cũng là một hạn chế khiến đèn pin siêu sáng không duy trì được công suất tối đa quá lâu. Ví dụ một viên pin loại xịn có thông số dòng xả ví dụ là 35A thì cũng chỉ duy trì được trong thời gian ngắn, còn xả ổn định và liên tục thì chỉ cỡ 15A.

 

 

 

Tóm lại là đèn có xịn và đắt tiền tới mấy thì độ sáng ổn định cũng bị giới hạn bởi kích thước và vật liệu thân vỏ.

3. Liệu các hãng đèn có lừa khách hàng

Bản thân mình là người đam mê, chơi và bán đèn pin gần chục năm nay nên rất hiểu sự cái cảm giác bỏ tiền triệu ra mua một cây đèn chỉ vì độ sáng cao hàng nghìn Lumens mà hãng quảng cáo, xong về bật được 1 phút thì nó nóng bỏng tay và hạ xuống mức thấp hơn.

Hay bạn đọc bảng thông số thời gian hoạt động của một cây đèn, thấy nó sáng được 400 Lumens trong tận 12 tiếng và thấy phù hợp nhu cầu bản thân. Nhưng thực tế thì nó sáng 400 Lumens trong khoảng 1 tiếng rồi hạ xuống ~ 150 Lumens và sáng được 5 tiếng, sau đó hạ xuống tiếp 50 Lumens trong 6 tiếng còn lại. 

Lúc này có thể bạn cảm thấy như bị hãng đèn và người bán lừa và rất thất vọng. Nhưng hãy bình tĩnh, mình ngồi gõ bài này để giúp bạn trở thành khách hàng thông thái hơn và hiểu chuyện gì đang xảy ra ở đây.

Hầu hết các hãng đèn pin lớn hiện tại đều công số thông số sản phẩm của mình dựa trên tiêu chuẩn “ANSI/NEMA FL 1-2009 Standard” dành riêng cho đèn pin của Viện Tiêu Chuẩn Quốc Gia Hoa Kì (Americans National Standards Insitute). Tiêu chuẩn này mang tính tự nguyện nhưng các hãng bây giờ đều sử dụng, đây là một điểu tốt! Mình sẽ có 1 bài riêng giải thích rõ về “ANSI/NEMA FL1” sau, còn ngắn gọn thì nó yêu cầu 1 cây đèn phải trải qua thử nghiệm thực tế để rút ra được những thông số:

 

  • Độ sáng (Lumen)
  • Cường độ sáng (Candela)
  • Chiếu xa (Meter)
  • Thời lượng hoạt động – Runtime (Hours)
  • Chống nước (IPX)
  • Chống va đập (Meter)

 

 

 

Trong khuôn khổ bài viết này chúng ta sẽ tập trung vào thông số Runtime – thời lượng hoạt động. Thì theo ANSI/FL1, thời lượng hoạt động của đèn pin được tính từ khi bật ở 100% công suất cho tới khi độ sáng chỉ còn 10% mức ban đầu.

  • Ví dụ: 1 cây đèn có thông số độ sáng 1000 Lumens thì thời gian hoạt động của nó được tính từ lúc bật ở 1000 Lumens cho tới khi nó hạ xuống 10% mức ban đầu, tức 100 Lumens. Còn kể từ lúc đèn sáng xuống dưới 100 Lumens thì không được tính nữa.

Quay trở lại đọc phần này thì mình nghĩ các bạn cũng đã hiểu được vấn đề.

Thực chất là các hãng không lừa người dùng bởi họ vẫn tuân theo tiêu chuẩn đã công bố, chỉ khi nào làm sai với tiêu chuẩn mới tính là lừa.

Nhưng dưới góc độ của người bán đèn thì mình vẫn thấy đây là một chiêu trò để câu kéo khách, đặc biệt của các hãng đèn Trung Quốc vốn rất tích cực chạy đua Lumens. Bởi đâu phải ai cũng đủ kiến thức và quan tâm nhiều tới những thông số rồi tiêu chuẩn như vậy khi mua đèn. Khách hàng chỉ đơn giản là đọc thông số, thấy nó sáng được 400 lumens trong 12 tiếng thì mua thôi chứ đâu có thời gian mà tìm hiểu?

Review đèn pin của mình luôn có biểu đồ Runtime thực tế.
  • Đó là lí do mà mình phải viết bài này và nhìn sâu xa hơn là tạo nguyên ra cả cái Blogdenpin với kênh Youtube như vậy, đều đặn review 4-5 cây đèn mỗi tháng. Và mỗi bài Review mình luôn có 1 phần cực kì quan trọng là đo runtime thực tế của đèn rồi cho ra một biểu đồ như này để giúp khách hàng biết được rằng thực tế là cây đèn sẽ đem lại gì bên cạnh những lời quảng cáo đường mật.
Đèn pin Fenix luôn có đi kèm biểu đồ runtime trong tờ HDSD.
  • Hãng đèn nào tử tế thì họ sẽ có luôn 1 cái biểu đồ runtime bên cạnh bản thông số thông thường, giúp khách hàng hình dung được hiệu thực tế của đèn. Còn đa phần thì phải mày mò tìm Review thực tế để xem thôi.

Sự khác biệt giữa đèn pin đắt tiền và rẻ tiền

Đèn pin cao cấp và giá rẻ đều có điểm chung là sẽ hạ sáng do giới hạn về kĩ thuật như mình kể trên, nhưng điểm khác biệt lại rất rõ ràng:

  • Các hãng đèn giá rẻ thường dùng mạch hiệu suất kém, vậy nên độ sáng có thể hạ xuống rất thấp so với mức ban đầu
  • Các hãng lớn sẽ dùng linh kiện chất lượng và hiệu suất tốt nhất, vậy nên độ sáng sẽ hạ xuống mức vẫn đủ cao để đáp ứng được nhu cầu sử dụng.

Ví dụ 2 cây đèn cùng kích thước, độ sáng và ở 2 mức giá khác nhau.

  • Cây giá rẻ sáng 1000 Lumens trong 1 phút rồi hạ xuống ~ 100 Lumens, tức chỉ 1/10 độ sáng ban đầu.
  • Đèn xịn sáng 1000 Lumens trong 1-2 phút rồi hạ xuống ~ 500 Lumens, vẫn đủ dùng cường độ cao ngoài trời.

Đây là mình lấy ví dụ chứ không tiện nêu rõ tên hãng, model. Anh em trải nghiệm nhiều sẽ thấy rõ.

Đèn pin Mĩ và đèn pin Trung Quốc

Elzetta là một thương hiệu đèn pin Mĩ điển hình.

Các hãng đèn pin Mĩ như Surefire, Elzetta, Malkoff có thể coi là đứng ngoài cuộc đua Lumens bởi đèn của bọ thường sẽ duy trì ở 80-100% công suất từ lúc bật cho tới khi hết pin luôn. Về mặt công nghệ thì đèn Mĩ cũng không có gì thần thánh, chỉ là họ đề cao sự thực dụng hơn đèn Trung Quốc và tập khách mua đèn Mĩ cũng rất riêng. Ví dụ cây đèn được thiết kế để chạy ổn định ở 800 Lumens thì thông số họ cũng để ở 800 Lumens thôi, không có cố đẩy lên cao hơn chạy trong 1-2 phút để làm gì cả.

Vậy nên nếu mệt mỏi với kiểu đua Lumens để quảng cáo của đèn Trung Quốc thì bạn có thể thử tìm hiểu qua đèn Mĩ, nhưng cái giá phải trả (bằng tiền mặt) là không ít đâu nhé :).

4. Kết luận

Mục đích của mình khi viết bài này là để giúp anh em có cái nhìn sâu và lựa chọn sáng suốt hơn khi mua đèn pin siêu sáng, không bị “đánh lừa” bởi những thông số mang tính chất quảng cáo nữa. Sau này khi mua đèn anh em nên cân nhắc những điều sau:

  • Đèn có sử dụng tiêu chuẩn ANSI FL1 không? nếu không thì bỏ qua không cần bàn cãi.
  • Hãng có công bố cả biểu đồ runtime không? nếu có thì là điểm cộng lớn, không thì phải tìm review để đọc thôi. Mà quan trọng nhất nên chịu khó học cách đọc biểu đồ, nó đơn giản là mấy đường thẳng thôi. Đọc được tốt rồi thì sau đỡ mất tiền oan mà rước bực vào người.
  • Có đánh giá và nhận định tốt hơn về độ sáng thực dụng của 1 cây đèn dựa trên kích thước, loại pin và chip LED (cái này cần trải nghiệm nhiều). Không có cái mùa xuân là đèn nhỏ gọn, siêu sáng mà lại chạy được lâu đâu, vạn vật đều phải tuân theo vật lý cả.
    • Khi đã có đánh giá tốt và yếu tố này thì sẽ tập trung vào những tính năng khác của đèn như vị trí đặt công tắc, các mức sáng, chiếu xa, cổng sạc,…
  • Đèn pin Mĩ thì thông số công bố sẽ sát với thực tế nhất, nhưng giá không hề rẻ. Đèn Trung Quốc nên chọn mua của các hãng lớn vì sau khi hạ độ sáng thì vẫn đủ dùng, không thảm hại như đèn giá rẻ, không tên tuổi.

-> Nói chung là sau bài viết này anh em sẽ tích thêm được nhiều kinh nghiệm để lựa chọn được một cây đèn pin hoàn hảo nhất với mục đích sử dụng của bản thân

Mình không bênh các hãng đèn nhưng cũng không quá chỉ trích họ bởi muốn bán được hàng thì phải chạy theo thị yếu thôi. Với lại như mình nói thì chạy đua Lumens cũng là động lực giúp công nghệ LED ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.

Biết đâu vài năm nữa sẽ xuất hiệu lại siêu chip LED với hiệu suất vượt trội, cực sáng mà tỏa ít nhiệt thì sao? Nếu có thật thì cuộc chạy đua Lumens góp phần không nhỏ đâu nhé!

Tổng quan về Victorinox Pioneer: cây dao đa năng quan trọng trong dòng 93mm.

0

Pioneer thuộc dòng 93mm vỏ nhôm của Victorinox và đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của các mẫu dao đa năng Victorinox sau này. Dòng dao này có lịch sử lâu đời, trải qua nhiều giai đoạn phát triển và cải tiến để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người dùng.

Victorinox vỏ nhôm đẹp trường tồn với thời gian.

Mặc dù sau này Victorinox chủ yếu tập trung phát triển các mẫu dao với ốp cán bằng nhựa nhằm giảm trọng lượng, giá bán và tăng độ bám khi cầm nắm nhưng dòng Alox (vỏ nhôm) vẫn luôn có chỗ đứng riêng của mình. Dòng Vic vỏ nhôm luôn nổi tiếng về sự bền bỉ và sang trọng, đa phần chúng đều không có tool ở mặt sau (back tool), các chức năng được tối ưu kĩ và giá bán cũng không phải dành cho tất cả mọi người.

Nhưng nếu đặt vấn đề giá cả sang 1 bên thì dòng Alox thật sự đáng để sử dụng lẫn sưu tầm khi vẻ đẹp và sự thực dụng của chúng có sức hút rất mãnh liệt!

  • 1957: đánh dấu mốc thời gian lần đầu dòng Pioneer được tung ra thị trường
  • 1961: Victorinox dựa trên thiết kế của Pioneer để phát triển dòng dao “Soldier” để trang bị cho binh lính trong quân đội Thụy Sĩ với ốp cán nhôm màu đỏ nổi bật (ảnh dưới).
Victorinox Soldier – 1961

1. Victorinox PIONEER vs SOLDIER

Pioneer có thể coi là phiên bản dân sự của dòng Soldier (1961) với thiết kế và các chức năng gần như y hệt nhau. Tuy vậy dòng Pioneer vẫn có vài điểm khác biệt đáng chú ý:

  • Gần như luôn đi kèm với Ring để móc dây hoặc chìa khóa
  • Logo trên ốp cán là của Victorinox, không phải tấm khiên với dấu thập
  • Không được khắc năm sản xuất vào lưỡi chính
  • Ở mặt ốp cán còn lại có 1 vị trí trống để trạm khắc (ảnh dưới)
Ví trí trống trên mặt ốp cán của Pioneer để chạm khắc.

2. Tổng quan về Victorinox Pioneer

Kể từ khi ra mắt vào năm 1957 thì Victorinox có thay đổi nhiều chi tiết nhỏ trên Pioneer và đây là phiên bản hoàn thiện nhất đang được bán trên thị trường. Pioneer là nền móng để phát triển nên nhiều phiên bản khác trong dòng này nhưng nó vẫn là mẫu được ưu chuộng và bán chạy nhất.

Pioneer với chiều dài 93mm và trọng lượng ~ 70g.

Victorinox Pioneer mang kích thước 93mm với ốp cán 2 mặt bằng hợp kim nhôm cứng cáp, bền mãi với thời gian và nhìn rất sang trọng. Với số chức năng chỉ dừng lại ở 8, không quá nhiều nhưng được tính toán rất kĩ lưỡng để được trang bị cho cả trong quân đội Thụy Sĩ. Rõ ràng để tận dụng được hết công năng của cây dao này thì bạn cũng cần có đủ kinh nghiệm và kĩ năng.

Ốp cán được cố định vào khung bằng đinh tán.

Khác với ốp vỏ nhựa được cố định vào khung thân bằng cơ chế ngàm đơn giản, dòng Alox sử dụng hẳn 3 đinh tán liền mạch đảm bảo cho sự chắc chắn tuyệt đối. Bạn có thể vô tình làm rơi một cây Vic và khiến vỏ nhựa bị bung ra với phiên bản Alox thì việc này gần như là không có.

Chưa kể sau một thời gian dài sử dụng thì vỏ nhôm (Alox) vẫn giữ được độ mới nhờ khả năng chống trầy xước tuyệt vời. Tất nhiên với các phiên bản đặc biệt được mạ Anodize màu sắc thì vẫn sẽ bị trầy xước như thường.

Mặt sau của dòng Victorinox Alox 93mm hoàn toàn trống trơn, vậy nên tất cả chức năng đều được đặt ở phía trước. Đây cũng là một đặc điểm trong thiết kế tạo nên sự tối giản và lịch sự.

Lưỡi dao chính của Pioneer với thiết kế thực dụng.

Lưỡi dao chính của Pioneer có kích thước nhỉnh hơn dòng 91mm một chút với thiết kế thực dụng tối ưu, đủ cho các nhu cầu cắt gọt cơ bản hàng ngày hay trong các chuyến phiêu lưu ngoài thiên nhiên.

Hãy lưu ý rằng lưỡi dao này không có khóa chốt mà chỉ được giữ cố định tại vị trí mở hoàn toàn nhờ vào bản lề. Chất liệu thép không gỉ của Victorinox xưa nay vẫn là một bí mật, nhưng thực tế đã chứng minh nó hoàn toàn phù hợp với ngay cả khí hậu có độ ẩm cao ở Việt Nam, điều mà Leatherman cũng còn chật vật.

Với phong cách tối giản thì Pioneer sẽ không có lưỡi dao phụ, mình thấy điều này cũng hợp lý thôi!

Khe hở nhỏ được dùng để tuốt vỏ dây điện.

Đây là mở nắp chai kiêm tuốt vỏ dây điện và vặn vít 2 cạnh cỡ lớn, dày dặn và được việc.

Ngoài vặn vít ra thì đầu mũi này có thể dùng để nạy nắp hộp sơn.

Đối diện là mở đồ hộp kiêm vặn vít 2 cạnh cỡ nhỏ, một tool đặc trưng trên dao Victorinox 91 – 130mm.

Vì không có backtool nên Pioneer hay dòng Alox 93mm nói chung được trang bị dùi đục ở mặt trước và chung lớp (layer) với lưỡi dao chính. Dùi đục của dòng 93mm mang thiết kế khác biệt hoàn toàn so với thường thấy với tổng thể dày dặn hơn.

Thiết kế khác biệt so với dùi đục thường thấy trên dòng 91 – 111mm.
Chiều dài cạnh lưỡi mài sắc lớn hơn.

Dùi của dòng 93mm không có lỗ để khâu đồ da, chiều dài tổng thể ngắn hơn trên 91mm nhưng cạnh mài sắc lại dài hơn với 29.9mm (so với 22.5mm).

Victorinox thiết kế dùi trên dòng 93mm với khả năng đục và doa lỗ hiệu quả hơn trên nhiều loại vật liệu (da, gỗ mềm, vải,…).

Cuối cùng là chiếc móc thép không gỉ để xỏ dây đeo tay hoặc chùm chìa khóa.

3. Các biến thể của Pioneer

Victorinox phát triển ra rất nhiều biến thể của dòng Pioneer trong suốt hàng chục năm, và đây là một vài mẫu nổi bật:

  • Pioneer X 

Giá bán: https://bit.ly/3VsjKiI

Victorinox Pioneer X được bổ sung thêm kéo.

Năm 2015 Victorionox đưa ra thông báo rằng lần đầu tiên trong lịch sử sẽ có một cây Alox 93mm được trang bị kéo, và 1 năm sau thì Pioneer X ra đời.

Pioneer X sẽ dày hơn bản thường 1 lớp tool, trọng lượng lặng hơn ~ 20g.

Pioneer X về cơ bản là Pioneer được gắn thêm kéo của dòng 91mm. Đây là một bổ sung nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn bởi chiếc kéo có vô vàn ứng dụng hữu ích trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi được sử dụng nhiều hơn cả lưỡi dao.

Victorinox Farmer được thêm cưa gỗ.
Farmer X thì có cả kéo lẫn cưa gỗ.

Ở phiên bản Farmer thì Victorinox thay thế kéo bằng lưỡi cưa gỗ nổi tiếng của mình. Còn Farmer X vẫn được giữ nguyên kéo và thêm cưa gỗ.

Trọng lượng của 2 phiên bản này lần lượt là 86g109g.

Electrician = thợ điện. Phiên bản này được loại bỏ tool mở đồ hộp và thay thế bằng một lưỡi dao đặc biệt chuyên để tuốt vỏ dây điện.

Victorinox Pruner hay còn gọi la Swiss Army 2

Phiên bản này được loại bỏ hết mọi chức năng (ngoại trừ lưỡi dao chính) từ Pioneer và trang bị 1 lưỡi dao nhỏ mang thiết kế kiểu “hawkbill”, chuyên dụng để cắt tỉa với độ chính xác cao.

“Hawkbill” chỉ những loại lưỡi dao, cưa có dạng cong giống như mỏ loài chim ưng, được thiết kế ra để cắt những vật liệu cứng như dây thừng, da và gỗ một cách dễ dàng và chính xác hơn. Lưỡi dạng này cũng phù hợp để cắt các đường cong và góc.

Tùy từng thị trường mà tên gọi của mẫu này cũng khác, nhưng mình thấy phổ biến vẫn là “Swiss Army 2“.

Victorinox Pioneer 1 Solo với thiết kế tối giản hết cỡ!

Thật sự không có gì để bàn nhiều về phiên bản này, tối giản đến mức tối đa và trọng lượng cũng nhẹ nhàng nhất trong cả serie.

Cây này thậm trí không có cả móc khóa luôn.


Kể từ 2010 thì mỗi năm Vicotirnox đều tung ra 1 phiên bản giới hạn (Limited) của dòng Pioneer này với màu sắc độc nhất!

Pioneer X phiên bản Limited 2022 đang được bán tại Bisu.

Pioneer X phiên bản Limited 2024.

 

Victorinox Evolution S54 Grip: thực dụng hay chỉ để trưng? (32 chức năng)

0
Logo của Wenger

Có thể bạn chưa biết, Wenger cũng từng là một thương hiệu da đa năng nổi tiếng của Thụy Sĩ bên cạnh Victorinox. Điểm tạo nên sự khác biệt trong thiết kế dao đa năng của Wenger chính là thiết kế cán cầm công thái học, ôm sát bàn tay người dùng.

Năm 2005 Victorinox chính thức mua lại Wenger, giúp họ trở thành thương hiệu dao đa năng Thụy Sĩ lớn nhất hiện giờ. Mặc dù cái tên Wenger đã không còn xuất hiện trên thị trường nhưng những thiết kế đặc trưng của họ đã được Victorinox bảo tồn với dòng Evolution của mình.

Một vài ví dụ của bộ sưu tập Victorinox Evolution

Bộ sưu tập Victorinox Evolution mang đậm chất Wenger với cán cầm công thái học, khác hẳn với thiết kế nguyên bản của Victorinox. Chúng có kích thước 85mm (chiều dài) với công năng không thua gì dòng 91mm của Victorinox. Và ngay trong dòng Evolution cũng có chia rõ 3 phiên bản:

  • Bản tiêu chuẩn với vỏ nhựa trơn (1)
  • Bản Grip với vật liệu tổng hợp tăng độ bám (2)
  • Bản vỏ gỗ (3)
Victorinox Evolution S54 Grip

Hiện có 13 mẫu dao đang còn được sản xuất của dòng Evolution, và nhân vật chính của bài viết này là S54 Grip, cây đặc biệt nhất với tổng cộng 32 chức năng, 10 lớp tools và giá bán khoảng 4.000.000đ tại EDCZone.

Có nhiều tranh cãi về tính thực dụng của Evolution S54 grip bởi nó có quá nhiều các chức năng và trọng lượng cũng không hề nhẹ. Vậy thì chúng ta hãy cùng đi sâu vào từng vấn đề!


Danh mục bài viết:

A. Kích thước

B. Thiết kế ốp cán thực dụng

C. Các chức năng

D. Tổng kết


 

A. Kích thước

S54 Grip và Swisschamp

Cầm Evolution S54 Grip trên tay là mình so sánh ngay tới Victorinox Swisschamp. Cả 2 cây đều có nhiều sự tương đồng về kích thước cũng như các tính năng.

Cụ thể thì S54 Grip sẽ ngắn hơn khoảng 6mm nhưng lại dày và nặng hơn Swisschamp.

Trọng lượng của S54 Grip khoảng ~ 220g.

Swisschamp nhẹ hơn chút với ~ 185g.

Câu hỏi đặt ra là S54 Grip hay Swisschamp có tính thực dụng không hay chỉ để trưng bày là chính?

Đầu tiên về kích thước thì nó vẫn đủ gọn để bỏ túi quần hay bất kì ngăn nhỏ nào trong balo, không có vấn đề gì.

Fenix TK22R với trọng lượng cũng tương đương

 

Còn về trọng lượng ~ 220g thì ngang 1 cây đèn chạy pin 21700 như Fenix TK22R, nói vậy cho mọi người dễ hình dung và hiểu là vẫn đủ để bỏ túi được.

Nói chung mình thấy nếu bạn xác định được sẽ sử dụng tới hầu hết mọi chức năng của S54 Grip thì hãy mua và mang nó theo người, còn không thì chọn cây khác gọn hơn cho khỏe!

B. Thiết kế ốp cán thực dụng

Như mình đã đề cập, dù đều mang thiết kế công thái học đặc trưng của Wenger nhưng dòng Evolution của Victorinox vẫn được chia ra làm 3 phiên bản khác nhau. Cao cấp nhất chính là bản “Grip” với phần cán được bọc thêm một vật liệu tổng hợp vào giúp tối ưu hóa độ bám, ngay cả khi dính dầu mỡ.

Sự khác biệt khi cầm nắm của S54 Grip với Swisschamp là rất rõ ràng.

S54 Grip ôm sát đầu ngón tay cái và ngón trỏ, phần tiếp xúc lớn thì ôm lấy lòng bàn tay tạo nên một cảm giác rất tự nhiên và thoải mái. Tay mình hay ra mồ hôi mà vẫn cảm nhận được sự chắc chắc khi cầm cây này.

Nếu dòng Evolution Grip được 9.5/10 điểm về độ bám khi cầm thì dòng Victorinox vỏ trơn chỉ đạt 7/10, có khi thấp hơn với nhiều người.

Sự khác biệt này cũng dễ hiểu bởi ngay trong tư duy thiết kế của Wenger thì họ đã nhấn mạnh luôn rằng muốn đem tới trải nghiệm sử dụng thoải mái nhất cho người dùng trong thời gian dài liên tục. Còn Victorinox gọi là dùng “chữa cháy” khi cần.

Điểm này cũng giải thích phần nào sự chênh lệch lớn giữa giá bán 2 cây.

C. Các chức năng

1. La bàn kiêm thước kẻ

Đây là chức năng rất hiếm thấy trên dao đa năng của Victorinox và trên S54 Grip nó chiếm diện tích tương đương 3 lớp Tool.

Nó được làm từ nhựa trong suốt với phần thân là thước kẻ hệ cm/in với chiều dài tối đa là 6cm. Ở phía mũi có một chiếc la bàn nhỏ giúp xác định phương hướng.

Đóng góp không nhỏ vào độ dày khủng của S54 Grip.

2. Lưỡi dao chính

S54 Grip hay hầu như những cây khác trong dòng Evolution được trang bị lưỡi dao chính có chiều dài ~ 6.5cm và thiết kế dạng dao bầu, phù hợp chế biến thức ăn.

So với lưỡi của Victorinox 91mm thì không bé hơn là mấy, nhưng lại ăn tiền ở chỗ là có khóa chốt luôn.

Vị trí khóa chốt lưỡi dao của S54 Grip với kí hiệu “LOCK”

Mỗi khi mở lưỡi thì chốt sẽ tự động đóng lại giữ cố định nó, khi cần gập thì nhấn giữ tay vào chốt này.

Là một chi tiết có vẻ nhỏ thôi nhưng chốt khóa lưỡi dao ảnh hưởng không nhỏ tới giá bán của dòng Evolution nhưng những gì nó đem lại thì hoàn toàn xứng đáng!

3. Dũa kiêm làm sạch móng tay

Lưỡi chính của S54 Grip được thiết kế quá tốt để đảm nhiệm mọi nhu cầu sử dụng nên Victorinox không trang bị lưỡi phụ cho cây này. Thay vào đó chúng ta có một chiếc dũa móng tay với đầu nhọn làm sạch móng.

4. Kìm 

Cứ dao đa năng của Victorinox mà có kìm thì biết ngay là giá không hề rẻ, bởi chức năng này không phổ biến cho lắm.

Kìm của S54 Grip có khả năng mở mới 90°, rộng hơn rất nhiều so với Swisschamp và có thể mở rộng ra nhờ cơ cấu như này (khoanh đỏ)

So sánh độ mở với kìm của Swisschamp

Chức năng chính của 2 cây kìm này nói chung là để nhổ (đinh) hoặc kẹp (bu lông). Dù vậy ở đây vẫn có 1 lưỡi cắt dây kim loại cỡ nhỏ.

Kìm của S54 Grip với lẫy rất cứng cáp và khỏe.
Không dễ gãy như nhiều người nghĩ.

Kìm của S54 Grip dùng lẫy liền với ưu điểm là cứng cáp, lực nảy rất tốt còn Swisschamp dùng lẫy tháo rời như của kéo, ưu điểm là dễ thay nếu gãy, nhược là hơi yếu.

Kìm của Swisschamp với lẫy dễ thay thế nhưng lại hơi yếu.

5. Cưa gỗ và cưa kim loại (kiêm dũa)

Cưa gỗ và cưa kim loại của S54 Grip.

Cả S54 Grip và Swisstool đều được trang bị 2 lưỡi cưa dành cho gỗ và kim loại, chúng có chênh lệch chút về chiều dài nhưng thiết kế và công năng không khác biệt nhiều.

Lưỡi cưa gỗ của S54 Grip hay Swisschamp đủ sức xử ngọt mấy thanh củ đường kính ~ 5cm đổ xuống với các lưỡi được thiết kế đan xen nhau, hạn chế kẹt khi cưa.

Lưỡi cưa kim loại này đã có người dùng để sử đẹp 1 ổ khóa lúc đánh mất chìa, nó có các răng cưa nhỏ và rất cứng.

Ở 2 mặt bên là dũa kim loại, hữu ích khi muốn xử lý cạnh sắc nào đó hay mài rìu khi đi rừng.

6. Kéo

Chiếc kéo của Wenger được đánh giá đặc biệt cao hơn nguyên bản của Victorinox nói chung bởi 2 yếu tố:

  • Lưỡi có răng cưa, cắt rất ngọt là lâu bị cùn

  • Cơ chế lẫy cứng cáp, độ nảy tốt
Kéo của Victorinox Swisschamp

Kéo của Victorinox được cái là tiện thay lẫu nếu chẳng may gãy thôi chứ về trải nghiệm sử dụng thì thua xa!

7. Kính lúp

Đây là một chức năng cũng rất hiếm thấy trên SAK (Swiss Army Knives), dùng để phân biệt những chi tiết xác định giấy tờ, tiền bạc thật/giả hay kiểm tra những chi tiết máy móc, cơ khí.

Cả S54 Grip và Swisstool đều có kính lúp, nhưng sự khác biệt có thể thấy rõ:

Kính lúp của S54 Grip có thân bằng kim loại sang trọng, đầu nhỏ dẹt này có thể dùng để vặn vít 2 cạnh.

Của Swisschamp thì làm hoàn toàn bằng nhựa, ưu điểm là gọn nhẹ.

Kích thước kính cũng khác nhau, nhưng độ phóng đại mình thấy là tương đương (không thấy đề cập tới phóng đại bao nhiêu lần).

8. Đánh vẩy cá

Cây dao thuộc dạng “trùm dao đa năng” thì cũng phải đáp ứng được hầu hết mọi nhu cầu sử dụng cơ bản, cả câu cá!

2 khe này để gỡ móc câu.

S54 Grip được trang bị một chiếc tool đánh vẩy cá, kiêm gỡ móc câu ở phía đầu.

Nếu so với của Swisschamp thì nó ngắn hơn và thiếu thước kẻ.

9. Vặn bu lông (Universal Wrench)

Nếu như trên Swisschamp người dùng chỉ có thể dựa vào chiếc kìm để vặn ốc bu lông thì S54 Grip có nguyên 1 tool chuyên dụng cho việc đó. Đây cũng là lần đầu mình thấy chức năng này!

Nó rất dày, mang thiết kế đơn giản nhưng có thể vặn được bu lông các cỡ phổ thông là M3, M4, M5.

10. Vặn vít 4 cạnh Philips cỡ 1/2

Chức năng này của S54 Grip không khác biệt mấy so với của Swisschamp, không thể thiếu cho những ai cần vặn ốc 4 cạnh hàng ngày.

11. Mở nắp chai, đồ hộp

2 chức năng này quá quen thuộc trên dao đa năng của Victorinox nói chung rồi. Của S54 Grip được làm ngắn hơn Swisschamp nhưng cấu tạo tương và công năng như nhau.

Mở nắp chai kiêm tuốt vỏ dây điện, đầu dẹt vặn vít 2 cạnh và nạy nắp hộp.

Mở đồ hộp cũng có đầu dẹt vặn vít 2 cạnh cỡ nhỏ.

12. Các chức năng khác

Mặt sau của Victorinox S54 Grip khá trống trải khi chỉ có 2 chức năng là mở rượu vang và dùi đục.

Dùi đục kiên chức năng khâu đồ da.

Rõ hơn về cách sử dụng để khâu đồ da.

Ẩn trong ốp cán là tăm nhựa và nhíp.

Chiêc móc thép này cũng được tính là 1 chức năng nhé!

D. Tổng kết

Quay lại với câu hỏi ban đầu: S54 Grip có thực dụng hay chỉ để trưng?”

Theo ý kiến cá nhân của mình thì nếu sau khi đọc bài viết này và bạn thấy bản thân có nhu cầu dùng hết ~ 80% các chức năng của S54 Grip thì nó hoàn toàn thực dụng, bởi trọng lượng và kích thước này vẫn bỏ túi được chứ không đến mức chỉ để vứt tủ.

Còn nhu cầu ít hơn vậy, kiểu dùng ở văn phòng hay hàng ngày trong đô thị với chủ yếu cần dao và kéo thì mình đảm bảo sau 1 ngày bạn sẽ muốn bỏ S54 Grip ở tủ để ngắm luôn, lúc đó nó lại trở thành không thực dụng!

Giới thiệu 2 mẫu đèn pin Fenix mới cực chất!

0

Trong tháng 8/2023 vừa rồi Fenix đã tung ra 2 mẫu đèn pin mới rất độc đáo gồm:

  • Đèn cắm trại Fenix CL26R Pro – 650 Lumens
  • Đèn EDC Fenix LD12R – 600 Lumens, tích hợp 2 hệ thống chiếu sáng

Hiện cả 2 đều chưa có hàng tại Việt Nam, mọi người có thể follow facebook của Bisu để được cập nhật sớm nhất!

1. Fenix CL26R Pro – 650 Lumens

  • Giá bán dự kiến: 80$ ~ 1.920.000đ

Thực ra Fenix có gửi cho mình hàng mẫu của cây này cách đây khoảng 2 tháng, mình có viết bài giới thiệu ngắn nhưng hãng bắt gỡ vì không muốn lộ ra. Bài viết đó đã được đăng lại, mọi người xem tại ĐÂY nhé.

Và vừa rồi hãng mới công bố chính thức cây đèn này, mình thấy mọi thứ đều không khác nhiều so với phiên bản mẫu, ngoại trừ tên gọi (hàng mẫu tên CL26R V2.0).

CL26R Pro là phiên bản nâng cấp toàn diện của mẫu đèn cắm trại CL26R bán rất chạy. Ở bản Pro chúng ta có:

  • Thân dùng pin sạc 21700 dung lượng 5000mAh
  • Độ sáng tăng lên 650 Lumens (so với 400 Lumens)
  • Hệ thống chiếu sáng đa hướng
  • Công tắc chính dạng xoay, dùng tiện và nhanh hơn nhiều công tắc bấm truyền thống
  • Cổng sạc chuẩn Type-C
  • Có cổng USB-A dùng như pin dự phòng

Fenix đã trang bị cổng Type-C cho phiên bản mới này. Bản CL26R cũ dùng chuẩn Micro USB đã khá lỗi thời.

Phần móc được thiết kế lại với khả năng mở được ra, linh hoạt hơn nhiều dạng móc kín của bản cũ.

650 Lumens ánh sáng vàng cực kì đẹp.

Hiện bản chính thức vẫn chưa có hàng, mình có việt hóa các thông số cho mọi người tham khảo trước.

Mình vẫn dùng cây hàng mẫu kia hàng ngày, phải nói là rất ngon, đặc biệt là dung lượng pin cao cùng công tắc xoay cho trải nghiệm sử dụng tốt.

Hàng về mình sẽ có bài review chi tiết!

2. Fenix LD12R – 600 Lumens

  • Giá bán dự kiến: 60$ ~ 1.440.000đ

Và cách đây mấy hôm hãng lại tung ra tiếp một cây đèn EDC với thiết kế thực dụng – LD12R. Cây này là sự kết hợp tuyệt vời giữa kích thước nhỏ gọn, độ sáng cao 600 Lumens và có thêm led phụ chiếu sáng tầm gần.

Cái led phụ được đặt ngay đầu đèn, cho độ sáng 100 Lumens tỏa rộng, dùng để đọc sách thì chuẩn bài.

Công tắc chính đặt ở đuôi nhưng LD12R vẫn có thể dựng đứng được.

LD12R dùng pin sạc 14500 hoặc pin AA. Khi chạy pin AA thì sẽ không đạt độ sáng cao nhất 600 Lumens được, nhưng cũng ổn khi khẩn cấp.

Viên pin sạc Lithium Ion 14500 đem lại kích thước nhỏ gọn tuyệt vời và hiệu năng cũng đủ tốt. Theo thông số thì LD12R duy trì được hơn 3 tiếng ở 150 Lumens, quá đủ cho nhu cầu EDC trong đô thị.

Fenix cũng đã nghe góp ý của khách hàng khi sử dụng thiết kế cổng sạc Type-C dạng ẩn, đảm bảo chống nước và thẩm mĩ.

Tuy nhỏ nhưng sáng tới 600 Lumens, tất nhiên là duy trì được vài phút nhưng cũng khá ấn tượng. Tầm chiếu xa đạt 186 mét theo thông số.

Mình rất có hứng thủ với mẫu đèn này. Hàng về sẽ mua 1 cây để dùng và làm review.

Dao đa năng Victorinox Compact: hoàn hảo cho EDC đô thị!

0

Compact có lẽ là cây dao đa năng đặc biệt và thực dụng nhất Victorinox từng tạo ra. Mình tin rằng kĩ sư thiết kế ra cây dao này là người theo chủ nghĩa Minimalism (tối giản) bởi đó chính xác là tập khách hàng mà Compact hướng tới.

Victorinox Compact là sự lựa chọn hoàn hảo cho sử dụng hàng ngày trong môi trường đô thị. Mình nhấn mạnh từ đô thị bởi cây này có chức năng quan trọng là chiếc kéo và không có cưa gỗ. Việc thiếu đi chiếc cưa gỗ khiến nó không phù hợp lắm nếu bạn hay tham gia các hoạt động outdoor.

Có 2 điểm đặc biệt ở cây dao này mà mình sẽ phân tích sâu hơn trong bài viết:

  • Sự tối ưu trong kích thước và các công năng
  • Giá bán đắt hơn cả Huntsman dù chỉ có 2 lớp

Mình dùng Victorinox Huntsman được hơn 4 năm, nó đáp ứng tuyệt vời nhu cầu sử dụng trong đô thị hàng ngày hay trong các chuyến cắm trại, dã ngoại khi cần dùng nhiều tới cái cưa gỗ. Victorinox Compact lại đem đến một trải nghiệm mới hoàn toàn và nó đã thay đổi tư duy của mình về một cây dao đa năng hoàn hảo nếu chỉ dùng nhiều ở môi trường đô thị.

Cây dao này nhỏ gọn, nhẹ nhàng hơn nhiều Huntsman do chỉ có 2 lớp tools. Điều đáng ngạc nhiên là các kĩ sư của Victorinox đã “nhét” được tới 15 chức năng trong một kích thước nhỏ như vậy. Để dễ hình dung thì Spartan và Tinker là 2 cây Victorinox 2 lớp tools bán chạy nhất mà chỉ có 12 chức năng.”

> Bạn có thể mua Victorinox Compact được phân phối chính hãng tại Bisu với giá 1.050.000đ <

 

1. Giải thích nhanh về “lớp tools” của Victorinox

Ngoài kích thước (58mm, 84mm, 91mm,…) thì dao đa năng của Victorinox còn được phân loại theo số “lớp” của các công cụ, mình gọi nhanh là “lớp tools”.

Để dễ hình dung thì Victorinox Huntman thuộc dòng “4 lớp” khi mọi người có thể thấy rõ các công cụ của nó được chia làm 4 ngăn riêng biệt.

Tương tự như vậy, cây Compact trong bài viết là thuộc dòng Vic “2 lớp”.

2. Tích hợp tới 15 chức năng

Theo logic thì số lớp của cây Victorinox sẽ tỉ lệ thuận với giá bán, thế nhưng Compact là dòng 2 lớp tools mà giá bán còn đắt hơn gần như mọi cây 4 lớp phổ biến. Điều này là do nó được thiết kế rất đặc biệt để tận dụng mọi không gian và tích hợp nhiều chức năng nhất có thể.

Đây là SpartanTinker, 2 cây Victorinox 2 lớp bán chạy và phổ biến nhất. Chúng đều có tổng cộng 12 chức năng và giá bán chỉ loanh quanh 500.000đ.

Và đây là Compact, được trang bị tới 15 chức năng, con số ấn tượng cho một cây Vic 2 lớp. Vậy Victorinox đã làm như thế nào?

– Trên Compact có một công cụ đặc biệt là tên là “Combo Tool”.

Nó đảm nhiệm 4 chức năng chỉ trong 1, bao gồm:

  • Mở nắp chai
  • Mở đồ hộp
  • Tuốt vỏ dây điện
  • Vặn vít 2 cạnh 5mm

Như trên hầu hết các mẫu dao Victorinox 91mm khác thì mở nắp chai và mở đồ hộp là 2 công cụ riêng biệt, chúng chiếm nguyên 1 lớp tool. Combo tool trên Compact tích hợp được cả 2 chức năng này và nằm chung lớp với lưỡi dao chính, vậy là tiết kiệm được chút diện tích.

– Vỏ của Compact có tổng cộng 4 khe, giúp nó cài thêm được chiếc bút bi và một chiếc ghim nhỏ bên cạnh tăm và nhíp như thường thấy, lại tận dụng thêm được chút không gian ít ỏi

Có lẽ nên gọi đây là một chiếc ruột bút thì đúng hơn, nó nhỏ nhưng cần thiết khi cần viết lách, kí giấy tờ quan trọng mà lại không sẵn bút.

Chiếc ruột bút này khá ngắn nên khó cầm, nhưng có một mẹo là kẹp nó vào với cái móc đa năng ở mặt sau như này là ngon lành

Cây ghim được đặt ở vị trí này, rất thông minh vì nó chống rơi tốt. Mình hay dùng nó để chọc khay sim điện thoại nhưng công dụng của nó chắc chắn không dừng lại ở đó.

– Và cuối cùng, ở tool mở rượu vang của Compact có thêm một chiếc vặn vít 2 cạnh cỡ nhỏ, mình hay gọi là “ruột gà”.

Nó nằm gọn trong cái mở rượu khi không cần đến, và rất hữu ích khi vặn mấy con ốc nhỏ của đồ điện tử hay ốc ở kính mắt.

3. Trải nghiệm sử dụng tuyệt vời

Như mình đã đề cập, Victorinox Compact được thiết kế chuyên dụng cho môi trường đô thị với tính năng rất quan trọng đó là chiếc kéo. Kéo không phải là chức năng gì đặc biệt của dòng Vic 91mm, nhưng hiện tại Compact là cây Victorinox 2 lớp duy nhất có chiếc kéo. Nếu không tin bạn cứ thử tìm xem, những cây 2 lớp thông dụng khác như Spartan, Tinker đều không hề có kéo.

Ưu điểm tuyệt vời của Vic 2 lớp là mỏng và nhẹ, Compact nặng có 65g, nhẹ hơn tới 34g so với Huntsman. Sự chênh lệch này là khá đáng kể và có thể cảm nhận rõ được. Cụ thể thì mình bỏ túi Compact hàng ngày trong khoảng 1 tuần, rồi quay trở lại Huntsman thì nó nặng thấy rõ luôn.

Tương quan về độ dày của Huntsman và Compact.

Quay trở lại chiếc kéo. Đây là công cụ mà mình dùng nhiều nhất hàng ngày, có khi hơn cả lưỡi dao chính. Chiếc kéo nhỏ của Victorinox có chất lượng hoàn thiện tốt, sắc bén và lẫy lò xo có thể dễ dàng thay thế nếu dùng lâu bị gãy. Những việc gì hay dùng tới kéo?

– Mình thì hay dùng để cắt chỉ thừa ở quần áo, cắt móng tay, cắt dây và tỉa giấy. Dùng nhiều nhất chính là để cắt móng tay. Tuy chỉ là mấy công việc lặt vặt nhưng trong những tình huống đó mà có đồ để dùng ngay thì mới thấy đáng đồng tiền.

Chiếc kéo của dòng Vic 91mm nằm hết nguyên 1 lớp nên đây là lí do mà những cây Vic 2 lớp khác không trang bị công cụ này.

Chiếc móc đa năng

Ở mặt sau của Compact có tool mở rượu vang và một chiếc móc đa năng. Chính chiếc móc này là một trong những lý do mà mình chuyển qua dùng Huntsman.

Đây có lẽ là công cụ bị coi thường nhất của Victorinox, đa phần là do mọi người không biết dùng nó làm gì. Mình thì khác, dùng cái móc này khá nhiều và đã có hẳn một bài viết về nó:

> 10 công dụng có thể bạn chưa biết của móc đa năng Victorinox <

Nhưng điểm đặc biệt nữa của chiếc móc này trên Compact chính là mặt sau của nó có tích hợp dũa móng tay. Một minh chứng nữa cho thấy mọi không gian của cây dao này được tận dụng triệt để.

4. Công cụ “Combo Tool”

Nhờ có công cụ này mà Compact được trang bị thêm chiếc kéo mà không phải tăng số lượng lớp lên. Thông thường thì chức năng mở nắp chai và mở đồ hộp là do 2 tool riêng biệt đảm nhiệm, compact thì gộp cả 2 vào làm 1.

Về chức năng mở nắp chai thì công cụ này hoạt động ngon lành, không có vấn đề gì.

Còn về chức năng mở hộp thì mình cũng chưa thử tới bởi ở Việt Nam đa số đồ hộp là có quai giật. Nhưng theo đánh giá của nhiều người dùng thì Victorinox Compact mở hộp cũng ổn, không thua gì cái tool thường thấy kia.

Mọi người có thể xem qua video này để hình dung về cách hoạt động của nó.

Khe tuốt vỏ dây điện có thiết kế như thường thấy nên hiệu quả cũng không khác gì.

“Combo Tool” trên các mẫu dao đa năng khác

Công cụ này cũng suất hiện trên nhiều mẫu dao khác của Victorinox, đa phần là đã ngưng sản xuất, ví dụ như:

  • Victorinox Bantam
  • Victorinox Waiter
  • Victorinox Scientist
  • My First Victorinox
  • …..

5. Tại sao Victorinox Compact lại đắt vậy?

Trong cộng đồng có nhiều tranh luận về giá bán của Compact, đa phần cho rằng nó là một thiết kế độc nhất nên Victorinox cố tình “làm giá”. Thực ra đây là ý đúng nhưng chưa đủ bởi sau khi tìm hiểu mình thấy được vài lí do nữa hợp lý hơn:

  • Công cụ “Combo Tool” được sử dụng trên rất ít các mẫu dao của Victorinox nên nó phải sản xuất với số lượng nhỏ -> tăng chi phí
  • Móc đa năng của Compact cũng độc nhất khi có dũa móng tay ở mặt sau, lại phải sản xuất với số lượng nhỏ -> tăng chi phí
  • Vỏ cán của Compact cũng đắt hơn loại vỏ thường thấy chỉ có khe gắn tăm và nhíp
  • Một vài mẫu dao đa năng Victorinox được lắp ráp bằng tay chứ không phải máy, mình tin Compact là một trong số đó -> tăng chi phí
  • Compact là cây Vic 2 lớp duy nhất còn được sản xuất mà được trang bị kéo -> sự độc nhất -> giá bán tăng
  • Cuối cùng thì do công năng của Compact quá tốt và tối ưu, nếu giá mà tầm 5-600.000đ thì chắc chắn không ai thèm mua các mẫu khác như Spartan hay Tinker nữa.

6. Hạn chế của Victorinox Compact

Victorinox Compact là cây dao đa năng tuyệt vời cho EDC trong đô thị, nhưng nó cũng có khuyết điểm nhất định:

  • Thiếu vặn vít 2 cạnh cỡ nhỏ

Trên tool mở đồ hộp thường thấy của dòng 91mm có một chức năng mình rất hay dùng đó là cái đầu vặn vít 2 cạnh cỡ nhỏ. Thực tế nó dùng tốt cho cả nhiều loại vít Phillips 4 cạnh.

“Combo Tool” trên Compact không làm được điều này, nó chỉ vặn được những con ốc 2 cạnh cỡ lớn. Nhìn chung thì Victorinox Compact gần như vô dụng hoàn toàn trước các loại ốc vít 4 cạnh!

  • Thiếu lưỡi dao nhỏ

Thiết kế tối giản không cho phép Compact có thêm lưỡi dao nhỏ, một điều khá đáng tiếc. Lưỡi dao nhỏ của Vic 91mm có sự linh hoạt tuyệt vời khi dùng để rạch thùng hay cắt gọt những vật nhỏ, cần kiểm soát lực tốt.

Như mình là không có nhu cầu sử dụng gì quá đặc biệt nên có thể dùng lưỡi dao chính để thay thế được. Cái này tùy mỗi người nhé!

7. Có nên mua dao đa năng Victorinox Compact không?

Mình nhận ra rằng Compact là một cây dao đặc biệt, và người mua nó đa phần là có đủ trải nghiệm với các mẫu khác rồi. Họ biết chính xác nhu cầu sử dụng của mình tới đâu, và lúc đó Compact như một chân ái cuộc đời vậy!

Còn với những người mới bắt đầu và muốn chọn cây dao đa năng đầu tiên thì mình khuyên nên mua:

  • Victorinox Huntsman – tối ưu cho cả sử dụng outdoor, nhược là không có vặn vít 4 cạnh
  • Victorinox Filedmaster – gần giống hệt Huntsman, được thay tool mở rượu bằng vặn vít 4 cạnh
  • Victorinox Tinker – trùm EDC đô thị trong tầm giá, có tới 4 phiên bản khác nhau (tại bài viết NÀY).
  • Victorinox Classic SD – cỡ nhỏ 58mm, cơ bản nhất để treo móc khóa

Review Sofirn SP31 V2: sự lựa chọn giá rẻ hơn của Fenix PD35?!

0

Sofirn SP31 V2 là mẫu đèn pin có thiết kế và cấu hình rất giống với dòng Fenix PD35, PD32 nhưng giá bán chỉ ~ 1/4.

Nếu ai đã có nhiều trải nghiệm với Sofirn thì sẽ thấy đèn của họ có chất lượng thực sự tốt so với giá bán và SP31 V2 cũng không phải ngoại lệ. Nó mang một cấu hình rất tiêu chuẩn với thân dùng pin 18650, sáng 1200 Lumens, chiếu xa 200 mét và cách bố trí công tắc giống của Fenix.

> Sofirn SP31 V2 đang có giá bán 695.000đ tại EDCZone với chế độ bảo hành 1 năm chính hãng <

1. Video

2. Thông số kĩ thuật

  • Bóng Led: Cree XP-L HI, tuổi thọ 50.000h
  • Nhiệt màu: 6500k (ánh sáng trắng)
  • Độ sáng tối đa: 1200 Lumens
  • Chiếu xa: 200 mét
  • Loại pin: dùng 1 pin 18650
  • Số các mức sáng: 5 mức + 2 chế độ nháy (SOS/Strobe)
  • Nhớ mức sáng cuối: có
  • Thời lượng sáng: 2h37p – 291h
  • Vật liệu: hợp kim nhôm hàng không 6061, xử lí mạ Anodized HA Type III siêu cứng
  • Kích thước: 133.5 x 23.4 mm (chiều dài x đường kính đầu)
  • Trọng lượng: 116g (cả pin)
  • Chống nước: IP68, chống nước ở độ sâu 2m trong 30p

3. Đánh giá chi tiết

Nhìn qua cái hộp cứ tưởng đèn của Fenix, mỗi tội không có tí thông tin gì về sản phẩm kể cả cái tên.

Điểm cộng của Sofirn là giá rẻ nhưng phụ kiện luôn đầy đủ và chất lượng đều tốt chứ không phải bỏ vào cho có. Bao gồm:

  • 1 viên pin sạc 18650 3000mAh của Sofirn
  • Cáp sạc Micro USB
  • Bộ sạc đơn (mình quên bỏ vào chụp cùng)
  • Dây đeo tay
  • O-ring chống nước sơ cua
  • HDSD

SP31 V2 không có cổng sạc trên thân nên Sofirn cho đi kèm 1 bộ sạc đơn.

Đây là bộ sạc chỉ chuyên cho pin sạc Lithium Ion các kích cỡ, chất lượng hoàn thiện tốt, có tự ngắt khi pin đầy.

Nó hỗ trợ pin Lithium Ion các kích cỡ: 26650, 18650, 16650, 16340, 14500, 10440. Mình lắp thử pin 21700 có mạch bảo vệ vào thì không vừa.

Mình thấy để dùng bộ này cũng ổn nếu không có nhu cầu quá cao bởi dòng sạc của nó khá chậm, chỉ ~ 0.75A = 750mA.

Bộ sạc sử dụng chuẩn Micro USB.

Viên pin sạc 18650 đi kèm có chất lượng tốt, cực dương được làm lồi nhưng không có mạch bảo vệ.

Sofirn SP31 V2 có kích thước tương đồng với Fenix PD35 V3 với chiều dài ~ 13.3cm nhưng đường kính cây này lại nhỏ hơn chút.

Cụ thể là 23.4mm so với 25.4 của PD35 V3.

Sự chênh lệch cũng không quá đáng kể. Những cây đèn có đường kính đầu < 30mm kiểu này rất phủ hợp để bỏ túi mà không bị vướng hay cộm.

Đối với mình thì đèn chạy 1 pin 18650 có kích thước tầm này vẫn là chân ái. Sự kết hợp hoàn hảo giữa kích thước và hiệu năng chiếu sáng.

Tổng trọng lượng cả pin rơi vào ~ 116g.

Nếu so về cấu hình thì SP31 V2 rất tương đồng với Fenix PD35 V2, nhưng cây đó đã ngưng sản xuất nên mình đặt tạm với PD35 V3.

Khi đặt 2 cây này cạnh nhau thì sẽ thấy chúng có nhiều sự tương đồng về thiết kế tổng thể, đặc biệt là cách bố trí công tắc.

Chính vì cách thiết kế công tắc và giao diện sử dụng giống hệt dòng Fenix PD35 nên mình mới bảo SP31 V2 là một phiên bản giá rẻ hơn.

Xét về chất lượng hoàn thiện thì SP31 V2 được khoảng 7.5/10 so với Fenix, không hề tệ với mức giá bán chỉ ~ 1/3.

Mình tin với những người đang dùng quen đèn của các hãng lớn với chất lượng hoàn thiện tốt mà cầm qua Sofirn thì cũng không thấy thất vọng. Có thể nói Sofirn là một trong những thương hiệu góp phần định hình lại thị trường đèn pin giá rẻ chất lượng tốt.

Cây này không có nhiều chi tiết nhỏ và phức tạp như PD35 V3 mà theo hướng đơn giản hơn. Đây là một nước đi khôn ngoan!

Một điểm đáng chú ý nữa là lớp mạ Anodize của Sofirn làm thực sự ổn, thua Fenix về độ mịn nhưng với mức giá này thì không đòi hỏi được gì nhiều.

Cây đèn này tháo được làm 3 khúc như trong ảnh. Chú ý là ren vặn ở phần đầu đèn sẽ dài hơn ở đuôi nên phải lắp đúng chiều đèn mới hoạt động được.

Thân đèn khá mỏng và đây cũng là lí do khiến trọng lượng tổng thể rất nhẹ so với đèn trong phân khúc này.

Ren vặn dạng vuông, sạch sẽ và được mạ anodzie tử tế.

Tiếp xúc pin ở đuôi và đầu đèn đều là dạng lò xo, điều này có nghĩa SP31 V2 có thể sử dụng tốt cả pin 18650 đầu phẳng.

Bezel làm phẳng hoàn toàn nên không có tác dụng phá kính hay tự vệ vật lý.

Hệ thống quang học của cây này gồm led Cree XP-L HI và chóa trơn, một combo chiếu xa không mới mẻ nhưng đối vẫn mình vẫn rất chuẩn mực, đủ dùng cho nhiều năm nữa.

Mặt kính có phủ AR với đặc trưng là nhìn nghiêng có ánh tím. Sofirn không cố định trong việc dùng kính AR cho đèn của mình, cây có cây không.

Ánh sáng cho ra khá đẹp, tròn đều, không có vùng nhiễu.

Nhưng có một đặc trưng của những cây đèn dùng chóa phản xạ dạng trơn nói chung đó là nếu nhìn kĩ thì ở tâm ánh sáng sẽ có một vùng tối nếu chiếu vào tường ở khoảng cách gần. Cây SP31 V2 này nhìn thấy khá rõ vùng tối ở độ sáng thấp, nó cũng không ảnh hưởng mấy đến trải nghiệm sử dụng.

SP31 V2 có thiết kế 2 công tắc điển hình cùng giao diện sử dụng rất giống Fenix.

Công tắc đuôi đảm nhiệm việc bật/tắt đèn.

Công tắc đặt ở đầu đèn sẽ dùng để chuyển các mức sáng, kích hoạt nháy Strobe. Ở chính giữa công tắc này có 1 đèn led nhỏ để báo dung lượng pin. Đèn báo xanh là pin đầy, chuyển đỏ khi pin sắp cạn.

Công tắc đuôi của SP31 V2 có kích thước khá lớn. Còn về cảm giác bấm thì mình đánh giá là tạm ổn, có lẽ do đang dùng quen công tắc của Fenix nên chuyển qua cây này thấy bị kém hơn.

Kém hơn ở đây là cảm giác bấm, kiểu công tắc đuôi của Sofirn có hành trình ngắn và độ nảy không tốt bằng. Còn độ nhạy thì ok.

Được cái là kích thước khá lớn nên dùng tốt kể cả khi đeo găng tay.

Công tắc chức năng ở đầu đèn thì rất tốt, cứng cáp và nhạy, không hề có cảm giác lỏng lẻo.

4. Giao diện sử dụng

Nếu đang dùng quen PD35 hay PD32 của Fenix thì qua cây SP31 V2 này sẽ không mất thời gian làm quen lại bởi giao diện sử dụng y xì đúc.

Công tắc chính (ở đuôi đèn):

  • Nhấn và giữ với 30% lực để bật đèn tạm thời, nhả tay ra đèn sẽ tắt
  • Nhấn hết hành trình công tắc đến khi nghe tiếng click để bật đèn cố định, thao tác tương tự để tắt

Công tắc phụ:

  • Khi đèn đang bật, nhấn công tắc này để chuyển qua lại 5 mức sáng: 5 – 50 – 160 – 500 – 1200 Lumens
  • Khi đèn đang bật, nhấn giữ 1.2s để kích hoạt chế độ nháy Strobe, nhấn thêm 1 lần để chuyển qua nháy SOS, nhấn giữ để trở về chế độ sáng bình thường.

Sofirn SP31 V2 có chức năng nhớ mức sáng cuối cùng được sử dụng

5. Khả năng chiếu sáng

5.1 – Trong nhà

5 Lumens

50 Lumens

160 Lumens

500 Lumens

1200 Lumens

5.2 – Ngoài trời

1200 Lumens

500 Lumens

1200 Lumens, tầm chiếu xa hiệu quả ~ 120 mét đổ lại.

1200 Lumens.

6. Thời lượng hoạt động (runtime)

SP31 V2 được Sofirn trang bị tính năng kiểm soát nhiệt độ chủ động ATR giống trên IF22A hay C8L. Cảm biến trên driver sẽ kiểm soát không cho nhiệt độ của đèn vượt quá ~ 55°C vậy nên mình phải đo runtime ở 2 trường hợp:

  • TH1: có sự hỗ trợ của 1 quạt tản nhiệt bên ngoài
  • TH2: không có quạt tản nhiệt

Turbo 1200 Lumens

  • Đường màu xanh (có quạt tản nhiệt): độ sáng giảm từ 1200 lumens xuống 480 Lumens sau 2 phút và có xu hướng tăng dần khi nhiệt độ của đèn giảm. Tổng runtime đạt 128 phút ~ 2.13 tiếng.
  • Đường màu cam (không có quạt tản nhiệt): thấy rõ là đèn giảm độ sáng từ 1200 xuống ~ 480 Lumens sau 3 phút và duy trì 1 mạch tới khi hết pin chứ không tăng thêm. Tổng runtime đạt 164 phút ~ 2.73 tiếng.

High (500 Lumens)

Ở độ sáng 500 Lumens này thì không có sự khác biệt quá nhiều khi có và không sử dụng thêm quạt tản nhiệt. Đèn duy trì rất ổn định tới khi hết pin, tổng runtime đạt ~ 2.78 – 2.8h. 

Mình khá bất ngờ khi SP31 V2 có thể duy trì ổn định ở độ sáng 500 Lumens này. Và đây là độ sáng rất thực dụng, đủ cho gần như mọi nhu cầu chiếu sáng ngoài trời.

Bật Turbo liên tục 15p thì nhiệt độ đầu đèn vẫn chưa tới 50°C, chứng tỏ ATR hoạt động tốt.

Còn thân đèn chỉ hơi ấm, vẫn cầm thoải mái.

7. Tổng kết

Nhìn chung Sofirn SP31 V2 sẽ phù hợp với 2 đối tượng khách hàng:

  • 1 là những người cần một cây đèn nữa để dự phòng, yêu cầu là giá tầm trung và chất lượng tốt
  • 2 là những người không muốn chi quá nhiều cho một cây đèn pin và muốn sử dụng đa mục đích, về lâu dài.

Ưu điểm:

  • Chất lượng hoàn thiện tốt
  • Giao diện sử dụng đơn giản, hiệu quả
  • Phụ kiện đi kèm đầy đủ

Hạn chế:

  • Bản dùng led Cree XP-L này cho ánh sáng hơi trắng quá và thấy khá rõ vùng đen ở tâm sáng khi chiếu tầm gần
  • Không truy cập nhanh được Turbo hay Strobe qua công tắc đuôi
  • Bezel phẳng

Tóm lại Sofirn SP31 V2 làm tốt vai trò của một cây đèn pin cho những nhu cầu sử dụng thông thường hơn là tác chiến và tự vệ cá nhân.

Giới thiệu gia đình Victorinox Tinker: trùm EDC trong đô thị

0

Cây dao đa năng Victorinox 91mm đầu tiên của mình cách đây hơn 2 năm chính là Tinker (bản tiêu chuẩn). Nếu như không bị thất lạc mất thì tới tận bây giờ cây Tinker đó vẫn là vật bất ly thân của mình.

Gia đình Victorinox Tinker có tới 4 người anh em và tất cả đều sinh ra cho mục đích EDC trong đô thị hay trong các chuyến du lịch, phượt bằng xe máy,… Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu từng cây một để giúp mọi người có thể lựa chọn đúng với nhu cầu sử dụng của bản thân.

Các bạn có thể liên hệ Bisu.vn để mua Victorinox nói chung và dòng Tinker nói riêng, tất cả đều là hàng mới với giá bán rất tốt.

Video

 

Điều tạo nên sự khác biệt của Tinker với các dòng dao đa năng khác của Victorinox đó là:

  • Không có cưa gỗ
  • Thay tool mở rượu vang bằng vặn vít 4 cạnh

Cho nên mình mới nói Tinker là dòng dao đa năng sinh ra để dùng trong môi trường đô thị hay các chuyến du lịch, đi chơi xa bằng xe máy. Thực ra các hoạt động outdoor thì Tinker vẫn đáp ứng tốt, chỉ là không cưa được gỗ mà thôi.

Chắc mọi người vẫn hay nghe lời khuyên rằng nên chọn một cây Victorinox có tool mở rượu vang thì chức năng vặn vít thì có thể dùng tool mở nắp chai cũng được?! Điều này không sai nhưng cái vặn vít 4 cạnh có giá trị riêng của nó và ngoài chức năng chính như vậy thì nó còn làm được 1 việc rất hay ho mà lát mình sẽ tiết lộ. Còn để mở nắp chai rượu vang thì bạn có thể dùng cái lưỡi dao nhỏ cộng thêm chút khéo tay là làm được, tất nhiên nhìn sẽ không được đẹp lắm.

Tương quan về độ dày của các phiên bản.

 

1. Victorinox Tinker – 91mm (bản tiêu chuẩn)

Đây cũng là cây Tinker mà 2 năm trước mình từng sở hữu. Phiên bản tiêu chuẩn này đặt nền móng để phát triển thêm 3 mẫu Tinker còn lại.

Cây này hiện đang có giá 510.000đ cho hàng mới chưa qua sử dụng tại Bisu.vn

Victorinox Tinker có tổng cộng 12 chức năng. Cây này rất tương đồng với Spartan chỉ có điều tool mở rượu vang ở mặt sau được thay bằng vặn vít 4 cạnh. Vậy nên nếu thực sự cần tool mở rượu vang thì có thể cân nhắc chọn Spartan.

Mình rất yêu cây Tinker này là bởi sự gọn nhẹ và tối giản của nó. Đây là dòng Vic 2 lớp nên độ dày chỉ 14mm, các chức năng thì đủ dùng không thừa không thiếu, đặc biệt trong môi trường đô thị.

Trọng lượng chỉ vỏn vẹn 61g, trong khi cây Huntsman hiện mình đang dùng là 99g. Huntsman vẫn đủ nhẹ nhàng nhưng một khi đã dùng cả Tinker thì bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt này về trọng lượng.

Mặt sau cũng chỉ có 2 tools.

Bây giờ chúng ta sẽ bung từng chức năng một. Cơ bản nhất thì vẫn là lưỡi dao chính và lưỡi nhỏ rồi. Dù tối giản đến đâu cũng phải có ít nhất 1 trong 2 chức năng này, nếu không thì đâu còn gọi là dụng cụ đa năng nữa.

Lưỡi dao chính của Victorinox dòng 91mm thì quá quen thuộc rồi, thiết kế hoàn hảo cho những công việc cắt gọt nhẹ nhàng, chế biến đồ ăn. Trong các chuyến outdoor nhẹ nhàng thì mình chỉ cần mang 1 cây Vic 91mm này là đủ, không cần các loại dao to chuyên dụng.

Vì không có khóa lưỡi nên phải rất lưu ý khi sử dụng, đăc biệt không dùng để đâm hay tác động lực vào sống dao vì nó có thể khiến toàn bộ lưỡi bị gập lại và cắt vào tay. Lưỡi dao của Victorinox giữ sắc tốt và rất dễ mài với những bộ mài dao đang bán tại Bisu.

Lưỡi dao nhỏ phù hợp với những công việc cắt gọt cần dùng nhiều lực vì nó dễ kiểm soát hơn. Mình tay dùng lưỡi nhỏ này để gọt bút chì, rạch thùng, cắt băng dính,…

Không thể thiếu được cái tool quen thuộc này, nó tích hợp ít nhất 3 chức năng trong 1 bao gồm:

  • Mở nắp chai
  • Đầu phẳng dùng để nậy nắp hộp hay vặn vít 2 cạnh
  • Khi nhỏ ở dưới để tuốt vỏ dây điện

Vì có thể dùng để nậy nên tool này được làm dày dặn, chắc chắn.

Đối diện là tool mở đồ hộp kiêm vặn vít 2 cạnh cỡ 2mm. Đa phần đồ hộp sản xuất tại Việt Nam đều có sẵn quai giật, nhưng các loại hộp nhập khẩu thì vẫn phải dùng đến tool này nhiều.

Cái vặn vít 2 cạnh cỡ nhỏ này rất được việc, nhưng không nên dùng quá nhiều lực bởi thép cũng mỏng.

Vậy là hết 4 tools ở mặt trước, giờ tới mặt sau.

Nổi tiếng nhất của dòng Tinker chính là cái vặn vít 4 cạnh. Việc đặt nằm dạng chữ T như này giúp thao tác vặn có nhiều lực hơn. Điển hình nhất là việc mở dàn áo của xe máy thì phải dùng cái này mới làm nổi, chứ tool mở nắp chai hay đồ hộp chỉ dùng vặn nhẹ nhàng thôi.

Và khi kẹp vào giữa 2 ngón tay như này thì chúng ta có một dụng cụ tự vệ vô cùng hiệu quả.

Có khả năng gây sát thương rất lớn.

Đầu vặn được gia công rất chính xác, hạn chế tòe ốc khi vặn.

Tool cuối cùng ở mặt sau là dùi đục kiêm khâu bao da. Với một cạnh làm sắc thì nó có thể xuyên qua nhiều vật liệu khác nhau.

Hướng dẫn khâu đồ da với cái dùi này.

Và cuối cùng thì tăm, nhíp cất ở vỏ nhựa và cái móc cũng được tính là 1 chức năng.

2. Victorinox Small Tinker – 84mm

Thu nhỏ Tinker bản tiêu chuẩn một chút là chúng ta đã có Small Tinker. Với kích thước 84mm thì Small Tinker nhỏ gọn hơn, nhẹ hơn mà công năng vẫn được giữ nguyên.

Small Tinker cũng có 12 chức năng y hệt như Tinker chiêu chuẩn. Kích thước gọn hơn sẽ phù hợp cho những ai có túi quần chật hoặc phái nữ sử dụng.

Giá bán của Small Tinker là 490.000đ

Bây giờ nếu mua lại thì chắc mình sẽ chọn Small Tinker bởi 84mm là một kích thước không quá to cũng không quá nhỏ, nó kiểu vừa tay và vừa miếng.

Trọng lượng nhẹ chỉ 54g, ngang một quả trứng gà.

Các tool chính thì sẽ nhỏ hơn Tinker 91mm tiêu chuẩn một chút nhưng công năng không bị ảnh hưởng nhiều, vẫn cắt gọt thoải mái.

Các tools ở mặt sau thì vẫn giữ nguyên kích thước.

3. Victorinox Super Tinker – 91mm

Cao cấp hơn thì chúng ta có Super Tinker với tổng cộng 14 chức năng. Tăng thêm số chức năng đồng nghĩa với việc cây dao sẽ dày hơn 1 lớp.

So sánh độ dày với Tinker tiêu chuẩn.

Trọng lượng 84g.

Super Tinker được trang bị thêm kéo và móc đa năng ở mặt sau.

Giá bán của Victorinox Super Tinker là 810.000đ.

Việc được trang bị thêm kéo giúp Super Tinker là sự lựa chọn tuyệt vời cho dân văn phòng hay những ai thích làm đồ thủ công, DIY,…

Kéo của Victorinox 91mm có kích thước hợp lý, không quá nhỏ như dòng 58mm nên nó được việc hơn. Kéo này có thể dùng cắt giấy, bìa mỏng, dây,…

Nó sử dụng lẫy lò xo có thể tháo rời, dễ dàng thay thế nếu chẳng may bị gãy.

Ở mặt sau chúng ta có thêm một cái móc đa năng giống hệt trên Huntsman. Với cấu tạo đơn giản nhưng cái móc này thực sự đa năng đúng như cái tên của nó. Bạn có thể nghĩ ra vô số việc để tận dụng chức năng này nhưng mình hay dùng để:

  • Xách quai nồi dã ngoại đang đun trên bếp
  • Thắt dây giày
  • Xách túi Nylon nặng

Sắp tới mình sẽ làm một bài viết tổng hợp các chức năng của cái móc này.

Vậy là nếu bạn thực sự cần một cây kéo cho các công việc hàng ngày thì hãy chọn Super Tinker. Chiếc móc đa năng có thể coi là một khuyến mãi thêm.

4. Victorinox Deluxe Tinker – 91mm

Và trùm cuối là Deluxe Tinker, cây có nhiều chức năng nên giá cũng đắt nhất (1.210.000đ).

Deluxe Tinker có 18 chức năng và nó là dòng 4 lớp, dày hơn gấp đôi so với Tinker tiêu chuẩn.

Trọng lượng 121g.

Giá trị nhất của cây này chính là một cái kìm rất độc đáo.

Một cái kìm nhỏ này kiêm tới 3 chức năng:

  • Cắt dây nhỏ
  • Mũi dẹt
  • Mũi kẹp để vặn Bu lông

 

Mình thấy cắt dây không phải chức năng chính của cái kìm nhỏ này. Nó hữu dụng hơn cho những mục đích như nhổ đinh khỏi lốp xe, uốn dây kim loại mỏng hay vặn bu lông nhỏ. Trong các chuyến đi xa bằng xe máy nếu chẳng may lốp bị cán đinh và bạn có mang theo đồ để vá thì vẫn cần cây kìm này để nhổ cái đinh ra.

Rất dày dặn.

Kìm dùng lẫy giống của kéo nên dễ thay thế nếu bị gãy.

Tuy là dòng Vic 4 lớp nhưng cái kìm này của Deluxe Tinker phải dày gấp rưỡi 1 lớp bình thường. Mình đặt cây Huntsman cũng là dòng 4 lớp ở bên cạnh cho mọi người dễ hình dung.

Ngoài ra Deluxe Tinker vẫn có cả kéo.

Mặt sau đầy đủ 3 tools như Super Tinker.

Cùng mình xây dựng 1 túi EDC (Everydaycarry)

0

Với những người theo bộ môn EDC (Everydaycarry) thì ít khi nào ra đường mà chỉ mang 1-2 món đồ. Để mình tính sơ sơ mấy món căn bản nhé:

  • Đèn pin
  • Dao hoặc dụng cụ đa năng
  • Bút, sổ
  • Bật lửa (mình không hút thuốc nhưng vẫn mang theo)
  • ….

Đó chỉ là cơ bản chứ có người còn mang nhiều hơn nữa. Bây giờ bỏ hết túi quần hay túi áo thì cồng kềnh mà lấy đồ ra cũng bất tiện, chưa kể lỡ mất có khi còn không biết cơ. Còn đi chơi xa cũng vậy, bỏ hết vào balo thì hên xui vì nhiều đồ lặt vặt cũng khó mà quản lý. Giải pháp hiệu quả nhất chính là mấy chiếc túi chuyên đựng đồ EDC như này.

Dưới đây là vài hình ảnh mình sưu tầm trên mạng về túi EDC.

Ưu điểm rõ ràng nhất của túi EDC là dễ quản lý và sắp xếp mấy món đồ nhỏ như này. Lấy ra sử dụng hay cất vào đều tiện lợi mà mất gì là biết ngay.

Trong bài viết này mình cũng sẽ xây dựng 2 set đồ EDC và Review luôn 2 mẫu túi mà mình rất ưng của Maxpedition và Vanquest.

Không có bất kì hạn chế nào trong việc xây dựng một túi EDC, cái này hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu mỗi người. Như bản thân mình thì sẽ xoay quanh mấy món căn bản nhất là đèn pin và dụng cụ đa năng, rồi sẽ thêm thắt các thứ sau.

Mình sẽ để giá và nơi mua hàng của từng món trong bài viết này, các bạn click thẳng vào tên sản phẩm là ra.

1. Set EDC #1

Ở Set #1 này mình sẽ sử dụng túi Maxpedtion Micro Pocket Organizer với mục đích là có thể bỏ gọn vào trong túi quần.

Túi có 3 màu như hình và đang được bán với giá 660.000đ tại EDCZone.com.

Sở dĩ có mức giá cao như vậy là bởi túi hay balo của Maxpedition nói chung đều được làm từ những vật liệu cao cấp, đảm bảo độ bền tới rất nhiều năm sử dụng. Như chiếc Micro Pocket Organizer này làm từ vải Cordua 800-D siêu bền, chống mài mòn và kháng nước nhẹ.

Với những chiếc túi rẻ tiền không tên tuổi từ Trung Quốc thì về cơ bản vẫn dùng được thôi, nhưng được 1 thời gian là vải có thể bị mủn, rách. Các đường mai không đạt chất lượng có thể bị bung ra,… rất nhiều vấn đề.

Còn hàng xịn thì đường may cực kì chắc chắn.

Khóa kéo sử dụng của hãng YKK, đảm bảo tuổi thọ trọn đời sản phẩm (hiểu nôm na là tỉ lệ hỏng cực thấp). Khóa YKK dùng cho các loại túi hay balo đều có khả năng chịu lực tốt hơn bình thường.

Đi vào vấn đề chính thì đây là nội thất bên trong của Maxpedition Micro Pocket, và bên cạnh là những món đồ mình sẽ nhét vào. Chiếc túi này hoàn toàn có thể chứa nhiều hơn nhưng nhu cầu của mình chỉ có vậy, và chủ yếu cần nhỏ gọn để bỏ túi quần/áo khoác được.

Cho hết vào thì nhưa này, gọn gàng ngăn nắp. Nãy mình quên không bỏ cái bật lửa vào chụp.

Túi lưới mặt ngoài để bỏ mấy món thường xuyên sử dụng.

Tổng trọng lượng gần 300g.

Có vẻ khó tin nhưng cả set này nằm gọn trong túi quần thể thao hoặc áo khoác, còn quần Jean thì chắc chắn không vừa rồi.

# Danh sách đồ trong túi: 

1. Victorinox Onehand Soldier 08 – Giá 1.200.000đ

Thường thì mình bỏ túi quần cây Victorinox Huntsman dòng 91mm cho gọn, nhưng nếu dùng túi EDC thì nhét luôn cỡ 111m dùng cho thích.

Mình thích cây Onehand Soldier 08 này bởi màu nó đẹp, các chức năng đủ dùng đặc biệt có lưỡi dao răng cưa mở 1 tay và cưa gỗ.

Đủ dùng cả trong đô thị lẫn ra ngoài thiên nhiên.

2. Đèn pin Fenix E09R – Giá 980.000đ

Một mẫu đèn pin EDC cực kì ngon đủ đáp ứng cường độ sử dụng thấp tới trung bình. Ngoài kích thước nhỏ gọn và độ sáng cao tức thời tới 600 Lumens ra thì điểm mình thích nhất ở mẫu này là tích hợp sẵn pin sạc và cổng Type-C ẩn trên thân.

Viên pin của E09R có điện thế 3.7v và dung lượng tới 800mAh, khá dư giả để dùng loanh quanh trong đô thị hoặc outdoor nhẹ nhàng. Cổng sạc Type-C của đèn được làm ẩn đi, phải xoáy phần nắp đậy ra mới thấy nên đảm bảo chống nước.

Sạc nhanh gọn với nguồn USB thông dụng.

Cây E09R có nhiều mức sáng linh hoạt và độ sáng cao nhất tới 600 Lumens nhưng cũng chỉ dùng khi cần thiết chứ không duy trì lâu được.

Bài Review chi tiết Fenix E09R click vào ĐÂY.

3. Bật lửa

Bật lửa 10k mua trong tạp hóa là đủ dùng rồi. Chính ra loại này còn thực dụng hơn là mang hàng đắt tiền như Zippo bởi rất dễ bị bay hết xăng.

4. Kabar Tactical Spork – Giá 290.000đ

Mình rất là ngại sử dụng thìa đũa khi đi ăn hàng quán nên là hay tự mang đi.

Trong tiếng anh thì “Thìa” = Spoon còn cái “Nĩa” = Fork. Kết hợp cả 2 món này lại chúng ta có thứ gọi là Spork. Mình dùng món Spork này cũng được 2 năm rồi và thấy nó cực tiện, thay thế hết cả đũa, thìa và nĩa luôn.

Cây Karbar Spork này có chất lượng khá tốt, làm bằng nhựa cứng an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi dùng bình thường nó sẽ như cái ảnh đầu tiên.

Còn tách đôi ra thì nó sẽ như này, có thêm cái dao lưỡi răng cưa để cắt thịt rất lợi hại.

Ngoài ra có thể dùng để tự vệ khi cần. Mình thích lưỡi răng cưa bởi nó rất lâu mới phải mài lại và cắt đồ ăn dai như thịt thì tuyệt vời luôn.

Điểm trừ là cái khớp nối này hơi lỏng lẻo, nó không tự rụng ra được nhưng cầm thấy khó chịu.

5. Thước dây Picco 150cm – Giá 90.000đ

Cái thước này là hàng sản xuất tại Đức luôn, cực xịn mà giá thì quá rẻ. Kích thước nhỏ gọn giúp nó phù hợp treo móc khóa hay bỏ mấy túi EDC như này.

Mặt này là hệ cm, mặt sau hệ inch.

Bấm cái nút nhỏ này là thước tự thu vào. Nói chung mình thấy đây là cái thước dây bỏ túi tốt nhất trong tầm giá.

Tạm thời là mấy món như vậy. Mình đang cân nhắc bỏ thêm cục pin dự phòng nhỏ nhỏ với sợi cáp sạc nhưng nó làm túi dày quá, chỉ phù hợp bỏ balo.

2. Set EDC #2

Set #1 là để bỏ túi quần, còn Set #2 với mục đích để trong balo nên sẽ dùng túi to hơn và cho nhiều đồ hơn.

Mình dùng túi Vanquest PPM – HUGE 2.0 giá 790.00đ

Vanquest cũng làm một thương hiệu lớn bên Mỹ chuyên sản xuất túi và balo với chất lượng tương đương Maxpedition, chỉ có điều tư duy thiết kế sẽ khác.

Họ cũng dùng vải Codura và khóa YKK, các đường may chắc chắn với nhiều lớp,…

Mặt sau của chiếc Vanquest PPM – Huge 2.0 này có hệ thống Molle để gắn bên ngoài các loại balo tương thích.

Bạn cũng có thể mua thêm cái dây này của Vanquest giá chỉ 240.000đ để dùng như túi đeo chéo.

Tư duy thiết kế của Vanquest khác Maxpedition ở chỗ là nội thất làm cực kì nhiều ngăn, nhiều đến nỗi mình còn bối rối không biết nhét đồ gì cho phù hợp.

Ngăn cài lớn nhỏ các kiểu.

Sau khi cân nhắc thì mình nhét nguyên đống này vào.

Và cái túi nó dày cỡ này khi đóng lại. Lúc này mới thấy giá cái khóa YKK chịu lực nó giá trị cỡ nào, chứ khóa “rỏm” thì chắc 3 hôm là bung rồi.

Ngoài cái Kabar Spork để đi ăn trực và bật lửa ra thì mình thay đổi vài món:

1. Kìm đa năng Leatherman REV – Giá 890.000đ 

REV là cây kìm mà mình thấy là ngon trong tầm giá dưới 1 triệu. Nhỏ gọn, hoàn thiện tốt, 14 chức năng đủ dùng trong đô thị hay sửa chữa xe cộ khi đi xa.

Cây này mỏng và trọng lượng chỉ hơn 160g chút nên phù hợp bỏ cái túi Vanquest kia.

Chất lượng hoàn thiện tốt, thương hiệu Mĩ,… nói chung không có gì nhiều để chê.

Mình cũng vừa có bài Review chi tiết cây này tại ĐÂY

2. Đèn pin Vezerlezer ED10 – Giá 730.000đ

Không có gì phù hợp hơn để nói về cây này ngoài “Ngon – bổ – rẻ”. Để biết rõ hơn các bạn nên đọc bài Review:

> Vezerlezer ED10: ngôi sao mới trong đèn pin giá tầm trung <

Độ sáng khủng tới 2200 Lumens.

3. Mỏ lết Mini Bahco – Giá 765.000đ

Mình hay đi xa bằng xe máy nên bỏ thêm cái mỏ lết mini để mở mấy ốc Bu lông khi cần. Cái này dài có 11cm nhưng mà dùng ngon lành đấy chứ không phải làm cảnh đâu.

Hoàn thiện ngon, chất liệu thép cứng mạ Crom chống gỉ, sản xuất tại Tây Ban Nha.

Đầu vặn cực khít, không rơ lắc như hàng rẻ tiền.

4. Còi Titanium của Tacray – Giá 820.000đ

Các bạn mua cái còi rẻ vài chục nghìn cũng được, không nhất thiết dùng hàng đắt như này nhưng căn bản mình thấy chất lượng nó tốt.

Mục đích chính mình mang còi là để báo hiệu trong các tình huống không may bị mắc kẹt đâu đó (bởi sức đâu mà hét mãi).

Cái còi này làm hoàn toàn bằng Titanium cao cấp nên rất nhẹ, thiết kế 2 lỗ không có viên bi như mấy loại còi nhựa rẻ tiền nên dính nước vẫn thổi bình thường.

Mình không rõ cường độ âm của nó bao nhiêu dB nhưng thổi nhẹ thôi kêu cũng điếc cả tai.

5. Bút và sổ

Các bạn mua sổ + cái bút bi thiên long hoặc bút chì cho rẻ. Mình thích làm màu nên nhét quyển Filednotes của Mĩ và bút Titanium của Tacray vào.

Cái bút này giá 1.400.000đ, làm hoàn toàn bằng Titanium, gia công tinh xảo và có vài chức năng hay ho.

Cơ cấu đóng mở kiểu “bolt action“.

Đuôi bút có hạt Sứ siêu cứng để phá kính.

và một con quay nhỏ để nghịch lúc rảnh cho đỡ buồn.

6. Sạc dự phòng và cáp sạc

Mình dùng loại 10.000mAh cho gọn, ai thích mỏng nữa có thể mua loại 5000mAh.

Kìm đa năng Leatherman REV: giá rẻ, 14 chức năng phù hợp nhu cầu căn bản!

0

Hiện tại thì REV là mẫu kìm đa năng fullsize có giá rẻ nhất của Leatherman mà bạn có thể mua được. Nó có chất lượng ổn, kích thước nhỏ gọn dễ bỏ túi là trang bị 14 chức năng phù hợp mang theo trong các chuyến đi xa hoặc sử dụng cơ bản hàng ngày.

Hiện tại Bisu đang bán Leatherman REV hàng chính hãng bảo hành 25 năm với giá 1.290.000đ. Còn EDCZone có hàng xách tay giá chỉ 890.000đ và không có chế độ bảo hành.

Chất lượng 2 loại này là như nhau, các bạn có thể tùy vào ngân sách mà chọn bên mua cho phù hợp.

1. Video

2. Đánh giá chi tiết

REV cùng với Wingman và Sidekick là bộ 3 kìm đa năng giá rẻ của Leatherman, trong đó REV có giá rẻ nhất. 3 mẫu này có thiết kế và kích thước khá giống nhau, khác ở chỗ Wingman có thêm cái kéo còn Sidekick có thêm chưa gỗ.

Hàng ngày đi làm hay di chuyển trong đô thị thì mình ít khi nào dùng tới một cây kìm đa năng, nhưng trong các chuyến đi xa bằng xe máy thì rất cần thiết. Đôi khi chỉ muốn cắt đoạn dây thép nhỏ, uốn miếng kim loại hay vặn một vài bộ phận trên xe mà thiếu đi cây kìm cũng rất mệt. Vì nhu cầu sử dụng không cao nên mình chọn REV cho rẻ thay vì các dòng cao cấp hơn như Wave, Supertool 300 hay Charge.

Ngoài mức giá rẻ thì ưu điểm của REV chính là kích thước nhỏ gọn. Mình thấy nó phù hợp bỏ túi quần hay một ngăn nhỏ trong balo mà không chiếm quá nhiều diện tích.

Trọng lượng của cây này chỉ có 167g, trong khi như Wave plus nặng cỡ 240g.

Kìm khá mỏng nên bỏ túi quần Jean cũng không bị cộm.

Là dòng kìm giá rẻ nhưng REV được trang bị cả clip cài túi rất được việc, trong khi như Wave hay các dòng cao cấp hơn phải mua rời clip.

Trên cây REV thì lưỡi dao là chức năng duy nhất có thể truy cập được ở mặt ngoài, còn lại đều được thiết kế giấu ở mặt trong của cán. Lưỡi này rất sắc, thiết kế tốt để cắt gọt và cũng dễ mài.

Điểm trừ lớn ở lưỡi dao của Leatherman REV chính là mở bằng một tay cực kì khó, gần như là không thể trơn tru được. Còn dùng 2 tay mở thì quá đơn giản rồi.

Dao được trang bị khóa chốt giúp tránh việc bị đóng lại trong quá trình sử dụng.

Mở cán sang 2 bên để truy cập chức năng chính là đầu kìm. Mình quên chưa đề cập về loại thép của cây REV này. Cũng giống như nhiều mẫu kìm đa năng khác của Leatherman thì REV làm bằng thép 420HC. Đây là mác thép thông dụng hay được dùng trên dụng cụ đa năng nói chung với ưu điểm là rẻ, độ linh hoạt tốt, giữ cạnh ổn và dễ mài (với lưỡi dao).

Thép có kháng gỉ nhưng vẫn phải chú ý tới việc bảo dưỡng kìm thường xuyên. Đặc biệt nếu kìm tiếp xúc với môi trường nước mặn thì phải rửa lại bằng nước sạch và lau khô.

Đầu kìm hoàn thiện rất tốt, chắc chắn và không có độ dơ lắc. Cái đầu kìm này sẽ bao gồm 4 chức năng đó là:

  • Mũi kẹp
  • Ngàm kẹp
  • Cắt dây kim loại và cắt dây có độ cứng cao hơn

Mũi kìm làm rất khít.

Vì có mức giá rẻ nên lưỡi cắt dây của REV được làm liền và không thay thế được. Nên là cần chú ý khi sử dụng, không nên cắt các loại dây quá cứng vì có thể gây mẻ lưỡi.

Cảm giác cầm nắm và thao tác của REV khá tốt, không bị cấn hay đau tay.

Các chức năng còn lại của REV được đặt ở mặt trong của cán cầm.

Vì không có bản lề riêng nên mỗi lần lấy một tool ra thì các tool còn lại cũng bị kéo ra luôn.

Và lấy 1 tool xong thì có thể gập cái lại như này dùng cho gọn gàng.

Có thể thấy các tool phụ có chất lượng hoàn thiện bình thường nếu không muốn nói là hơi kém.

Đây là mở đồ hộp kiêm mở nắp chai. Lưỡi cắt dạng tam giác ở dưới là để tuốt vỏ dây điện.

Đây là dũa kim loại và gỗ.

Mặt bên kia là thước hệ in và cm. Chiều dài chỉ 3.8 cm nên phù hợp đo mấy thứ nhỏ thôi.

Đầu nhỏ này có thể dùng để mở vít 2 cạnh.

Đây là tool để rạch thùng. Cái lưỡi cắt được thiết kế đặc biệt giúp rạch thùng rất ngọt và chính xác, tránh cắt vào đồ ở bên trong.

Ở cán bên kia sẽ có thêm 2 tool nữa.

Đây là vặn vít 2 cạnh cỡ lớn, mình hay dùng nó để mở nắp hộp sơn.

Và cuối cùng là vặn vít 4 cạnh Phillips. Cái tool này làm không dày lắm nên khi siết ốc thì dùng lực vừa phải thôi không là gãy mất.

3. Tổng kết

Tóm lại thì mình thấy Leatherman REV là một cây kìm phù hợp cho những người mới, không có nhu cầu sử dụng quá nhiều và cho những việc nặng. Ưu điểm của REV là giá rất dễ chịu cho một cây kìm hàng Mỹ chính hiệu, kích thước nhỏ gọn dễ bỏ túi hay thao tác. Chất lượng hoàn thiện tổng thể khá tốt nhưng nếu soi kĩ các tool phụ thì thấy hơi kém một chút.

Nếu cần thêm kéo thì mình sẽ chọn Wingman, cần cưa chọn Sidekick nhưng về cơ bản cho tới hiện tại vẫn thấy REV đáp ứng khá tốt.