Home Blog Page 4

Review JETBeam JET-U: Một cây đèn EDC hoàn hảo!

0
Review JETBeam JET-U

Hôm trước làm xong con JETBeam E20R thì nhận được các phản hồi rất tích cực đến từ anh em. Cộng với đó là việc anh em yêu cầu làm thêm về thương hiệu này nên quyết định làm luôn. Và chuột bạch cho buổi hôm nay sẽ là JETBeam JET-U.

À quên, anh em hay hỏi là tại sao JETBeam và Fitorch lại có thiết kế giống giống nhau. Anh em nào chưa biết thì có thể đọc qua bài viết này nhé.

>>JETBEAM và FITORCH – hai thương hiệu đèn pin của anh em nhà Mok<<

Anh em đọc thêm qua 1 số cây đèn JETBeam mà mình đã làm nhé!

>>Review đèn pin JETBeam E20R: Sức mạnh trong lòng bàn tay!<<

>>Review đèn pin JETBeam C8 Pro: Xứng danh một huyền thoại!<<

>>Review đèn pin EDC JETBeam JET-RRT01: 950lumen với vòng chỉnh sáng vô cấp<<

Đọc thêm một số bài về Fitorch để xem tại sao dân tình lại phát cuồng vì nó nhé!

>>Review đèn pin Fitorch EC10: The last but not least!<<

>>Review đèn pin Fitorch ER16: Không bây giờ thì bao giờ?<<

>>Review đèn pin tác chiến Fitorch M30R: 1800 Lumens, công tắc phản ứng nhanh<<

Rồi, vào việc thôi.

Thông số kỹ thuật

  • LED Cree XP-G2 cho tuổi thọ hơn 50.000 giờ
  • Công suất 135lumen, chiếu xa 46m
  • Thời gian hoạt động tối đa: 35 giờ
  • Thiết kế nhỏ gọn, thích hợp mang theo hằng ngày.
  • Ba mức sáng, có chế độ nhớ mức sáng.
  • Mạch công suất đảm bảo cho đèn hoạt động ổn định.
  • Mạch chống lắp ngược cực pin
  • Thân đèn bằng nhôm hàng không cao cấp, hoàn thiện bề mặt hard-anodized chuẩn quân đội.
  • Chuẩn chống nước IP-x8
  • Chiều dài: 70.4mm
  • Đường kính đầu đèn: 14.2mm
  • Trọng lượng: 13.2g(chưa bao gồm pin)

Mở hộp

Với những dòng đèn nhỏ này thì việc đóng gói bằng vỉ nhựa là tối ưu. Tui rất thích dạng vỉ nhựa mở ra hai bên kiểu này. Còn đóng dạng vỉ nhựa mà hàn chết như Fenix E05SureFire Titan là tui không ưa chút nào. Bên ngoài không có gì nhiều ngoài một số thông tin cơ bản về đèn.

135lumen là thuộc dạng có số má rồi đấy.

Phụ kiện đi kèm cũng chỉ ở mức cơ bản. Giá mà có thêm cái tản sáng như Lumintop IYP07 thì ngon ghẻ.

Phụ kiện bao gồm: HDSD, dây lanyard và gioăn cao su sơ-cua.

Rồi, đây, JETBeam JET-U đây. Anh em đã thấy chút JETBeam nào chưa. Chưa thì để tui chỉ cho thấy từ từ nhá.

JETBeam JET-U
JETBeam JET-U

Đầu đèn đơn giản với các vân chống trượt và dòng tên “JET-U” được khắc laser. Anh em có thấy cái vân chống trượt làm đẹp hông? DNA của JETBeam đấy chứ đâu nữa. Do tự mình sở hữu luôn một nhà máy gia công, đồng thời đèn do chính ông chủ của hãng là Eddy Mok tự thiết kế nên về độ chi tiết là khỏi phải bàn.

Thân đèn cũng đơn giản với dòng tên hãng “JETBeam” và một số đường vát trang trí cho đẹp. Nhìn nước màu cũng như độ mịn của lớp anode thì anh em đủ hiểu là trình độ gia công cao cỡ nào rồi.

Chỗ này đem ra nhờ khắc laser tên mình cũng hay nè.

Phần đuôi đèn cũng đơn giản nốt. Tuy nhiên, có một điểm đáng chú ý ở đây. Đó là phần để đeo khoen móc chìa khóa được JETBeam làm khá to. Tui không biết là dụng ý của hãng hay chỉ là sự vô tình nhưng tui cực kỳ thích cái kiểu lỗ to này. Tại vì tui không dùng khoen kim loại mà tui thích dùng dây Paracord hơn. Với cái lỗ này thì dây Paracord của tui chui qua thoải mái. +1 like siêu to khổng lồ.

Dây paracord chui thoải mái

Đuôi đèn phẳng nên đứng vô tư. Cái này mà được tặng thêm cái tản sáng như Wuben E05 hay Lumintop IYP07 là tuyệt vời.

Clip cài cũng rất hài hòa với thân đèn và cũng được gia công rất đẹp. Không còn gì để chê.

Clip cài khá ngon

JETBeam JET-U sử dụng thấu kính TIR chứ không dùng chóa.

Nhân LED Cree XP-G2 có dome, loại nhân led hay dùng cho những cây đèn công suất nhỏ.

Mở đèn ra để lắp pin vào thôi. Thân đèn có độ dày vừa phải, không quá mỏng.

Khỏi phải nghĩ. Ren vặn dạng vuông, hai đầu tiếp xúc pin có mạ vàng.

Sexy thế này cơ mà. JETBeam JET-U đấy.

Giao diện sử dụng

Không có gì để nói ngoài hai từ đơn giản.

  • Xiết chặt để bật, nới lỏng để tắt.
  • Vặn nhanh để thay đổi mức sáng.
  • Đặc biệt, đèn có chức năng nhớ mức sáng cuối.

Beamshot

Những cây đèn EDC treo chìa khóa, dùng LED có dome, dùng thấu kính TIR thì có điểm chung gì nhỉ? Chính xác rồi, đó là đèn sẽ cho beam sáng rất rộng. Cũng hợp lý thôi, đèn tầm này mà chiếu xa thì may ra chỉ có đèn laser làm được. Chiếu rộng phục vụ công việc tốt hơn.

1.5lumen
25lumen
135lumen

Beam sáng của JETBeam JET-U tròn đẹp và có màu sáng tự nhiên. Vàng xuống chút thì ngon. Nhưng mà nhiêu đây cũng ok rồi.

Ánh sáng vàng xuống tí là ngon ngay.

Sử dụng thực tế

  • JETBeam JET-U có kích thước khá hoàn hảo cho một cây đèn EDC móc chìa khóa. Clip cài rất chắc chắn, không bao giờ sợ rơi. Không phải deep-clip nhưng cắm vào túi cũng không thò ra nhiều.
Dính vào quần rất chặt.
Móc chung với chùm chìa khóa cũng ổn phết.
  • Đầu đèn khá trơn do các vân chống trượt khá hẹp và nông. Tay ướt là thua. Cái này thì JETBeam nên nghiên cứu lại một chút.
  • Đèn có công suất tốt. Độ sáng cao nhất lên tới 135lumen, quá đủ cho những không gian sử dụng mà đèn nhắm tới. Tuy nhiên, JETBeam JET-U phải hi sinh nhiệt độ. Bật mức cao nhất thì đèn khá nóng. Nóng nhưng vẫn cầm tốt.
1.5lumen thì hơi tù mù
25lumen thì vừa đủ sáng
135lumen là thấy rõ luôn
Không gian nhỏ hẹp cũng chính là lợi thế của JETBeam JET-U

  • Runtime của đèn đúng y chóc như hãng công bố, thậm chí còn tốt hơn. Good job JETBeam!
Sáng đủ đúng 60 phút luôn

Tổng kết

Thực sự mà nói JETBeam JET-U là cây đèn khiến tui thực sự thích kể từ sau khi tui sử dụng Fenix E05. Với mức giá chỉ 420.000đ(tham khảo tại denpinled.vn) thì tui tin chắc là không có cây đèn móc chìa khóa nào có thể vượt mặt JETBeam JET-U. Thậm chí kể cả những đại diện của những ông lớn như Fenix, Olight hay kể cả là SureFire. Chỉ cần đèn hoạt động bền bỉ nữa thì không còn gì phải bàn. Thực sự thì tui đang cân nhắc về việc trước JET-U về để thay cho em Fenix E05 đã 2 năm tuổi của tui đây!

Review đèn pin JETBeam C8 Pro: Xứng danh một huyền thoại!

0
JETBeam C8 Pro
JETBeam C8 Pro

Khi nhắc tới đèn pin EDC, hẳn ai cũng biết Fenix, ai cũng biết Olight hay ai cũng biết Nitecore. Nhưng khá ít người biết đến JETBeam. Đây cũng là một huyền thoại của đèn pin Trung Quốc. Được thành lập từ tận những năm 2004 nhưng do quá trình phát triển nhiều thăng trầm, cộng với cuộc “hôn nhân” không hạnh phúc với Nitecore làm cho JETBeam có phần chìm hơn các nhãn hiệu khác. Tuy nhiên, “What doesn’t kill you make you strongers”, JETBeam có một sức sống cực kỳ mãnh liệt. Hãng đã bắt đầu quay trở lại đường đua với những sản phẩm cực kỳ chất lượng. Đèn pin của JETBeam không nhiều mẫu mã, nhưng bất cứ một sản phẩm nào cũng có một chất riêng mà không nhầm lẫn vào đâu cả. Bạn không tin sao? Vậy thì bạn theo dõi là review JETBeam C8 Pro dưới đây để xem tại sao một thương hiệu “có vẻ lạ” nhưng lại sở hữu một background hoành tráng đến vậy.

1. Thông số kỹ thuật
  • Nhân LED Luminus SST40 N4 BC tuổi thọ 50.000 giờ.
  • Độ sáng tối đa 1200lumen, chiếu xa 230m.
  • Mạch điện với dải điện áp rộng cho phép C8 có thể sử dụng 1 pin 18650 hoặc 2 pin CR123A.
  • Thân đèn bằng nhôm hàng không cao cấp, hoàn thiện bề mặt hard-anodized chuẩn quân đội.
  • Nút bấm bên hông, trang bị đèn báo pin ngay trên nút bấm.
  • Tích hợp cổng sạc MicroUSB, có gioăng cao su chống nước.
  • Chiều dài: 117mm.
  • Đường kính đầu đèn: 32.7mm.
  • Trọng lượng: 145g(đã bao gồm 1 pin 18650
2. Mở hộp
  • Cũng giống như hai mẫu đèn của JETBeam mà tôi đã từng nói qua trước đây là JET-RRT01JET-II MK, JETBeam C8 Pro được đóng gói trong hộp giấy với tông đen/xanh dương chủ đạo của hãng.

  • Xung quanh hộp được in một số thông tin cơ bản về đèn. Đọc sơ qua thì thấy cũng khá ấn tượng đấy.

Runtime khá ấn tượng
  • Đèn được đặt trong khay nhựa trong với phụ kiện đi kèm. Như đã nói ở các bài review trước, tôi thích khay giấy hơn là khay nhựa kiểu này.

  • Các phụ kiện đi kèm đèn có chất lượng gia công khá tốt.

  • Điểm lạ ở đây là tuy thông tin trên trang chủ của hãng là không tặng kèm clip cài túi nhưng khi mở hộp ra lại có?
Clip đi kèm không biết là hãng cố ý tặng hay do lỗi kỹ thuật mà có nữa!?
  • Và đây là nhân vật chính của chúng ta hôm nay: JETBeam C8 Pro
JETBeam C8 Pro
JETBeam C8 Pro
  • Nhìn sơ qua thì bạn cũng có thể thấy đèn có kích thước khá nhỏ, cực kỳ phù hợp để làm một cây đèn pin EDC.

  • Đèn có chất lượng gia công rất tốt. Các chi tiết có độ hoàn thiện cao, nước mạ đèn rất đẹp. Tôi không biết là đèn do hãng tự sản xuất hay thuê một bên khác gia công nhưng chất lượng thì không hề thua kém các thương hiệu nổi tiếng hơn.

  • Đèn có cách chia tỷ lệ đầu/thân đèn là 50/50, một tỷ lệ khá “dị”. Chính vì điều này nên khi mới cầm JETBeam C8 Pro thì tôi lại tưởng đây là một cây đèn dùng pin 16340. Tuy nhiên, hãng đã thiết kế vậy thì không phỉa là không có lý do. Lý do chính đó là để đèn được trang bị nhiều khe tản nhiệt giúp đèn hoạt động ổn định và bền bỉ hơn.

  • Đầu đèn cũng là vị trí của công tắc chính và đối điện bên kia là cổng sạc microUSB. Công tắc chính được làm bằng với logo thương hiệu của JETBeam và một đèn báo pin nhỏ. Cổng sạc microUSB được bảo vệ bằng một nắp cao su khá chắc chắn.
Độ hoàn thiện sản phẩm rất cao. Logo được làm rất sắc nét.
Nắp che cổng sạc cũng được làm rất tốt. Rất vừa vặn.
  • Trên nút bấm được tích hợp sẵn đèn báo pin. Tuy nhiên, đèn này khá nhỏ và khó quan sát.
Đèn sẽ hiện xanh khi sạc pin.
  • Thân đèn và đuôi đèn không có gì nhiều ngoài những vân CNC tăng độ bám khí cầm đèn. Mức độ hoàn thiện rất cao.

Lỗ xỏ dây lanyard cũng được thiết kế rất tinh tế.
  • Nguyên bản thì JETBeam C8 Pro sẽ không được lắp sẵn clip nên nếu muốn thì bạn sẽ phải tự gắn vào. Clip bằng thép cũng có chất lượng rất cao, giữ đèn rất chắc chắn. Tuy nhiên, cá nhân tôi không thích độ dài của clip cho lắm. Ngắn đi được khoản 1-2cm thì tốt hơn.

Clip cài với chất lượng gia công khá cao…
Tuy nhiên, kích thước thì lại quá dài.
  • Thân đèn là dạng vặn ra thành 3 khúc nên bạn có thể thay pin bằng khúc nào cũng được. Chỉ cần nhớ là vặn đèn thật chặt trước khi sử dụng là được.

  • Đèn sử dụng ren vặn dạng vuông cho cảm giác vặn tốt, không bị gai tay, không sợ vặn nhầm gây hư hỏng ren.

  • JETBeam C8 Pro sử dụng cơ chế tiếp xúc 1 lò xo ở cực âm và một điểm tiếp xúc cố định ở cực dương. Cả hai đầu đều được mạ vàng để tăng khả năng dẫn điện.
Cực dương với điểm tiếp xúc cố định.
Và cực âm với lò xo.
  • Thân đèn khá dày dặn và cứng cáp.

  • Pin đi kèm đèn là pin Li-ion 18650 dung lượng 2600mAh của chính JETBeam luôn. Chất lượng hoàn thiện viên pin ở mức khá.

  • JETBeam C8 Pro sử dụng chóa nhẵn chứ không phải chóa sần. Chóa đèn không sâu lắm.

  • Toàn bộ nguồn sức mạng của C8 Pro: Nhân LED Luminus SST40 N4 BC.
Nhân LED Luminus SST40 N4 BC có dome
3. Giao diện sử dụng

JETBeam C8 Pro đúng nghĩa là một cây đèn pin EDC với giao diện sử dụng cực kỳ đơn giản.

  • Khi đèn tắt, nhấn công tắc 1 lần để mở đèn.
  • Khi đèn bật, nhấn công tắc 1 lần để chuyển đổi mức sáng của đèn theo thứ tự UltraLow – Low – Medium – High – Medium – Low – UltraLow.
  • Khi đèn bật, nhấn và giữ nguyên công tắc để tắt đèn.
  • Khi đèn tắt hoặc bật, nhấn công tắc 2 lần liên tục để kích hoạt Strobe. Nhấn công tắc 2 lần liên tục nữa để thoát Strobe. Lúc này, đèn sẽ quay về mức sáng đang dùng trước khi kích hoạt Strobe.
  • Khi đèn tắt, nhấn và giữ công tắc trong vòng 3 giây để khóa đèn(đèn sẽ chớp báo hiệu khi đèn được khóa). Nhấn và giữ công tắc thêm 3 giây để mở khóa đèn. Lúc này, đèn sẽ trở lại mức sáng của lần dùng cuối.
  • Lưu ý, khi đèn đã khóa thì bạn vẫn có thể sử dụng chế độ Strobe chỉ bằng cách nhấn công tắc 2 lần liên tục. Khi tắt Strobe đèn sẽ quay trở lại chế độ khóa.
4. Beamshot
  • Đây chính là lý do tại sao tôi nói JETBeam C8 Pro xứng đáng để đại diện cho JETBeam. Beam sáng của đèn rất đẹp và rộng, thích hợp để sử dụng trong nhà, ngoài vườn, hay thậm chí là cho các hoạt động dã ngoại.
5lumen
100lumen
400lumen
1200lumen
5lumen
100lumen
400lumen
1200lumen
  • Nhân LED Luminus SST04 N4 BC cho ánh sáng tự nhiên rất đẹp. Beam sáng thiên rộng cực kỳ thích hợp để dùng trong nhà hoặc làm việc trong các không gian nhỏ hẹp. Với môi trường trong nhà thì mức sáng 100lumen là quá đủ để đi lại trong đêm, 400lumen là đã thấy khá dư rồi. Còn 1200lumen chỉ thực dụng với môi trường ngoài trời.
5lumen
100lumen
400lumen
1200lumen
  • Một số ảnh beam sáng của JETBeam C8 Pro ngoài trời. Thậm chí, với mức 400lumen, đèn hoàn toàn có thể sử dụng ở chế độ Candle light rất tiện lợi.
100lumen
400lumen
1200lumen
Candle light với 400lumen
5. Sử dụng thực tế
  • Như đã nói ở trên, JETBeam C8 Pro là một trong những cây đèn pin EDC yêu thích nhất của tôi.
  • Kích thước không quá to đối với một cây đèn dùng pin 18650 và một trọng lượng nhẹ tạo cảm giác thoải mái khi cầm đèn. Cầm trên tay rất vừa vặn, không dư cũng không thiếu.
Quá ngon cho một cây đèn EDC

  • Beam sáng của đèn đẹp, ánh sáng tự nhiên ngả vàng rất dịu mắt.
  • Giao diện sử dụng đơn giản, trực quan và rất thực dụng.
  • Đèn có thiết kế đẹp. Dù không có nhu cầu chiếu sáng thì vẫn cứ thích cầm cả ngày.
  • Nút bấm đèn nẩy cho cảm giác bấm tốt. Không bị quá nông hay quá cứng.
  • Đèn cho Runtime ổn, đúng với những gì hãng công bố. Đối với mức Turbo thì dĩ nhiên, cũng như những hãng đèn pin Trung Quốc khác, chỉ sử dụng được trong thời gian ngắn rồi đèn sẽ tự hạ xuống mức sáng thấp hơn và hoạt động cho tới khi hết pin(tiêu chuẩn FL1)
Test với pin đi kèm đèn.
Test với pin có dung lượng 3500mAh.
  • Test với mức High(400lumen) cũng viên pin 3500mAh thì lại khác hoàn toàn. Đèn cho runtime rất đều và rất lâu. Mức này là quá đủ cho các nhu cầu hằng ngày rồi.
Chart runtime với mức sáng 400lumen khá ấn tượng.
  • Tuy có thân đèn ngắn nhưng do được trang bị nhiều khe tản nhiệt nên nhiệt độ khi hoạt động của đèn rất mát. Mở mức Turbo thì chỉ thấy ấm lên chứ không bị quá nóng. Còn mở ở mức 400lumen liên tục thì đèn vẫn mát rượi.
6. Tổng kết

Đã lâu lắm rồi thì tôi mới được cầm lại một cây đèn pin EDC tốt về mọi mặt như JETBeam C8 Pro. Tại sao lại là mọi mặt? Bạn cứ nghĩ đi, một cây đèn pin với spec như vậy nhưng giá bán chỉ có 1.490.000đ(mua tại denpinled.vn) thì bạn còn muốn gì hơn nữa. Với cùng một spec này thì bạn có thể sẽ tốn nhiều tiền hơn cho những thương hiệu cao cấp hơn. Hay thậm chí là tốn gấp nhiều lần cho một cây đèn thương hiệu Mỹ tương tự. Đừng chần chừ gì nữa. Nhớ lấy cái tên “JETBeam C8 Pro” và ra denpinled.vn sắm ngay cho mình một con thôi.

Cùng xem các ý tưởng thiết kế thú vị của các Fan nhí Leatherman

0

Cùng nhìn lại cuộc thi về ý tưởng hiết kế kìm Leatherman 2018. Click từng ảnh để biết những chi tiết thú vị.

Tích hợp camera chống trộm, son môi và Tivi
Tích hợp wifi, loa Bluetooth và dây sạc
Tích hợp USB, tấm năng lượng mặt trời và rìu
Có ngăn đựng tiền, chocolate, bảng vẽ màu và cả 1 thanh kiếm
GPS, điện thoại, calculator và cả cái búa
Tích hợp quạt tay và que gãi lưng
Tích hợp máy ghi âm, ống nhòm, kính nhìn đêm, máy thở dưới nước và cả máy nghe trộm
Cờ lê mỏ lết các kiểu, thước kẹp, và búa

Nguồn Leatherman NZ

 

Cùng xem bản vẽ kỹ thuật của Victorinox Soldier Alox

0

Mỗi cây dao Victorinox không chỉ là một sản phẩm, nó còn là một tác phẩm nghệ thuật.

>>>>Phỏng vấn CEO của Victorinox<<<<<<<<<<<<<<<<

>>>>Những điều thú vì về Victorinox<<<<<<<<<<<<<<<

Các loại dog tags sử dụng trong quân đội Mỹ qua các thời kỳ (Phần 2)

0

Dog tags theo chuẩn của quân đội Mỹ hiện được sử dụng rộng rãi cho nhu cầu dân sự. Trong bài viết này mình sẽ tổng hợp các dog tags hiện vẫn còn được làm và bán tại thị trường Mỹ.

Navy và USMC 1921-1950

Từ năm 1921 đến năm 1950, lính hải quân (Navy – USNR) và lục quân (USMC) Mỹ sử dụng dog tags khác với dog tags của các lực lượng khác. Dog tags có hình tròn được khắc kim loại chứ không dập chìm hoặc dập nổi. Chúng có 1 hoặc 2 lỗ xỏ dây

Thẻ dog tags của lính hải quân Mỹ

US ARMY từ 1940-1941

Dog tags làm từ thép không gỉ, có một notch (khuyết) để kẹp vào máy dập và máy copy, mép được uốn xuống dưới. Chữ dập chìm

1940-1941

US ARMY từ 1941-1943

Tương tự như giai đoạn 1940 và 1941, nhưng thông tin hiển thị được điều chỉnh khách đi một chút

1941-1943

US ARMY từ 1943-1944

Tương tự như mẫu dog tags trước đó, thông tin dập chìm được điều chỉnh

1943-1944

US ARMY từ 1944-1946

Tương tự như mẫu dogs tags trước đó, thứ tự tên người được điều chỉnh trên miếng dog tags

1944 – 1946

US ARMY sử dụng trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953

Dog tags trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953

USMC sử dụng trong chiến tranh Việt Nam

Dog tags của USMC bở phần notch

US Army sử dụng trong chiến tranh Việt Nam 1954-1964

Các lực lượng quân đội khác của Mỹ vẫn dùng chung mẫu Dog tags có notch giống như trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên, thông tin nhóm máu được thêm vào

Dog tags các lực lượng quân đội khác của Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam

US Army sử dụng trong chiến tranh Việt Nam 1965-1967

Từ giai đoạn này trở đi, lính Mỹ dùng dog tags không có notch nữa

1965-1967 Việt Nam War

US Army sử dụng trong chiến tranh Việt Nam 1967-1969

Trong giai đoạn này dog tags thay đổi cách hiển thị thông tin và đảo chiều ký tự

1967-1969 Việt Nam War

US Army sử dụng trong chiến tranh Việt Nam 1969-1974

Dog tag dập chìm, tuy nhiên mặt dog tags đổi chiều từ mặt trước ra mặt sau, nghĩa là phần thép cuốn mép của dog tags đưa ra mặt trước.

1969-1974 Việt Nam War

Lý do là dog tags trong thời kỳ này không còn dùng máy in (stamp) cầm tay để copy thông tin nữa. Máy in cầm tay trước đây tận dụng mặt lồi của chữ để copy thông tin dog tags, in nó vào một từ giấy.

Máy copy dog tags cầm tay

Dog tags của một số lực lượng quân sự đặc biệt

Các lực lược quân đội như Army Rangers, Navy Seals, Green Berets, Commandos, vàDelta Force sử dụng dog tags mạ đen. Dog tag này bắt đầu được dập nổi.

Dog tags cho các lực lược quân đội đặc biệt

Dog tags của một số lực lượng bảo vệ bờ biển (USCG)

Dog tags được dập nổi.

Dog tags của lực lượng bảo vệ bờ biển

Dog tags Medical

Thẻ cảnh báo y tế quân đội. Chất liệu nhôm anodized, kích thước chính thức – 2,25 “x 1,25”. Thẻ này thường được đeo cùng với một dogtag ID thông thường và cung cấp chức năng tương tự như vòng đeo tay y tế để cảnh báo cho những người cấp cứu và bác sĩ đầu tiên tiếp xúc với thương binh. Nổi với thông tin y tế thiết yếu để cho phép nhân viên cấp cứu AMEDD được đào tạo nhận ra tình trạng sức khỏe trong trường hợp không có hồ sơ y tế hoặc khi bệnh nhân không thể cung cấp tiền sử bệnh.

Medical dog tags

Dog tags Air Force

U.S. Air Force (USAF) dog tags, sử dụng thép không gỉ mil-spec và được dập nổi

airforce

Navy  dog tags

Lực lượng Navy của Mỹ sử dụng dog tags với nhóm máu được cho phép sử dụng ký tự – +, trước đây phải là NEG hoặc POS

navy

USMC dog tags

U.S. Marine Corps (USMC) dog tags sử dụng thép mil-spec và dập nổi.

Marines

US Army Dog tags

Dog tags của lực lượng quân đội Mỹ hiện tại, sử dụng font dập nổi.

Army

 

Lịch sử dog tags – thẻ nhận dạng (phần 1)

“Cha đẻ” bật lửa Zippo: Đứa con bất trị, chán ghét trường học, nảy ra ý tưởng “điên rồ”

0

Zippo là thương hiệu bật lửa thống trị thế giới, thành lập năm 1932 bởi George G. Blaisdell tại Bradford, Pennsylvania, Mỹ. Đã có hơn 500 triệu chiếc bật lửa Zippo được bán ra từ một ý tưởng điên rồ.

Đứa con bất trị và ý tưởng đến từ sự cà khịa

George G. Blaisdell sinh ngày 5/6/1895, là người rất ghét trường học. Blaisdell bỏ học từ năm lớp 5 và tuyên bố thẳng thừng sẽ không bao giờ đến trường nữa. Sau đó, cha ông phải gửi ông tới một học viện quân sự với hy vọng cậu con trai được giáo dục tốt hơn nhờ kỷ luật quân đội.

Thế nhưng, George G. Blaisdell học hết năm thứ hai và bỏ học ngay trước khi nhà trường ra quyết định buộc thôi học. Thất vọng với việc học hành của thằng con bất trị, cha của George G. Blaisdell đưa ông tới làm việc tại doanh nghiệp của gia đình: Công ty cơ khí Blaisdell.

Tại đây, George G. Blaisdell học về gia công kim khí. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), George G. Blaisdell bắt đầu quản lý doanh nghiệp của gia đình.

Tuy nhiên, ông đã bán toàn bộ sản nghiệp đầu tư vào ngành dầu mỏ. Xui thay, ngay sau đó, cuộc Đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 quét sạch tất cả.

Mùa hè năm 1930, George G. Blaisdell tham gia một buổi khiêu vũ tại một club nhỏ ở khu đồi bên ngoài Bradfold, Pennsylvania trong lúc chưa thể tìm được ý tưởng mới nuôi thân.

Khi ra ban công để hít thở không khí, George Blaisdell nhìn thấy một người đàn ông ăn mặc thật lịch lãm và đang cố gắng châm thuốc bằng một chiếc bật lửa xấu xí. Đó là một chiếc bật lửa khá cồng kềnh, lớp vỏ ngoài quá thô và phải dùng đến hai tay mới có thể bật được

Lập tức, Blaisdell phá lên cười và hỏi rằng: “Phục sức chỉnh tề nhưng sao không sắm cho mình một chiếc bật lửa tươm tất hơn?”. Người đàn ông kia chẳng thèm quan tâm, đáp gọn lỏn: “Nó cháy”.

Nuốt thẹn quay về, George G. Blaisdell đã lên ý tưởng tạo ra một chiếc bật lửa với nguyên lý tương tự nhưng khắc phục được tất cả mặt hạn chế của nó.

Chơi sang chẳng màng khủng hoảng

Thời kỳ kinh tế lao đao, George G. Blaisdell chẳng có nhiều tiền. Ông phải chạy vại mở Công ty sản xuất bật lửa Zippo. Chẳng ai tin vào ý tưởng mất trí của ông cả vì giá tiền bỏ ra mua Zippo nuôi sống được một gia đình qua cơn bĩ cực.

Tuy nhiên, với quyết tâm tạo ra chiếc bật lửa vừa tiện lợi vừa sang trọng, Blaisdell thuê một góc ở tầng hai của công ty Rickerson & Pryde trên đường Boylston và tìm thêm ba người thợ nữa để phát triển loại bật lửa mới.

Ban đầu, nhóm của ông sử dụng một đĩa điện nóng để hàn, mọi dụng cụ đều là đồ cũ dùng lại giúp cho công ty của ông không mất quá nhiều chi phí, chỉ khoảng 260 USD.

Ông tìm cách thiết kế một loại bật lửa nhỏ hơn, vừa lòng bàn tay và có sự liên kết giữa phần nắp với thân. Sự liên kết này giúp cho người sử dụng có thể bật lửa chỉ bằng một tay. Chiếc bật lửa mới nằm gọn trong lớp vỏ hình chữ nhật. Bản lề ngoài gắn với vỏ hình thành nắp chắn gió xung quanh sợi bấc.

Nhưng phải đến năm 1933 thì phiên bản hoàn chỉnh đầu tiên của Zippo mới ra đời. Mức giá công bố tới toàn thể công chúng là 1,95 USD. Chiếc bật lửa này hiện đang trưng bày tại bảo tàng Zippo ở Bradford.

Trên chiếc bật lửa đầu tiên hiện còn khắc dòng chữ do chính Blaisdell thực hiện: “First Zippo lighter. Do not touch” (Tạm dịch: Chiếc bật lửa Zippo đầu tiên. Xin đừng chạm vào).

Chiếc Zippo đầu tiên

Chiến tranh thúc đẩy kinh doanh

Khác với nhiều sản phẩm tiêu dùng đương thời, Zippo tìm được vận hội của mình trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Khi người Mỹ tham chiến sau trận Trân Châu Cảng, Zippo tuyên bố “dừng sản xuất sản phẩm bật lửa cho thị trường dân sự và dành toàn bộ sức sản xuất cho quân đội Mỹ”.

Zippo nguyên bản được làm bằng đồng thau, nhưng vì nguyên liệu này khan hiếm do chiến tranh nên Zippo chuyển sang sử dụng thép. Công ty Zippo chưa bao giờ có một hợp đồng chính thức với quân đội nhưng những binh sĩ và nhân viên quốc phòng thường hay săn lùng nó ở các cửa hàng quân nhu.

Sau chiến tranh, Zippo mới đăng ký bằng sáng chế cho mẫu Zippo cải tiến, mang số hiệu 2517191, vào năm 1950. Đây là mẫu Zippo phổ biến mà chúng ta vẫn thấy đến ngày nay.

Từ giữa năm 1958, Zippo bắt đầu đánh mã năm sản xuất lên chiếc bật lửa của họ nhằm chứng thực bật lửa Zippo chính hãng và cũng là cách gia tăng giá trị cho từng chiếc bật lửa Zippo. Chính sách bảo hành trọn đời của Zippo đi liền với câu slogan nổi tiếng “It’s works or we’ll fix it free” (Ra lửa hoặc bao sửa).

Hình ảnh chiếc bật lửa Zippo bắt đầu xuất hiện trong quảng cáo của nhiều công ty lớn nhỏ kể từ thập niên 1960. Đến năm 2002. Zippo tiến hành mở rộng dòng sản phẩm bằng việc thêm vào một số loại bật lửa tiện ích với tên gọi Zippo MPL. Tháng 8 năm 2007, Zippo lại ra đời dòng bật lửa ga mới Zippo BLU.

Hãng cũng sản xuất thêm các dòng sản phẩm ngoài bật lửa, như móc chìa khóa, dụng cụ đánh gôn, bộ bút chì và đèn pin bỏ túi ZipLight. Cho đến nay, Zippo đang hốt bạc đều đều với 6 dòng sản phẩm chính là bật lửa, thiết bị sưởi ấm cầm tay (hand warmer), thiết bị ngoài trời, phụ kiện bật lửa, thời trang Zippo và đồ chơi cho thú cưng.

Nguồn Genk

Review Vanquest TOLCAT 2.0 VPacker: Định nghĩa của túi EDC là đây chứ đâu nữa!

0
Vanquest TOLCAT 2.0 VPacker
Vanquest TOLCAT 2.0 VPacker

Có một vấn đề cố hữu của dân chơi EDC đó là luôn mang nhiều đồ hơn nhu cầu sử dụng thực tế. Đặc điểm chung của những anh/chị/em/cô/dì/chú/bác mê EDC là chiếc balo lúc nào cũng to dềnh dàng, đặc gậc những đồ là đồ. Thường ngày thì không sao, lâu lâu hứng lên muốn đi cà phê tí chút mà nhìn lại cái balo đồ thì chán hẳn, chả buồn đi. Vanquest TOLCAT 2.0 VPacker sinh ra là để giải quyết những rắc rối mà ít ai để ý này.

Một số thông tin cơ bản

  • Chất liệu vải Cordura 1000D được phủ Teflon chống nước(Codura 500D đối với phối màu MultiCam)
  • Nội thất chống ẩm với vải nylon 210D Ripstop.
  • Khóa kéo YKK chất lượng cao, khóa nhựa DuraFlex siêu bền.
  • Tương thích với các loại túi MOLLE với hệ thống quai PAL.
  • Số lượng ngăn lên đến 24 ngăn.
  • Có ngăn CCW với kích thước có thể chứa được các loại máy tính bảng cỡ nhỏ.
  • Trọng lượng: 770g(cho các phiên bản 1000D) và 700g(cho phiên bản màu MultiCam)
  • Dung tích: 6.5L

Tinh giản hóa nhu cầu cá nhân

Thói quen thường thấy của người chơi EDC là đi mua túi với suy nghĩ “túi phải đủ to để chứa hết đống đồ EDC ở nhà”. Tuy nhiên, dám cá với bạn là 80% những món đồ bạn mang theo hằng ngày không được sử dụng tới. Vậy tại sao phải tự gây áp lực lên bản thân để mang hết đống đồ “không sử dụng” đấy? Tập tinh giản hóa nhu cầu cá nhân với Vanquest TOLCAT 2.0 VPacker nào.

Tập nhỏ dần là vừa!

Không quá to, nhưng phải đủ dùng

Thông số về kích thước túi thì hãng có công bố đầy đủ hết. Nhưng dùng các đơn vị theo hệ SI thì khó hình dung quá. Dùng đơn vị của ông bà cho dễ hình dung vậy. Túi có dáng vuông, kích thước lớn hơn gang tay một chút. Đây là kích thước rất lý tưởng cho việc chứa đồ mang theo hằng ngày, nhưng lại không hề lý tưởng cho việc mang theo để đi lấy vàng đâu.

Cao hơn 1 gang một chút.
Ngang hơn 1 gang một chút.

Vanquest TOLCAT 2.0 VPacker có thiết kế khá đơn giản nhưng vẫn rất nổi bậc với những chi tiết Tactical truyền thống: Các vị trí dán patch, hệ thống quai treo MOLLY, khóa nhựa lớn và rất nhiều ngăn nhỏ.

Logo Vanquest và phần vải lông gắn patch. Phải rồi, nhỏ thì nhỏ chứ làm sao mà túi tactical thiếu chỗ gắn patch được.
Có MOLLE luôn.
Các túi phụ bên hông.
Pull-tap bằng dây Paracord. Mình là 1 “paracordaholic”
Khóa nhựa khá ngầu.

Chi tiết nội thất

Nói về ngăn chính trước đi. Ngăn chính của Vanquest TOLCAT 2.0 VPacker có kích thước gần như bằng với kích thước tổng thể của túi, và được trang bị thêm hai ngăn trượt. Tuy nhiên, không gian bên trong hạn chế kiểu này thì hai ngăn trượt này không có tác dụng mấy. Mình dùng ngăn này để bỏ theo chiếc máy ảnh Sony Nex-6 cùng ống kit mà mình dùng để chụp hằng ngày. Vừa đẹp luôn. Các bạn lưu ý là đáy ngăn chính không được lót đệm chống sốc nên bạn cần phải sử dụng các biện pháp chống sốc khác nếu không muốn nhìn các thiết bị của mình móp méo, hư hỏng.

Hai túi trượt trước-sau. Tuy nhiên, không hữu dụng cho lắm.
Vừa khít khìn khịt.

Mặt lưng phía trong được may thêm một miếng vải lông. Vị trí này các bạn có thể gắn thêm miếng treo đồ để treo thêm được đồ EDC nếu thích. Nhưng do tôn chỉ là tinh giản hóa chiếc túi, không mang theo quá nhiều đồ không cần thiết nên mình tạm thời bỏ qua chỗ này.

Đừng thêm miếng treo đồ nha, không là mục tiêu tối giản hóa thất bại ngay.

Và cũng giống như những chiếc túi đeo chéo khác, ngăn chính cũng được trang bị phần nắp bằng dây rút. Dĩ nhiên là để chống nước rồi. Chỗ này có người thích, có người ghét. Riêng bản thân mình là thích. Nắp kiểu này không quá cồng kềnh rắc rối nhưng vẫn đảm bảo khả năng che kín đồ bên trong.

Độ che phủ khá tốt.
DuraFlex luôn nha
Không dùng thì có thể gấp xuống kiểu này. Rất gọn gàng.

Bên ngoài là nắp chính của Vanquest TOLCAT 2.0 VPacker. Trên phần nắp này cũng có thêm một ngăn nhỏ nữa. Ngăn này rất tiện để đựng những thứ nhỏ nhỏ dễ mất như chìa khóa, thẻ xe, hoặc như trường hợp để tóc dài như mình thì đựng thêm được cây lược với ít thun cột tóc. Mặt trong của túi là một miếng vải lông ở trên và Velcro ở dưới. Công dụng để làm gì thì mời bạn xem hình sẽ rõ.

Đai giữ nắp kéo dài ra tận phía sau. Có thể tăng chỉnh được.

Mở ra xong gấp vào bằng miếng Velcro. Tính năng này rất hay, có thể truy cập ngăn chính một cách dễ dàng mà không cảm thấy vướng víu.

Và đây chính là điểm tạo nên sự đặc biệt cho Vanquest TOLCAT 2.0 VPacker: hệ thống ngăn nhỏ xung quanh. Mặt trước là hai ngăn, một ngăn trượt dán bằng Velcro phía trước và ngăn có dây kéo phía sau. Ngăn phía sau là sự kết hợp giữa một chiếc túi EDC Vanquest PPM-Slim 2.0 và một chiếc túi y tế Vanquest F.A.TPack. Khá hoàn hảo khi có thể vừa đựng đồ EDC vừa đựng thêm đồ y tế nhẹ như băng gạc, thuốc sát trùng hoặc các loại thuốc khẩn cấp.

Một sự kết hợp tinh tế trên Vanquest TOLCAT 2.0 VPacker.
Chỗ này đựng ít đồ EDC cần thiết.
Chỗ này đựng thêm ít đồ y tế.

Hai bên hông là hai ngăn phụ, vừa có thể đựng đồ EDC, vừa có thể đựng các loại chai/bình nước nhỏ. Có quai đeo hỗ trợ giữ chai/bình nước luôn. Bên ngoài hai ngăn này là MOLLE, thích thì treo thêm. Nhưng mà thôi, bỏ qua luôn. Đang tối giản mà.

Hai túi hông có không gian khá rộng.
Bên trong còn chia ra thêm hai ngăn trượt nữa.
Có cả quai đeo hỗ trợ mang theo bình nước.
Có cả MOLLE. Thực sự thì với kiểu người thích modular như mình thì phải kềm lắm mới không gắn thêm pouch vào MOLLE đấy.

Phía sau cùng là ngăn CCW cho những ai có dùng súng. Dĩ nhiên là chỉ ở Mỹ hoặc các nước hợp pháp hóa súng đạn thôi. Còn ở Việt Nam thì chỉ dùng để đựng máy tính bản hoặc giấu tiền thôi. Ngoài ra thì Vanquest TOLCAT 2.0 VPacker còn có thêm hai ngăn bí mật khá thú vị.

Ai thích đọc sách thì bỏ sách vào đây cũng được.
Có phần vải lông gắn miếng treo đồ luôn. Nhưng thôi, đang tối giản. Bỏ qua!

Hai ngăn bí mật hai bên đựng được khá nhiều thứ từ đèn pin, dao gấp hoặc các loiaj nhộng EDC khác.

Quai đeo túi to bản là dạng tháo rời được nên bạn không phải lo là thuận tay trái hay tay phải. Cứ thuận bên nào thì đeo bên đó thôi. Ngoài ra, với cơ cấu này, bạn hoàn toàn có thể tháo rời dây đeo và đeo vào thắt lưng như một chiếc túi đeo đùi. Dĩ nhiên là phải mặc quần có thắt lưng rồi. Mặc quần thun hoặc không mặc gì thì thua. Quai đeo sử dụng khóa DuraFlex 2” có khóa, được thửa riêng có luôn logo của Vanquest. Quá đẹp!

Tháo rời được 100% luôn nha.
Khóa nhựa thửa riêng. Quá xịn.
Bản 2″ có thể coi là to nhất trong các dòng balo dân dụng.

Quai đeo hông cũng tháo được luôn.

Sau khi tháo hết các thể loại quai đeo ra. Trần trùi trụi.

Đệm vai khá dày, thông thoáng. Có may thêm miếng da chống trượt.
Chỗ này chắc để móc chìa khóa

100% DuraFlex

Hiệu quả của quá trình tinh giản hóa

Thực sự sau quá trình chuyển đồ từ con Vanquest Trident-20 mà mình đang dùng qua Vanquest TOLCAT 2.0 VPacker thì mới thấy là lâu nay mình đã mang theo quá nhiều thứ không cần thiết. Trọng lượng sau khi chuyển chắc phải giảm gần một nửa. Nhẹ hơn biết bao nhiêu.

Chuyển từ đây…
…sang đây. Nhẹ hơn biết bao nhiêu.

Chi tiết pack đồ của mình.

Cho túi máy ảnh vào, kéo dây lại. Vừa đẹp!
Ngăn đồ EDC. Thực ra còn thiếu ít đồ y tế nữa nhưng về cơ bản là coi như đầy đủ rồi.
Mình dùng viên pin dự phòng 30.000 mAh nên mới bỏ không vừa. Đổi qua con tầm 20.000 trở xuống là ngon ghẻ luôn.
Mình không thích mang bình nước theo balo nên chỗ này mình sẽ để tripod nhỏ. Chân này là Manfrotto Pixi Evo nhé.
Ngăn bí mật thì để thêm con dao gấp nhỏ.
Cho vào hết chỉ để cọng dây ra ngoài thì không ai biết luôn.

Tổng kết

Vanquest TOLCAT 2.0 VPacker là một chiếc túi đáng tiền, phải khẳng định như vậy. Mức giá 2.300.000đ(từ Bisu.vn) không phải là quá cao nếu so với những đối thủ cùng phân khúc như Maxpedition Fatboy(giá 2.350.000đ) hay 5.11 Push Pack(giá 1.710.000đ, em này thì không ngon lắm). Chất liệu xịn xò, thiết kế ngon ghẻ và có khả năng giúp thay đổi một chút trong tư duy của người chơi EDC là những điểm mạnh của chiếc balo này. Dĩ nhiên thì đây chỉ là một chiếc balo back-up để di chuyển trong thành phố hoặc dùng cho những buổi đi chơi cà phê, dã ngoại nhẹ nhàng với bạn bè. Còn với những người có công việc cần nhiều dụng cụ như mình, hoặc cần sử dụng laptop thì rõ ràng Vanquest TOLCAT 2.0 VPacker không phải là một lựa chọn lý tưởng. Một vấn đề không kém phần quan trọng là nếu bạn mua TOLCAT 2.0 VPacker thì bạn sẽ phải tốn thêm ít tiền để mua mớ EDC mới. Chứ lúc cần lại phải mở ra chuyển qua chuyển lại giữa balo chính và balo phụ thì có mà hết ngày.

Mạch bảo vệ pin là gì, vì sao cần có mạch bảo vệ

0

Cấu trúc 1 viên pin sạc

Mạch bảo vệ pin là gì?

Một viên pin có mạch bảo vệ (hi vọng là thế) gồm những thành phần bảo vệ như sau:

  • PTC, bảo vệ chống quá nhiệt, gián tiếp bảo vệ chống quá dòng và sẽ tự động reset.
  • CID hay còn gọi là van nén (pressure valve) sẽ vô hiệu hóa phoi pin vĩnh viễn nếu nó bị vượt ngưỡng quá cao (ví dụ như bị sạc nhồi quá ngưỡng)
  • PCB sẽ bảo vệ viên pin khỏi xả cạn quá ngưỡng, sạc quá ngưỡng, dòng xả quá cao, phụ thuộc vào thiết kế mà PCB sẽ tự động reset lại hoặc reset lại khi đặt pin vào bộ sạc.

Pin không có mạch bảo vệ thì sao?

Pin không có mạch bảo vệ sẽ không có thành phần PCB, nhưng thường sẽ vẫn có PTC và CID. Mạch PCB được khuyến cáo nên có cho một số pin Li-Ion như Li-CoO2. Ở ảnh dưới, tôi mô tả cách mà PCB lắp vào phoi pin.

Tôi vẽ ở trên mô tả cách mà phoi pin được xây dựng. Kết cấu này được áp dụng cho mọi loại pin Li-Ion, tôi đã “mổ” bung viên pin AW 18650 và Soshine để xem mạch bảo vệ bên trong. PTC và CID không nhìn thấy được vì nó là một phần của phoi pin, nhưng tất cả các phần khác của mạch bảo vệ đều có thể thấy được.

Nếu van nén CID bên trong viên pin kích hoạt, nó sẽ ngắt kết nối bên trong ra bên ngoài viên pin. Vì thế nó còn được gọi là CID – Current Interrupt Device

 

Kích thước của viên pin 18650 có mạch bảo vệ

Viên pin 18650, với ý nghĩa tên gọi là đường kính 18mm, và chiều dài 65mm. Kích thước này không đúng trong thực tế lắm. Thực ra viên pin có thể dài hơn vài mm và đường kính có thể rộng hơn chút xíu, vì chúng được gắn thêm mạch bảo vệ.

Cái lỗ trên đầu cực dương là chỗ thoát khí thải của van nén, cái này có thể bắt gặp trên nhiều kiểu pin. Ẩn bên dưới là một cầu chì nhiệt độ (PTC resistor), nhưng ta không nhìn thấy nó. Với pin đầu phẳng, cái lỗ này cũng có ở cực dương.

Chú ý: Tiêu chuẩn có PTC và CID là đủ để một số nhà sản xuất gọi pin của họ là có bảo vệ: Battery Protected, nhưng khái niệm này chưa chắc đảm bảo pin có mạch bảo vệ “PCB protection” hoặc “IC protection”.

Hãy nhìn vào ảnh trên, chú ý đến chi tiết “lồi lõm” trên thân pin và ở đầu pin dưới lớp vỏ bọc. Cả hai đều là chỉ dấu cho thấy viên pin có mạch điện trên pin, và thường là mạch bảo vệ. Đối với pin hoạt động độc lập (standalone) Li-Ion Li-CoO2 thì mạch điện này rất quan trọng. Với những pack nhiều pin Li-Ion ghép lại, thường mạch bảo vệ không gắn riêng lẻ với từng viên pin, mà gắn cho cả cụm.

Một viên pin với cực âm bằng đồng và có khắc một số ký tự cũng là dấu hiệu cho thấy đây là pin có mạch bảo vệ, nhưng nó cũng chỉ ra rằng viên pin thiếu tấm thép gia cố, chống sốc.

Tiến hành tháo viên pin

Chú ý: Cell là một viên pin với chỉ một viên pin trong đó. Một viên pin có thể là dạng ghép của nhiều cell pin ( ví dụ pin laptop) hoặc chỉ có một cell pin ( ví dụ pin 18650).

Trong những ảnh trên, tôi đã bỏ lớp vỏ quanh viên pin. Mạch ở đáy pin có thể nhìn thấy rõ, cùng với dây dẫn điện bên cạnh viên pin.

Dây dẫn kết nối cực dương và cực âm của pin. Bạn cũng có thể thấy rõ hơn dây điện nối thẳng vào van nén và lỗ thông hơi bên trong.

Trong cell pin này, cực dương được cậy ra. Phần nắp cực dương được cho thêm vào để tạo đội “lồi” – button top cho cục dương của cell.

Ở cục âm, dây điện được hàn vào đáy (cực âm) viên pin và mạch (phần internal). Phần dây còn lại (external) hàn từ mạch đi lên cực dương của pin. Có một mảnh giấy (màu đen) dùng để bảo vệ mạch, ngăn tiếp xúc vào cực âm.

Pin của Shoshine sử dụng thêm một mảnh nhựa (màu đỏ) và ít giấy (màu đen) để bảo vệ 2 đầu viên pin.

Trong ảnh trên, tôi đã sưu tầm tất cả các phần của viên pin, bản thân cell 18650 là cái lõi gói trong vỏ thép. Phần vỏ pin (wrapper) sẽ đóng gói tất cả lại.

Như vậy ta có, cell (phoi, lõi) pin, wrapper (giấy đóng gói pin), dây dẫn, bảng mạch. Cell pin kích thước chính xác đường kính 18mm, dài chính xác 64.7mm đáp ứng đúng tiêu chí kỹ thuật về kích thước.

Các ảnh ở đây, tôi muốn chỉ ra sự khác nhau về mạch bảo vệ, riêng các mạch cuối cùng, kích thước nhỏ hơn (tôi phóng to lên nên các bạn thấy chúng to bằng nhau).

Các mạch này sẽ bảo vệ pin khỏi bị dùng quá cạn (over discharge) hoặc dòng xả quá lớn (Ví dụ bị ngắn mạch)

Mạch bảo vệ nhìn từ phía sau, thực ra đây chính là cực âm của pin. Một tấm kim loại lớn sẽ giúp cực âm của pin bền hơn.

Mạch bảo vệ có hai thành phần quan trọng. Màu xanh là con chíp điều khiển (controller) và màu đỏ là công tắc đóng mở (connect/disconnect) viên pin.

Đo thử mạch bảo vệ

Mạch thứ nhất

  • Dòng điện rò 4.5uA, nó sẽ làm cạn viên pin 2000mAh sau 50 năm.
  • Chống xả pin quá cạn ở ngưỡng 2.5V, nhưng nó chỉ đóng mạch lại nếu bản thân viên pin có điện áp trên 3V.
  • Chống sạc quá đầy ở ngưỡng 4.26V (sẽ tự ngắt mạch) và đóng mạch khi pin được rút ra khỏi bộ sạc.
  • Điện áp rơi (drop) trong mạch tại 1A và 2.9V là: 25mV

Mạch thứ hai:

  • Dòng điện rò 4.2uA
  • Chống xả pin quá cạn ở ngưỡng 2.5V, nhưng nó chỉ đóng mạch lại nếu có điện áp ngoài (ví dụ đặt pin vào bộ sạc).
  • Chống sạc quá đầy ở ngưỡng 4.26V (sẽ tự ngắt mạch) và đóng mạch khi pin được rút ra khỏi bộ sạc.
  • Điện áp rơi (drop) trong mạch tại 1A và 2.9V là: 30mV

Đối với bảng mạch nhỏ thứ ba:

  • Dòng điện rò 3.9uA
  • Chống xả pin quá cạn ở ngưỡng 2.5V. Tuy nhiên nó chỉ đóng mạch lại nếu có điện áp ngoài (ví dụ đặt pin vào bộ sạc).
  • Chống sạc quá đầy ở ngưỡng 4.26V (sẽ tự ngắt mạch). Đóng mạch khi pin được rút ra khỏi bộ sạc.
  • Điện áp rơi (drop) trong mạch tại 1A và 2.9V là: 60mV

Những gì tôi đo lường trên ba bảng mạch trên chỉ đúng với chúng mà thôi. Tuy vậy nó cũng là thông số tham khảo mà các bảng mạch bảo vệ pin sạc Li-Ion khác nên tuân theo.

Review balo 5.11 Tactical MOAB 6: Biểu tượng của dòng balo đeo chéo!

0

Có thể những sản phẩm của 5.11 đã không còn quá hot. Có thể những dòng sản phẩm của 5.11 đã không còn được ưa chuộng nhiều như những năm trước. Có thể balo tactical của 5.11 đã không còn nằm trong top đầu những balo-phải-có. Nhưng khi nhắc về balo đeo chéo(sling-bag) thì 5.11 Tactical MOAB 6 vẫn là một biểu tượng.

5.11 Tactical MOAB 6(cùng với MOAB 10) thuộc dòng balo RUSH nổi tiếng của 5.11 nhưng có kích thước nhỏ gọn hơn, phục vụ cho mục đích khác hơn là RUSH 12, 24 hay RUSH 72. MOAB là viết tắt của cụm từ Mobile Operation Attachment Bag thể hiện sự nhỏ gọn của nó. Với MOAB 6, bạn có thể đựng được đồ cho 6 giờ hoạt động liên tục và sẽ là 10 giờ đối với MOAB 10. Và bài viết hôm nay là về MOAB 6. Còn MOAB 10 thì xin hẹn lại vào một ngày khác.

  1. Một vài thông tin chi tiết:
  • Làm từ vải nylon 1050D siêu nhẹ.
  • Có khả năng kháng nước tốt.
  • Được bán kèm bộ dây TIER của 5.11
  • Khóa kéo YKK.
  • Hệ thống MOLLE tiện dụng.
  1. Balo 5.11 Tactical MOAB 6:

– Như những anh em khác trong dòng RUSH của mình, balo 5.11 Tactical MOAB cũng được làm từ vải nylon Cordura ballistic 1050D với một lớp phủ chống thấm nước.

– Bên cạnh đó là hệ thống khóa kéo YKK 100% với nhiều size khác nhau. Có thể thấy, 5.11 đã sử dụng những nguyên vật liệu tốt nhất trên thị trường cho những sản phẩm của mình.

Có bộ dây hỗ trợ kéo khóa khi mang găng tay.

Có miếng che chống thấm nước

– Và cũng giống RUSH 12 hay RUSH 24 ở những bài viết trước. Hệ thống MOLLE cũng được trang bị đầy đủ trên MOAB 6.

Mặt trước
Hông phải
Hông trái

– Điểm đặc biệt làm nên sự tiện dụng cho balo 5.11 Tactical MOAB 6 chính là một ngăn đựng nhỏ trên quai đeo. Bạn thể dùng để đựng chìa khóa, dao đa năng, đèn pin hoặc bất cứ món đồ EDC nào mà bạn thường mang theo hằng ngày.

Có chỗ dán patch
Kích thước khá lý tưởng cho những món đồ EDC nhỏ gọn.
Có thêm bộ phận dây thun để giữ đồ và một lỗ để luồn tai nghe.
Phần đệm phía sau khá dày dặn
Chỉ may phần tiếp xúc rất chắc chắn

Thêm một ít đồ EDC vào thử xem sao

– Quai đeo với khóa cài nhựa DuraFlex chất lượng cao. Quai có thể chuyển đổi để đeo cả bên phải lẫn bên trái.

DuraFlex
Đệm vai to, dày
Chỉ may phần tiếp xúc rất chắc chắn
Phần đệm phía sau khá dày dặn
Mặt sau được may thêm các lớp chống trượt khi đeo.
Có thể mang cả vai phải và vai trái.
Mặt lưng cũng được trang bị miếng nhựa tổng hợp tạo độ bám

– Đặc biệt hơn, khác với RUSH 12 hay RUSH 24, bạn sẽ nhận được thêm một bộ 4 dây TIER của 5.11. Với các dây này, bạn có thể dễ dàng treo các loại túi EDC khác lên túi chính để mở rộng khả năng chứa đồ.

Bộ dây rất chắc chắn
Đường chỉ may cũng rất chắc chắn.
Dùng khóa DuraFlex
Cơ cấu để cài vào balo rất độc đáo.

Có thể dùng hệ thống dây TIER này để cài các loại túi EDC lên MOAB 6, hoặc cài MOAB 6 lên các loại balo to hơn. Miễn là có MOLLE

– Quai xách trên balo 5.11 Tactical MOAB 6. Do đặc thù là đeo chéo vai nên vị trí này đã không còn được bố trí các lỗ xỏ tai nghe như dòng RUSH.

Quai xách và ngăn nhỏ đựng kính mát

– Và như truyền thống. Tuy là một loại túi nhỏ như MOAB vẫn được trang bị rất nhiều ngăn. Đầu tiên là ngăn phụ trước mặt với rất nhiều ngăn nhỏ.

Hai ngăn nhỏ phía trước được thiết kế để đựng băn đạn. Mà không có băng đạn thì đựng cái khác cũng được.
Các ngăn nhỏ phía sau dùng để đựng đồ EDC.

– Giữa ngăn phụ và ngăn chính là một ngăn bí mật. Do phát triển để phục vụ chủ yếu cho thị trường Mỹ nên ngăn này chính là ngăn gắn sung.

Đóng mở bằng Velcro

– Ngăn chính to nhất.

Một ngăn bằng vải dù và một ngăn bằng vải mesh.

– Và cuối cùng là ngăn đựng bình nước cỡ nhỏ.

Do không đi rừng nên mình dùng ngăn này để đựng tablet.
Cũng có ngàm để móc túi nước.
  1. Sử dụng:

– Tuy ngăn đựng không nhiều và không to bằng nhưng balo 5.11 tactical MOAB 6 vẫn đảm bảo đủ để đựng tất cả những món đồ mà mình mang hằng ngày.

– Phần đáy túi không có các đệm chống sốc. Đây vẫn là nhược điểm cố hữu của các loại balo 5.11.

– Ngăn đựng kính cũng là một điểm yếu của MOAB 6.

– Tuy chỉ là một mẫu balo sling-bag nhưng trải nghiệm đeo trên vai của MOAB 6 là rất tốt. Nhờ phầm đệm vai to mà đeo lâu cũng không bị mỏi.

– Hệ thống dây TIER đi kèm thật sự giá trị.

– Về độ bền thì không có gì phải bàn cãi. Với những nguyên vật liệu cao cấp nhất trên thị trường thì việc một chiếc balo 5.11 Tactical MOAB 6 có thể sử dụng tới 4-5 năm là một điều hoàn toàn có thể.

– Với nhiều bạn, có thể kích thước sẽ là một nhược điểm. Tuy nhiên, với mình đó là một ưu điểm. MOAB 6 không quá nhỏ, đủ để đựng đồ để di chuyển trong trong thành phố. Nhưng cũng không quá lớn, đủ để có thể mang vác hằng ngày mà vẫn không cảm thấy mỏi hay đau vai. Thậm chí, đã có lần mình đã dùng MOAB 6 như một chiếc balo đi phượt. Và nó vẫn hoàn thành nhiệm vụ rất tốt.

  1. Đánh giá:

Dù vẫn còn tồn tại những nhược điểm cố hữu như phần đáy không có các lớp đệm chống sốc, ngăn đựng mắt kính dễ gây gãy kính… thì thật sự là không có điểm gì có thể chê được. Có thể coi balo 5.11 Tactical MOAB 6 là một vẫu balo hoàn hảo cho nhu cầu sử dụng hằng ngày nếu như bạn không phải là một người cần mang theo quá nhiều đồ.

Balo 5.11 Tactical MOAB 6 hiện đang được bán với giá 2.200.000đ cho2 phiên bản màu Đen(Black) và màu Vàng cát(Sandstone), 2.400.000đ với phiên bản Double Tap tại Bisu.vn. Và dĩ nhiên là hàng thật chính hãng 100%. Bisu nói không với các loại hàng giả, hàng nhái kém chất lượng.

 

Review sạc pin đa năng Armytek Uni C2: hoàn tiện tốt, sạc nhanh và an toàn

0

Ngoài sản xuất đèn pin thì thương hiệu đến từ Canada này cũng có những sản phẩm sạc pin đa năng của riêng mình. Chất lượng sạc của Armytek rất tốt và được bảo hành tới 5 năm trong khi các hãng khác chỉ 1-2 năm.

Uni C2 là bộ sạc đa năng 2 khe sạc, sử dụng nguồn 220V hoặc nguồn 12V trên xe hơi, nó phù hợp làm bộ sạc cố định tại nhà hay mang đi du lịch. C2 hỗ trợ sạc hầu hết các loại pin sạc thông dụng hiện giờ (pin hình trụ), có dòng sạc nhanh 1A/khe sạc và được trang bị nhiều tính năng an toàn.

Thông số kĩ thuật:

  • Trang bị 2 khe sạc hoạt động độc lập
  • Hỗ trợ nhiều loại pin sạc phổ biến: Li-Ion 4.2V, Li-Ion 4.35V, Ni-MH, Ni-Cd và Li-FePO4
  • Tự động nhận diện loại pin để cho dòng sạc thích hợp
  • Dòng sạc nhanh: tối đa 1A mỗi khe sạc
  • Có chế độ chọn loại pin và chỉnh dòng sạc bằng tay
  • Kích hoạt pin 0V (pin chết)
  • Trang bị 5 led báo hiệu mỗi khe sạc
  • Nhận diện pin lỗi
  • Làm từ vật liệu nhựa chống cháy
  • Tự động ngắt khi pin đầy, chống lắp ngược cực pin
  • Kích thước: 145x72x37mm
  • Trọng lượng: 168g

Thông số điện áp

  • Dòng vào: điện xoay chiều 85 – 264v/0.5A (50/60Hz) hoặc điện 1 chiều 9 – 14V/1A
  • Dòng ra mỗi khe sạc: 0.1/0.5/1A

1. Unbox

Uni C2 có cách đóng hộp khá đơn giản mà bắt mắt

Các đặc điểm chính của bộ sạc

Mặt sau: có thể thấy Uni C2 hỗ trợ nhiều loại pin với đủ các kíc thước: 10440, 14500, 16340, 18350, 18650, 26650, 32650, AA, AAA, AAAA, C, D

Thông số điện áp

Bảo hành 5 năm với những lỗi từ nhà sản xuất

Nội dung bên trong bao gồm: 1 bộ sạc đa năng Uni C2, dây nguồn 220V, dây sạc xe hơi, HDSD.

Dây nguồn 220v

Dây sạc xe hơi

2. Đánh giá chi tiết

Tổng thể thì Armytek Uni C2 có thiết kế gọn gàng, toàn bộ được làm từ nhựa chống cháy (trừ các tiếp xúc). Bộ này sử dụng 2 hàng led thay cho màn hình hiển thị OLED hoặc LCD, có lẽ để cắt giảm chi phí tối đa.

Trọng lượng chỉ 174g

Mặt sau là các thông số chính của sản phẩm.

Chất lượng hoàn thiện rất tốt

Chất liệu nhựa trên các sản phẩm sạc pin của Armytek đều có độ xuyên thấu nhất địn chứ không đặc hoàn toàn.

Được lắp ráp rất khít và không hề có cảm giác ọp ẹp

Ở cạnh bên trái là jack để cắm sạc 12V trên xe hơi

Còn trên đỉnh là jack cắm nguồn 85 – 264 volt

Armytek Uni C2 được thiết kế với 2 khe sạc pin độc lập, mỗi khe là 1 ray trượt để vừa với nhiều kích thước pin. Theo thống số từ nhà sản xuất thì những loại pin có đường kính 10…32mm và chiều dài 30…70mm sẽ lắp vừa.

Tiếp xúc cực dương làm bằng thép không gỉ. Phần tiếp xúc này có 2 chấu nhỏ nhô lên để dùng được với cả các loại pin đầu phẳng.

Tiếp xúc cực âm với chất liệu tương tự

Cận cảnh cơ cấu ray trượt ở tiếp xúc cực âm của bộ sạc

do được trang bị lò xò nên cơ cấu này trượt rất mượt mà, không có hiện tượng nặng hay rít

vừa với nhiều kích cỡ pin khác nhau

Armytek Uni C2 không được trang bị màn hình hiển thị LCD, OLED mà chỉ có 2 hàng led báo hiệu. 4 led phía dưới để báo loại pin, tình trạng pin. 1 led phía trên để báo dòng sạc.

Việc không có màn hình hiển thị cũng không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm sử dụng, rất là với những người đơn giản hoặc bận rộn.

Ngoài ra mỗi khe sạc còn có 1 nút bấm màu vàng để chỉnh loại pin trong trường hợp bộ sạc không tự nhận diện được (rất hiếm) và chỉnh dòng sạc

Khi lắp pin vào thì Uni C2 sẽ mất khoảng 1.5s để nhận diện loại pin và bắt đầu sạc.

Trong 3s thì Uni C2 sẽ bắt đầu quá trình sạc với dòng sạc mặc định là 0.5A (đèn xanh ở led báo trên cùng)

Trong 5s đầu của quá trình sạc thì bạn có thể chỉnh dòng sạc thủ công bằng nút nhấn.

Nhấn nút 1 lần để chuyển qua lại giữa 0.1A -> 0.5A -> 1A. Sau khi nhấn thì đợi 3s là dòng sạc mới sẽ được xác nhận.

Đèn xanh tương ứng với 0.5A, đèn cam là 0.1A và đỏ là 1A.

Hỗ trợ rất nhiều loại pin sạc khác nhau

1 Nimh cỡ AAA, AA, C, D
Pin sạc 18650
Thậm chí cả 2 pin 26650 cùng 1 lúc

Với dòng sạc tối đa 1A thì Uni C2 sẽ mất khoảng ~4 tiếng để sạc đầy 2 pin 18650 dung lượng 3400mAh, ~6 tiếng với 2 pin 26650 5200mAh

Các tính năng an toàn:

  • Tự động ngắt khi pin đầy -> sạc qua đêm thoải mái
  • Chống lắp ngược cực pin -> bộ sạc sẽ báo lỗi và không sạc
  • Nhận diện pin lỗi -> báo lỗi và không sạc
  • Lắp nhầm pin dùng 1 lần -> báo lỗi và không sạc

3. Nhiệt độ khi hoạt động

Uni C2 không tỏa ra nhiều nhiệt khi hoạt động (2 khe chạy hết công suất). Nhiệt độ cao nhất đo được sau 15 phút hoạt động là ~39 độ so với nhiệt độ phòng là 37 độ C.

4. Tổng kết

Armytek Uni C2 là sựa lựa chọn rất tốt trong tầm giá dưới 500.000đ. Nó có tốc độ sạc tương đối nhanh và ổn định, hỗ trợ nhiều loại pin, hoàn thiện rất tốt và dễ sử dụng.

Hiện nay đã có những bộ sạc đạt tốc độ 2A hoặc 3A/khe sạc như Miboxer C4-12, Xtar VP4 Dragon Plus,… nhưng với nhu cầu không quá cao thì 1A là đủ.

Uni C2 đang được phân phối chính hãng tại Denpinled.vn và EDCZone.com với giá 450.000đ, bảo hành 5 năm.

Review sạc đa năng Miboxer C4S – Sạc nhanh 1.5A, hoàn thiện tốt và giá rẻ

Review sạc dự phòng Xtar PB2 | dùng pin rời, sạc nhanh 2 chiều 2A