[Outdoor cùng Bisu] – Vào rừng trúc và dựng lán trại ở qua đêm

0
4594

Bên mình đã quyết định lập ra Series “Outdoor cùng Bisu”, nơi tổng hợp các bài viết về những chuyến đi thực tế do chính Bisu tham gia và tài trợ.


Mở màn cho Series mới là chuyến trekking ngắn 2 ngày 1 đêm vào cuối tuần vừa rồi. Địa điểm là rừng trúc tại Tam Đảo. Mình lên Tam Đảo cũng đôi ba lần mà chưa hề biết có đường đi vào rừng như này. Tất cả là nhờ 2 ông anh đi cùng (vốn là dân chuyên thám hiểm hang động) khai sáng và dẫn đường cho.

Rừng trúc này không phải đường lên chùa Địa Ngục vốn đã khá quen thuộc, đường đi vào cũng không chắc có được gọi là “đường” không nữa vì cực khó đi. Mình xin phép không tiết lộ vị trí chính xác bởi đường rất xấu và nguy hiểm, nhiều bạn đi không quen có thể sẽ xảy ra tai nạn đáng tiếc!

7h30 sáng bắt đầu xuất phát từ Hà Nội. Team mình có 4 người: mình, sếp và 2 ông anh như đã nêu ở trên.

Tầm 9h sáng là đã có mặt tại Tam Đảo, lúc này tranh thủ ăn sáng cho đủ sức rồi chuẩn bị đồ đạc.

Sếp mình vác theo 5.11 Ignitor, hàng chuyên dụng cho Trekking với hệ thống khung đỡ và các đai trợ lực. Trời đang mưa quá nên cũng không chụp kĩ mặt sau.

2 ông anh kia vác đống đồ nhìn hãi hùng luôn, 1 ông vác balo 65 lít, ông còn lại 58 lít. Kinh nghiệm quý báu là nên đầu tư balo tốt và luôn có áo mưa cho balo. Áo mưa chùm lên sẽ giúp balo không bị vướng vào cây cối khi đang di chuyển và cũng luôn giữ cho balo sạch sẽ trong suốt hành trình.

Fenix TK22 V2.0 với bao đựng chuyên dụng ở thắt lưng, luôn sẵn sàng cho mọi tình huống khẩn cấp!

Bắt đầu tiến vào rừng. Với 2 ông anh kia thì đường này chẳng là cái gì, còn với mình thì thật sự ám ảnh luôn. Lần đầu tiên đi rừng với cái đường xấu như này, đường đã hẹp lại còn toàn đá trơn trượt và đất mềm nhão do trời mưa. Có những đoạn đường cực kì hẹp, phải bám tay vào đá hoặc cây mọc trên vách để nhích qua.

Đá ướt và rêu – nỗi ác mộng của mọi trekker khi mà còn trơn hơn cả sàn nhà đổ dầu ăn ra. Không may mà đạp vào không chắc mà trượt chân là lăn xuống vực.

Vào rừng Tam Đảo thì nỗi sợ hãi không phải thú dữ mà là vắt hút máu. Cũng may mùa này đang lạnh nên vắt không có nhiều. Không có nhiều thôi chứ không phải vắng mặt hoàn toàn nhé, mình bắt được 1 con to tổ chảng khi nó đang thưởng thức máu từ mắt cá chân, hix….

=> Kinh nghiệm xương máu nữa là hãy đi tất cổ dài, sử dụng bó ống quần hoặc nhét ống quần sâu vào trong giày hoặc ủng.

Dọc đường phải dừng lại vô số lần để phát quang đám cây đổ chắn ngang.

Đây là 1 trong số ít những đoạn đường dễ đi nhất. Vậy là mất tầm hơn 2 tiếng vừa đi vừa bò mới đến chỗ dựng trại.

Chỗ này 2 ông anh mình đã tới vài lần, có dựng lại cả lán để ở cố định luôn. Tuy vậy cũng phải 1 năm rồi mới quay lại nên lán đã mục và hỏng hết, phải làm lại từ đầu.

Xác định luôn ưu tiên từ giờ đến tối là phải dựng được cái lán để lấy chỗ mà ngủ. Làm gì thì làm, phải ăn lấy sức đã.

Lần này dựng lại 1 cái lán kiên cố để những lần sau vào còn có sẵn cái mà dùng. Team mình có mang theo cả 1 tấm bạt to để làm mái và để cố định trong này luôn. Cái lán có bạt che mưa, nắng thì sẽ bền hơn nhiều.

Trước hết là nhóm lửa để sưởi ấm và đuổi côn trùng. Lúc đầy mình sợ trời mưa ướt như này thì nhóm thế quái nào được lửa? nhiều khi củi khô mà không có kinh nghiệm thì nhóm còn khó nữa là.

Rất may là lần này đi cùng người có kinh nghiệm. Ông anh bắt đầu đi gom củi, chất thành đống theo quy tắc là củi nhỏ ở dưới, củi to dần cho lên trên. Sau đó lấy 1 cục cồn khô để ở dưới đáy và châm lửa. Thật kì diệu, chỉ vài phút sau đám củi ướt đã bắt lửa và cháy rực.

=> Lại thêm kinh nghiệm nữa: vào rừng ướt thì nên mang theo mồi lửa dễ cháy như cồn khô,…

Nhóm xong lửa và bắt đầu dựng lại lều thì cũng tầm 14h00 chiều, phải khẩn trương thôi.

Cái lán làm chủ yếu bằng gỗ và trúc. Các cây gỗ lớn để làm cột chống, còn thân trúc để làm sàn và khung để lợp mái. Nhìn đơn giản vậy thôi nhưng bắt tay vào làm mới thấy rất mất thời gian.

Dựng đến 1/3 cái sàn như kia là đã nhá nhem 16h00 chiều.

Trong rừng ánh sáng đã yếu dần, lôi đèn pin ra thôi! Cả Team tin tưởng dùng toàn đèn đeo trán của Fenix để có thể rảnh tay mà làm việc. Cụ thể trong ảnh là Fenix HM65R, sáng đến 1400 Lumens mà lại rất nhẹ nhàng và thời lượng sáng cực lâu.

Cây này có 2 đèn độc lập phụ trách chiếu xa và chiếu rộng. Sử dụng để làm việc tầm gần như này thì bật đèn chiếu rộng ở mức 130 – 400 Lumens là đã quá thoải mái!

Treo thêm cây CL26R cho thêm sáng sủa

17h30 chiều, về cơ bản đã xong phần sàn và khung của phần mái, lúc này oải lắm r mà vẫn cố làm tiếp thôi.

Lưỡi cắt dây của Leatherman Wave Plus có dịp trổ tài, cắt cực ngọt và chính xác.

Phủ bạt lên mái rồi buộc dây cố định các góc và phủ thêm tấm tăng ở sàn là xong cái lán. Lúc này đã hơn 18h00 tối, ai cũng đói run tay rồi nên lên lửa và nấu ăn thôi.

Đồ ăn đã được mang sẵn từ dưới lên chứ trên này chẳng có gì mà săn với bắn đâu. Với cả mình cũng không ủng hộ việc săn bắn động vật hoang dã 😀

Fenix HL32R nhẹ nhàng, ánh sáng quá đủ để làm việc loanh quanh và đi lại.

Chủ lực thì vẫn là HM65R. Công nhận cây này dùng thực tế quá đã, ánh sáng đẹp, dễ thao tác và dùng cả tối vẫn không cần phải thay pin.

=> Kinh nghiệm: đi rừng hay leo núi,… thì nên ưu tiên nhất đèn pin đeo trán để còn rảnh 2 tay mà làm việc. Team mình có mang theo nhiều đèn cầm tay mà cũng không lôi ra dùng vì khá bất tiện.

Bữa tối trong rừng, gồm có thịt gà, lợn và ngọn su su non – đặc sản Tam Đảo ^^. Tất nhiên không thể thiếu cơm trắng.

Bonus thêm màn vót đũa trúc với Victorinox Huntmans. Không uổng công mình chọn cây Huntsman để mang theo người hàng ngày, nó quá đa năng và toàn diện trong tầm giá khi có đủ cả dao, cưa, kéo,…

Tool tốt nên làm dễ như ăn kẹo, hehe.

Ăn uống xong thì ai nấy cũng mệt lử rồi, ngồi trò chuyện 1 lúc rồi chui vào lều. Đêm trong rừng rất lạnh, xuống khoảng 5 độ C nên ai cũng phải mang túi ngủ và tấm lót cách nhiệt, thêm cả đống lửa cho cháy âm ỉ bên cạnh nữa.

9h sáng mọi người mới dậy, ăn sáng xong thì thu dọn đồ đạc, dọn rác và chuẩn bị băng rừng trở về. Mình tranh thủ cưa đoạn trúc để làm cái gậy chống.

Không ngờ cái gậy lại rất được việc, có nó đi đứng tự tin và vững hẳn. Nhiều đoạn đường hẹp, không có điểm bám cũng nhờ nó và vượt qua dễ dàng hơn.

hơn 12h trưa đã ra được bìa rừng, ai nấy người ngợm đều lấm lem bùn đất. Giờ chỉ cho đồ lên xe và trở về Hà Nội, khép lại 1 chuyến đi đáng nhớ! Chuyến lần này cảm ơn 2 ông anh rất nhiều vì họ có kinh nghiệm nên mọi việc cũng suôn sẻ hơn hẳn.

Mình có quay nhiều Video nhưng phải biên tập rồi mới cho lên được. Có gì mình sẽ đăng lên nhóm Bisu Group (Official), mọi người đọc được thì tham gia vào cho vui nhé!