Thế nào là đèn pin tác chiến? đèn pin tự vệ?

0
2087

Vài năm trở lại đây khái niệm “Đèn pin tác chiến” bị lạm dụng nhiều và dần trở thành 1 “Key sale” để bán được hàng. Các hãng đèn của Trung Quốc cũng đua nhau tung ra những mẫu đèn “tác chiến” với thiết kế thật ngầu, hầm hố rồi tích hợp cả tá các tính năng màu mè.

Đa số trường hợp thì người dùng bị nhầm lẫn giữa “Đèn pin tác chiến” và “Đèn pin tự vệ”. Đây là 2 khái niệm khác nhau, và đèn tác chiến có thể dùng để tự vệ nhưng ngược lại thì không phải lúc nào cũng đúng!

Mình quyết định viết bài này để làm rõ 3 câu hỏi:

Cuối cùng là:

  • Giao diện sử dụng của đèn pin Fenix có bất tiện và “phế” như thiên hạ đồn đại?

VIDEO

1. Thế nào là đèn pin tác chiến?

“Tác chiến” hay “Chiến thật” trong tiếng anh đều là “Tactical“. Một cây đèn pin chiến thuật sẽ phát huy hiệu quả tối ưu của nó khi:

  • Được sử dụng chung với các loại vũ khí (thường là súng)

  • Và có chuyến thuật sử dụng bài bản

Nhắc tới súng đạn thì ai cũng nảy số ngay tới nước Mĩ rồi nhỉ! Và cũng không lạ gì khi các hãng đèn pin của Mĩ như Surefire, Ezletta, Malkoff biết cách làm ra những cây đèn pin tác chiến thực thụ.

Chiến thuật sử dụng đèn pin tác chiến.

Về cơ bản thì chuyến thuật khi sử dụng 1 cây đèn pin tác chiến như sau:

  • Bật đèn để tìm kiếm mục tiêu, rà soát môi trường xung quanh
  • Tắt đèn và di chuyển vị trí
  • Bật đèn
  • Tắt đèn và tiếp tục di chuyển
  • …..

Mục đích chính của chiến thuật trên là không làm lộ vị trí của người sử dụng, tránh trở thành mục tiêu. Cũng chính vì tính chất sử dụng cần bật/tắt liên tục trong thời gian ngắn như này mà đèn pin tác chiến sẽ có những đặc điểm sau:

(Dấu * là cho những yêu cầu bắt buộc phải có)

A. Phải có công tắc đuôi (*)

Công tắc kép trên Fenix TK20R V2.0

Đèn pin tác chiến là phải có khả năng truy cập ngay lập tức khi cần, có thể là vừa rút ra khỏi túi hoặc cầm sẵn trên tay. Công tắc đuôi sẽ đảm bảo cho khả năng này, bạn sẽ không phải mò mẫm tìm công tắc ngay cả trong bóng tối.

Công tắc chính trên Fenix E35R.

Còn những cây đèn có công tắc chính đặt trên thân sẽ thường không được gọi là đèn pin tác chiến. Đèn dạng này chỉ để dùng cho những hoạt động thông thường.

B. Khả năng bật/tắt liên tục mà không bị chuyển mức sáng  (*)

Đèn pin tác chiến phải có công tắc đuôi, nhưng đèn có công tắc đuôi chưa chắc đã là tác chiến là vì lí do này.

Nôm na thì, ngoài việc phản ứng nhanh trong mọi tình huống thì 1 cây đèn pin tác chiến/chiến thuật thực thụ phải có khả năng bật/tắt liên tục trong thời gian ngắn mà vẫn duy trì ở 1 độ sáng duy nhất. Người sử dụng cũng phải luôn biết cây đèn sẽ bật lên ở mức sáng nào.

Vậy nên công tắc đuôi của đèn tác chiến chỉ nên có nhiệm vụ là bật/tắt đèn.

C. Các mức sáng đơn giản

Chính vì đặc điểm “B” mà đèn pin tác chiến thực thụ không cần quá nhiều mức sáng và các chế độ làm gì. Các hãng đèn pin của Mĩ như Surefire, Elzetta, Malkoff thường chỉ trang bị 1-2 mức sáng cho đèn của mình.

Như Elzetta Bones chỉ có 1 độ sáng duy nhất là 850 Lumens, bật là sáng không cần suy nghĩ nhiều.

Những models các có 2 mức sáng thì họ sẽ ẩn mức sáng phụ đi, các hãng của Mĩ hay làm kiểu là vặn lỏng đuôi hoặc đầu đèn để kích hoạt mức sáng phụ, còn siết chặt lại thì đèn chỉ sáng ở mức cao nhất thôi. Đây là thiết kế đơn giản nhưng rất thông minh và hiệu quả, không bao giờ bấm nhầm được.

Các hãng của Trung Quốc thì sẽ trang bị nhiều mức sáng hơn, thường là 3-5 mức nên cách giải quyết cũng khác:

  • Đầu tiên là cây đèn sẽ có chức năng nhớ mức sáng cuối cùng được sử dụng, công tắc đuôi vẫn chỉ đảm nhiệm việc bật/tắt đèn
Cyansky P25 V2
  • Và họ sẽ thiết kế thêm 1 công tắc phụ (có thể đặt ở đầu đèn hoặc ở đuôi luôn) để chuyển qua lại các mức sáng

-> Nói chung đèn tác chiến nên có càng ít mức sáng càng tốt.

D. Không cần có nháy Strobe

Đây là một ý kiến gây nhiều tranh cãi, nhưng nhìn vào tư duy của các hãng đèn pin Mĩ thì mình vẫn giữ quan điểm rằng đèn pin tác chiến không cần chế độ nháy “Strobe” để làm gì.

Các hãng đèn Trung Quốc cho rằng nháy Strobe để trấn áp đối tượng, nhưng hãy nhớ rằng đèn tác chiến chỉ có ý nghĩa khi dùng chung với súng. Và khi dùng với súng thì một cây đèn có độ sáng cao, ổn định để xác định rõ mục tiêu sẽ hợp lí hơn là nháy Strobe.

Chưa kể chế độ nháy Strobe cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tầm nhìn của người sử dụng.

E. Thiết kế gọn gàng, tiện lợi là được

Không rõ từ bao giờ nhiều người cứ mặc định rằng một cây đèn phải có bezel nhọn hoắt rồi nhìn ngầu lòi mới là đèn tác chiến. Chẳng lẽ họ định dùng cây đèn để tấn công mục tiêu trong khi tay đang cầm khẩu súng?

Đèn tác chiến chỉ cần đáp ứng tốt được 2 tiêu chí “A” và “B”, còn thiết kế ngầu lòi cũng không có ý nghĩa gì lắm.

2. Thế nào là đèn pin tự vệ

A. Khái niệm

Đèn pin tự vệ là sử dụng ánh sáng có cường độ cao gây choáng, mù tạm thời mối nguy hiểm để có thời gian chạy thoát thân.

  • Trong 36 kế thì CHẠY luôn là thượng sách, đèn tự vệ giúp bạn có thêm chút thời gian để CHẠY càng nhanh và xa khỏi mối nguy càng tốt.
  • Lao vào TẤN CÔNG đối phương là hạ sách, ngay cả các chuyên gia về phòng vệ cá nhân cũng không ai khuyên bạn làm vậy, trừ khi bị dồn vào đường cùng

Vậy nên mình khuyên là đừng quan trọng quá việc cây đèn phải có bezel nhọn để tấn công. Đây là tính năng để phá kính thoát hiểm thì hợp lí hơn.

B. Đặc điểm của đèn pin tự vệ

I – Có độ sáng cao, lý tưởng là 1000 Lumens đổ lên.

3000 Lumens của Fenix TK20R V2.0

Thực tế thì khoảng 500 Lumens cũng đủ gây choáng ở tầm gần.

II – Có chế độ nháy Strobe (rất quan trọng)

Nháy Strobe sẽ làm tăng hiệu quả gây choáng.

Một người nếu bị độ sáng cao khoảng 1000 Lumens và nháy liên tục chiến thẳng mặt ở tầm gần thì có thể bị mất thị lực tạm thời tới vài phút, đủ cho bạn CHẠY.

III – Có khả năng kích hoạt nhanh nháy Strobe (rất quan trọng)

Một cây đèn pin tự vệ phải cho phép bạn kích hoạt nhanh được nháy Strobe trong những tình huống rất căng thẳng. Tin vui là đa số đèn pin bây giờ đều làm được kiểu này.

Hiện tại đèn pin có 3-4 dạng công tắc phổ biến sau đây:

  • Công tắc chính đặt trên đầu đèn
Fenix E35R

Mình hay gọi dạng này là đèn pin EDC, và các hãng thường thiết kế kích hoạt Strobe nhanh bằng thao tác nhấn giữ công tắc 1.2s hoặc nhấn nhanh 3 lần (tùy hãng).

  • Công tắc chính đặt ở đuôi, công tắc phụ trên đầu đèn
Cyansky P25 V2.0 là điển hình của thiết kế công tắc này.

Dạng này rất phổ biến, gần như hãng nào cũng làm. Công tắc chính ở đuôi vẫn chỉ đảm nhiệm bật/tắt còn công tắc phụ trên đầu để chuyển độ sáng và kích hoạt nháy Strobe.

Như ở Fenix thì thường là nhấn giữ công tắc phụ 1.2s để kích hoạt Strobe.

Olight thì là nhấn nhanh 3 lần.

  • Công tắc đuôi kép

Dạng này đang thịnh hành trong vài năm trở lại đây vì sự hiệu quả của nó. Công tắc phụ được đặt ngay ở đuôi với công tắc chính, cho phép thao tác chuyển độ sáng rất nhanh và chính xác.

Công tắc phụ dạng này cho phép kích hoạt nhanh nháy Strobe chỉ bằng thao tác nhấn và giữ, bất kể khi đèn đang tắt hay bật.

  • Công tắc xoay

Điển hình là của Fenix PD40R V2.0 hay V3.0 với công tắc xoay đảm nhiệm việc điều khiển cây đèn. Công tắc dạng này vẫn có thể kích hoạt nhanh nháy Strobe được, thường là xoay kịch về điểm cuối là xong.

C. Giao diện sử dụng của đèn pin Fenix có bất tiện và “phế” như lời đồn?

Bài viết tới đây cũng dài rồi nên các bạn xem nốt ở Video nhé, nó cũng trực quan dễ hiểu hơn:

Các bạn có thể mua đèn pin Tác Chiến của các thương hiệu tại đây nhé: https://bit.ly/3ZSPhv0