Review túi Maxpedition FRP
Thực ra thì bài viết này không hẳn là một bài review mà là một bài đánh giá nhanh thì đúng hơn. Mình biết đến cái túi này từ lâu lắm rồi nhưng do chưa tìm hiểu hết công năng nên chưa viết. Nhân hôm trước viết cái bài về túi EDC Maxpedition Fatty thấy nhiều bác hỏi về cái túi này quá nên thôi, hôm nay liều mạng lấy hết những kiến thức mình có ra viết hầu các bác vậy!
Một vài thông tin cơ bản
- Làm từ vải dệt 500D và 1000D chống sờn rách.
- Bề mặt phủ PU 3 lớp giúp chống nước hiệu quả hơn.
- Vật liệu cao su-nylon tổng hợp mới cho độ bền cao hơn loại nylon truyền thống.
- Đường chỉ may gia cố chịu lực tốt hơn.
- Khóa kéo YKK Nhật Bản chất lượng cao.
- Thiết kế chuyên dụng cho hoạt động cứu hộ.
- Ngăn chính với khóa kéo đôi và cơ cấu mở kiểu claim shell.
- Nội thất với thiết kế dây paracord thông minh.
- Các ngăn chứa đồ được bố trí hợp lý.
- Kích thước: 15.2 x 6.4 x 22.9cm
- Trọng lượng: 272g
Ngoại thất ấn tượng
Cụm FRP trong Maxpedition FRP được viết tắt từ thuật ngữ First Response Pouch, nghĩa là túi dành cho người cứu hộ chuyên nghiệp. Khác với dòng túi y tế cá nhân như Vanquest FATpack, Maxpedition FRP có thể chứa được nhiều thứ hơn với khả năng sơ cứu những vết thương lớn hơn, nghiêm trọng hơn. Tui là túi cứu thương chuyên dụng như FRP có thiết kế rất gọn gàng.
Thuộc dòng sản phẩm ARG cao cấp nhất của Maxpedition, FRP được trang bị những công nghệ vật liệu tốt nhất hiện tại của hãng.
Điều này đã nói rất nhiều rồi nhưng vẫn phải nói lại, Maxpedition là một thương hiệu cao cấp nên các sản phẩm của hãng có độ chi tiết hoàn thiện rất cao. Nhìn bất kỳ chi tiết nào cũng thấy thích.
Khả năng kháng nước của Maxpedition thì không phải bàn cãi.
Nội thất với thiết kế thông minh
Nổi bật nhất trong thiết kế nội thất của Maxpedition FRP có lẽ là việc được trang bị một sợi dây paracord giúp cố điịnh độ mở túi. Người dùng có thể tùy chỉnh độ dài ngắn của dây phù hợp với thới quen sử dụng của từng cá nhân. Dây này cực kỳ lợi hại, trong tình huống khẩn cấp thì các bác chỉ cần mở ra rồi tiến hành sơ cứu mà không sợ đồ đạc trong túi bị rơi ra ngoài.
Bên trong Maxpedition FRP được trang bị thêm hai ngăn nhỏ: một ngăn trượt và một ngăn dây kéo, còn lại là các bị trí treo đồ với đai thun. Đây là thiết kế rất cơ bản trên một chiếc túi cứu thương với các ngăn dùng để đựng sổ tay hoặc các loại băng gạc, còn các đai thun dùng để treo các loại dụng cụ.
Đánh giá
Do đang dùng một chiếc Vanquest FATPack 4×6 và cảm thấy đủ nhu cầu nên mình tạm thời chưa nghĩ ra đồ gì thì nên cho vào Maxpedition FRP. Mình sẽ tham khảo và sẽ sớm có một bộ hình các món đồ nên mang theo nếu bạn sở hữu FRP trong môi trường đô thị tại Việt Nam.
Tuy nhiên, mình cũng có một số đánh giá sơ bộ sau:
- Thiết kế và chất lượng gia công chi tiết thì không phải bàn rồi. Đây chính là thứ làm nên tên tuổi của Maxpedition.
- Nguyên vật liệu toàn đồ xịn nhất trên thị trường.
- Thiết kế thông minh, phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Có đai nhựa để đeo riêng với các loại Shoulder Strap cũng của Maxpedition.
- Trang bị sẵn clip cài TacTie PJC5 để gắn vào các loại ba-lô lớn. Khi gắn đầu túi cũng không bị chúi xuống phía trước.
- Khả năng chống nước tuyệt vời.
Và có lẽ thì giá cả chính là điểm yếu duy nhất của Maxpedition FRP. Với mức giá 1.010.000đ(tham khảo tại Bisu.vn) thì không thể gọi là rẻ đối với một chiếc túi mini như FRP. Tuy nhiên, đối với những thứ mà FRP mang lại thì đây vẫn có thể coi là một mức giá rất hợp lý. Biết đâu sau khi bạn mua Maxpedition FRP thì nhờ một sự kỳ diệu nào đó, bạn có thể trở thành một người cứu hộ chuyên nghiệp thì sao!