Vậy là sau 4 năm chúng ta cũng có một phiên bản mới của cây đèn cắm trại Fenix CL26R với cái tên CL26R Pro.
Mình nhận ra ngay 1 điều rằng CL26R Pro mang đậm nét thiết kế của cây CL25R đã ngưng sản xuất từ cách đây rất lâu rồi, còn so với CL26R đời cũ thì không thấy nhiều nét tương đồng.
Fenix CL26R đời đầu được ra mắt vào năm 2019, nó là một cây đèn cắm trại cá nhân mà mình rất tâm đắc vì dùng pin sạc 18650 mà kích thước cực kì nhỏ gọn, thiết kế đơn giản mà đẹp, sáng mạnh 400 Lumens và có nhiều chế độ sáng hay ho.
Ở thời điểm hiện tại mình cho rằng CL26R vẫn là cây đèn đáng mua đặc biệt khi nó được giảm giá còn có hơn 900.000đ vì bản mới vừa được ra mắt. Cây này ngưng sản xuất rồi nên số lượng không còn nhiều.
Vậy còn Fenix CL26R Pro có thay đổi và nâng cấp gì đáng tiền? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết.
> Hiện Bisu phân phối cây này với giá 1.820.000đ cùng chế độ bảo hành 5 năm chính hãng <
Video
1. Thông số kĩ thuật
- Độ sáng tối đa: 650 Lumens
- Số mức sáng: 7
- Chế độ ánh sáng đỏ: 2 mức
- Công tắc xoay đa chức năng
- Loại pin tương thích: pin sạc 21700
- Cổng sạc vào Type-C
- Cổng sạc ra USB-A
- Thân đèn bằng nhựa cứng cao cấp, thiết kế móc treo đa năng và đế nam châm
- Kích thước: 66 x 59.5 x 114mm
- Trọng lượng: 199g (chưa tính pin)
- Bảo hành 5 năm chính hãng!
2. Mở hộp và phụ kiện
Phụ kiện của CL26R Pro rất cơ bản, bao gồm:
- Pin sạc 21700 dung lượng 5000mAh của Fenix
- Cáp sạc Type-C
- O-ring chống nước sơ cua
- HDSD
Bisu có nhập CL26R Pro về với 2 phiên bản là màu xanh Olive và màu Trắng với họa tiết giống đá tự nhiên.
3. Thiết kế tổng thể
Fenix CL26R Pro mang kích thước to hơn bản đời cũ, chủ yếu do nó được nâng cấp lên sử dụng pin sạc 21700 dung lượng tới 5000mAh so với pin 18650.
Cầm 2 cây đèn trên tay có thể cảm nhận rõ được sự chênh lệch về trọng lượng.
Cụ thể thì CL26R Pro nặng hơn CL26R tới khoảng 110g nếu lắp đủ pin.
Bản thân mình thấy Fenix CL26R đời đầu là một cây đèn cắm trại rất gọn, nó có thể dễ dàng bỏ túi quần được, còn bản Pro thì mình thấy hợp bỏ balo hơn. Nó khá nặng và cộm nếu bỏ túi.
Bù lại với sự đánh đổi về trọng lượng chính khả năng chiếu sáng vượt trội. Fenix CL26R Pro sáng tới 650 Lumens và có thể hoạt động liên tục tối thiểu tới 10 tiếng đồng hồ, gấp đôi phiên bản cũ.
CL26R phiên bản Pro mang thiết kế góc cạnh và hầm hố hơn, và như mình đề cập thì nó rất giống cây CL25R từ ngày xưa (khoảng năm 2015).
Thân đèn được làm bằng nhựa cứng cao cấp, hoàn thiện rất tốt, không hề có ba via thừa hay cảm nhận được sự ọp ẹp.
Phần chân đế và nắp đậy pin là nhựa nhám chống xước, chống bám vân tay. Còn 2/3 diện tích cây đèn là nhựa trắng để tản sáng. Ánh sáng vàng đẹp, tỏa rộng 360 độ và rất mịn.
Ánh sáng vàng ấm áp, dịu mắt.
Ngoài sáng tỏa xung quanh thì CL26R Pro có cả sáng về 1 phía để đọc sách và ánh sáng đỏ giúp bảo vệ tầm nhìn ban đêm (có cả nháy đỏ để báo hiệu).
Ở dưới đáy cũng có đèn để chiếu sáng xuống phía dưới khi treo trong lều. Đèn này dùng led ánh sáng trắng.
Quay xách của CL26R Pro được thiết kế thông minh hơn khi có thể mở ra để treo vào những vị trí không phải dạng móc hở. Như ở trên CL26R đời đầu là phải mua thêm một cái móc rời nữa để gắn vào dùng cho tiện.
Trên đỉnh của nắp pin được tích hợp nam châm để hít lên các bề mặt kim loại, rất chắc chắn.
Xoáy nắp này ra để thay pin khi cần. Lợi thế của việc sử dụng pin sạc 21700 đó là khi cần thiết thì vẫn lắp được pin 18650 với sự trợ giúp của cái adapter như này.
Phần lõi ống đựng pin và cũng là xương sống của cây đèn được làm bằng nhôm cho để tản nhiệt và tăng độ cứng cáp, chắc chắn.
CL26R Pro có 2 đầu tiếp xúc pin đều là lò xo nên có thể dùng được pin đầu phẳng, đây là 1 điểm cộng lớn.
Một chi thiết khá đáng tiếc là phiên bản mới lại không có lỗ ốc 1/4 để gắn được trên các chân tripod như đời cũ.
Ngoài ra bản Pro có thêm 2 chi tiết nâng cấp quan trọng, đó là:
Cổng sạc Type-C
Fenix CL26R đời đầu sử dụng cổng sạc Micro USB, khá là lỗi thời, nếu đi chơi xa thì khả năng cao bạn sẽ phải mang riêng 1 sợi cáp sạc cho nó, hoặc 1 cái đầu chuyển từ Type-C sang Micro USB.
Bản mới thì tất nhiên đã dùng cổng Type-C, nhưng đáng nói là nó có thêm cổng USB-A để sạc ngược cho các thiết bị khác như điện thoại hay mấy cây đèn nhỏ hơn.
Với dung lượng pin tới 5000mAh thì tính năng này của CL26R khá là hữu ích.
Tốc độ dòng sạc vào ~ 9.22W.
Tốc độ dòng sạc ra ~ 10W.
Theo thông số thì cả 2 cổng sạc này đều có công suất 10W, tức 2A ở điện thế 5V. Mình đo thử thì đúng như vậy.
Với tốc độ này thì thực tế mất chưa tới 3 tiếng để sạc đầy viên pin.
Công tắc dạng xoay
Mình thấy cái công tắc là chi tiết đáng tiền nhất của mẫu đèn này vì nó đem lại trải nghiệm sử dụng đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều.
CL26R đời đầu dùng 1 công tắc nhấn duy nhất cho tổng cộng 8 chế độ sáng khác nhau. Nó khá bất tiện bởi ví dụ nếu cần bật cái đèn ở dưới đáy thì phải chuyển qua vài chế độ sáng trước chứ không có lối tắt nào cả.
Còn cái công tắc xoay này có thể chuyển nhanh tới bất kì chế độ và mức sáng nào:
- Xoay ngược chiều kim đồng hồ để bật đèn dưới đáy
- Xoay thuận chiều kim đồng hồ để bật đèn chính
Và với mỗi nấc sẽ tăng và giảm độ sáng tương ứng.
Ở chính giữa sẽ có 1 công tắc nhấn để bật chế độ sáng đỏ hoặc kích hoạt cả 2 hệ thống đèn cùng 1 lúc.
Xem video để trực quan hơn
4. Khả năng chiếu sáng
Fenix CL26R Pro được trang bị nhiều chế độ sáng đặc biệt và hữu dụng:
- Đầu tiên là chiếu về 1 phía với độ sáng 25 Lumens, dùng khi đọc sách hay làm việc gì đó mà không ảnh hưởng tới người xung quanh
- Chế độ sáng tỏa rộng 360 độ với 3 mức lần lượt là 50 – 200 và 500 Lumens
- Chế độ sáng xuống dưới với 3 mức là 5 – 50 – 150 Lumens
- Chế độ ánh sáng đỏ và nháy đỏ đều có cùng độ sáng 3 Lumens.
Đặc biệt cây này có khả năng bật kết hợp cả đèn chính sáng tỏa lẫn đèn phụ ở dưới đế với tổng độ sáng kết hợp lại đạt 650 Lumens. Đây là điều mà phiên bản cũ không làm được.
Ánh sáng thực tế (Trong nhà)
Chưa có đèn
500 Lumens.
200 Lumens.
50 Lumens
25 Lumens (sáng về 1 phía).
Ánh sáng đỏ (3 Lumens)
150 Lumens của đèn dưới đáy.
Ánh sáng thực tế (Ngoài trời)
Chưa có đèn.
650 Lumens (bật kết hợp)
500 Lumens (đèn chiếu tỏa)
200 Lumens.
50 Lumens.
150 Lumens (đèn đáy).
Đèn dưới đáy có thể dùng để chiếu sáng trong khoảng 5 mét đổ lại, khá ổn để dùng đi dạo hay tìm đồ quanh khu trại.
5. Thời lượng hoạt động thực tế
Mình sạc đầy pin và bật cây đèn ở 500 Lumens rồi quay lại bằng chức năng timelapse thì đây là kết quả:
- Cây đèn duy trì liên tục độ sáng cao nhất trong 10 phút đầu tiên rồi hạ xuống còn 1 nửa, tầm khoảng 250 Lumens.
- Nó tiếp tục sáng ở 250 Lumens tới hơn 5 tiếng đồng hồ tiếp theo và lúc này pin cũng đã báo yếu nên cây đèn chuyển về chế độ sáng về 1 phía ở 25 Lumens.
- Ở mức 25 Lumens này thì đèn tiếp tục sáng tới hơn 5 tiếng đồng hồ nữa mà vẫn chưa hết pin, lúc này thì đã đạt thông số hãng đưa ra rồi nên mình không quay nữa, nhưng tại thời điểm ngừng quay thì đèn vẫn tiếp tục sáng.
Vậy là có thể yên tâm về thời lượng sử dụng của CL26R Pro. Vì cây đèn có thêm nhiều mức sáng khác nữa nên mình không tiện đo thêm.
6. Tổng kết
Cá nhân mình vẫn thích thiết kế nhỏ nhắn và thân thiện của CL26R đời đầu hơn, nhưng không thể phủ nhận phiên bản Pro hoàn thiện hơn rất nhiều về khả năng chiếu sáng cũng như các chức năng hỗ trợ.
- Pin sạc 21700 đem lại độ sáng cao và thời lượng sử dụng tuyệt vời
- Cổng Type-C tốc độ cao cho trải nghiệm sạc pin đơn giản và tiện lợi hơn nhiều
- Cổng USB-A giúp cây đèn đóng vai trò như pin sạc dự phòng khi cần thiết
- Và đặc biệt nhất là công tắc dạng xoay cho giao diện sử dụng đơn giản nhưng lại rất thông minh. Với công tắc kiểu này thì bất kì ai cũng có thể sử dụng thành thạo được cây đèn.
Có một chi tiết nhỏ khá đáng tiếc là Fenix bỏ đi lỗ ốc 1/4 gắn chân tripod cho cây này, ngoài ra thì chẳng có gì để chê cả!