Home Blog Page 7

Các công năng của Kìm Victorinox Swisstool Spirit

0

Kìm Victorinox Swisstool Spirit là sản phẩm đỉnh cao của hãng dao Victorinox nói riêng và Multitool nói chung. Nếu bạn đào kỹ các review so sánh hai sản phẩm kìm Victorinox và Leatherman ở các diễn đàn nước ngoài, bạn sẽ thấy đôi khi gã cao bồi Leatherman sẽ cảm thấy “xấu hổ” trước nhà “quý tộc” Victorinox.

Nếu chưa quen với dao đa năng Thụy Sỹ, bạn có thể tham khảo tại ĐÂY. Với cây Swisstool có 23 công năng, bạn sẽ bất ngờ với số công năng mà hãng dao Thụy Sỹ tích hợp vào sản phẩm của mình. Mọi chi tiết đều rất tinh tế và thực dụng. Ảnh sau đây sẽ liệt kê chi tiết công năng của sản phẩm:

Swisstool Guide


71tst9Vw0SL._SL1200_

61Y2KOAdvsS._SL1250_

71y3O+dQJvL._SL1200_

71y3O+dQJvL._SL1200_

71YSVxo4ivL._SL1200_

Thép Thụy Sỹ, thép làm dao bí ẩn

0

Thép Thụy Sỹ, những bí ẩn về thép Victorinox.

Thép được mệnh danh là thép bí ẩn “Mystery steel” – Thép bí ẩn – Thép Thụy Sỹ. Trước khi tìm hiểu những thông tin về thép Victorinox, chúng ta hãy lắng nghe xem họ, những người sản xuất dao Thụy Sĩ đại tài đã nói về nguyện vọng của họ:

“Tất cả phần kim loại trong những cây dao bỏ túi của chúng tôi đều được làm ra từ thép không rỉ martensitic. Để làm ra một cây dao và tối ưu hóa cả chức năng sử dụng lẫn độ bền của chúng, bạn phải sử dụng một loại thép không gỉ thật hoàn hảo. Loại thép đó phải đảm bảo khả năng giữ sắc cạnh lâu cho cây dao, đảm bảo khả năng bị ăn mòn, và đảm bảo khả năng chịu lực, giảm nguy cơ gãy trong quá trình sử dụng”.

Dao victorinox

Như vậy là Thép Thụy Sỹ mà Victorinox sử dụng loại Thép không gỉ Martensitic. Tuy nhiên đó là một thông tin vô cùng … chung chung, chẳng khác gì bạn nói cái thớt nhà bạn đang dùng được làm từ gỗ cả, vì thực chất Martensitic chỉ là một trong bốn nhánh phân loại của Thép không gỉ nói chung mà thôi. Cụ thể, để nói về dòng thép Martensitic, Wikipedia sẽ cung cấp cho bạn thông tin sau:

“Martensitic là chứa khoảng 11% đến 13% Cr, có độ bền chịu lực và độ cứng tốt, chịu ăn mòn ở mức độ tương đối. Được sử dụng nhiều để chế tạo cánh tuabin, lưỡi dao…”. Như vậy chúng ta có thể hiểu rằng, để làm sản xuất ra những cây dao đa năng ưu việt, Victorinox đã sử dụng thép Martensitic ( loại cao cấp nhất, chắc chắn rồi). Luyện theo nhiệt độ/cách thức bí mật, tăng giảm tỉ lệ các chất nhất định để đưa ra loại thép của riêng họ.

Và đây, là những công bố từ Victorinox về các loại thép của họ:

Bảng công bố thành phần thép Victorinox
mác thép

blade

Đây là cây dao Sentinel, lưỡi dao (Blade) của Victorinox, với lượng Chrome cao, bạn không bao giờ lo Thép Thụy Sỹ bị gỉ

scissorspring

Lẫy kéo thường là chi tiết dễ thất lạc và yếu đuối của Victorinox, nhưng thực sự nó là thiết kế cực tốt, vượt trội so với cơ câu lẫy kéo của Leatherm, và nhỉnh hơn so với của Wenger
screw drive

Tool của Victorinox sử dụng mác thép khác với lưỡi dao, với lượng Chrome cao, nó cũng rất ít gỉ và vô cùng chắc chắn. Nếu Leatherman tự hào với những multitool thiết kế xoay quanh chiếc kìm, họ sẽ cảm thấy xấu hổ nếu đọ sức với Thép Thụy Sỹ.

Thành phần của thép không phải là tất cả

Ngoài ra họ còn tiết lộ rằng thép được luyện ở nhiệt độ 1040 độ C, Ủ ở nhiệt độ 160 độ C và độ cứng của lưỡi dao đạt 56 RC. Ngoài ra chúng ta có thể biết thêm rằng độ cứng của lưỡi cưa, kéo là 53 RC, độ cứng của vặn vít, mở hộp là 52RC, và của lẫy kéo là 49 RC.

Dù vậy, ngay cả với những thông tin mở như trên. Bạn nên biết rằng đằng sau nó vẫn còn rất nhiều bí mật mà Victorinox không không bố. Và việc làm được ra một loại thép chất lượng như họ trong dòng sản phẩm Multitool là điều vô cùng khó khan mà nếu nói một cách bi quan thì đó là “nhiệm vụ bất khả thi”. Hãy nhìn sang Leatherman, một hang multitool cũng nổi tiếng không kém gì Victorinox và thu hút người dùng bởi sự đa năng cũng như vẻ ngoài rất nam tính của nó, nhưng thép của họ, thật tệ hại nếu đem so sánh cùng đối thủ cạnh tranh đến từ Thụy Sĩ.

Với thép của Leatherman, chúng ta sẽ có gì. Chỉ là 420HC mà thôi. 154CM S30V dù tốt nhưng chỉ được sử dụng để sản xuất lưỡi dao. Như vậy, bài viết này đã cho các bạn biết về 80% nguồn gốc của loại thép không gỉ huyền thoại mà Victorinox đang dùng để chế tạo những con dao bỏ túi.

Chỉ số chống nước IPX8 và IP68

1

Chỉ số chống nước IPX8 là chỉ số khá quen thuộc với người chơi đèn pin. Tuy nhiên gần đây xuất hiện thêm cả chỉ số chống nước IP68 khiến nhiều bạn phân vân, thắc mắc là IP68 khác gì IPX8. Bài viết này sẽ tổng hợp tóm tắt cả về hai chỉ số này.

Chỉ số IP là gì?

Mã IP, Nhãn Bảo vệ Quốc tế (International Protection Marking), Tiêu chuẩn IEC 60529 dùng để phân loại và xếp hạng mức độ bảo vệ của lớp vỏ bảo vệ hoặc tủ điện. Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế là cơ quan ban hành tiêu chuẩn này.

Thực tế IP dùng để chí nhiều chỉ số bảo vệ, không chỉ là chỉ số chống nước đơn thuần. Hãy xem bảng dưới đây, ngoài chỉ số chống nước, chuẩn IP còn nhiều chỉ số khác nữa

Phân loại Bảo vệ khỏi vật rắn Bảo vệ khỏi chất lỏng Chống tác động cơ học Bảo vệ khác
IP Số lẻ: 0–6 Số lẻ: 0–9 Số lẻ: 0–9 Ký tự
Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Không còn sử dụng Tùy chọn

Chất rắn

Ký số đầu tiên chỉ thị mức độ bảo vệ của vỏ bọc khỏi sự thâm nhập vào các bộ phận dễ gây nguy hiểm (như, chất dẫn điện, bộ phận chuyển động) và sự thâm nhập của các vật thể rắn bên ngoài.

Cấp độ Bảo vệ khỏi vật có kích thước Tác dụng
0 Không có bảo vệ khỏi tiếp xúc và thâm nhập của vật thể
1 >50 mm Bề mặt lớn của vật thể, như mu bàn tay, nhưng không có khả năng chống lại sự tiếp xúc với bộ phận cơ thể
2 >12.5 mm Ngón tay hoặc các vật thể tương tự
3 >2.5 mm Thiết bị, dây dày, v.v
4 >1 mm Phần lớn dây, ốc vít, v.v
5 Ngăn bụi Không bảo vệ hoàn toàn khỏi sự thâm nhập của bụi, nhưng sẽ không bị thâm nhập với số lượng đủ lớn để ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của thiết bị; bảo vệ hoàn toàn khỏi tiếp xúc
6 Chống bụi Không cho bụi xâp nhập; hoàn toàn bảo vệ khỏi tiếp xúc

Chất lỏng

Ký số thứ hai chỉ thị mức độ bảo vệ của vỏ bọc khỏi sự thâm nhập nguy hiểm của nước.

Cấp độ Bảo vệ khỏi Được kiểm nghiệm đối với Chi tiết
0 Không được bảo vệ
1 Nước nhỏ giọt Nước nhỏ giọt (thẳng đứng) sẽ không có tác động nguy hiểm. Thời gian kiểm nghiệm: 10 phút
Tương đương với mưa rơi 1 mm mỗi phút
2 Nước nhỏ giọt khi nghiêng tới 15° Nước nhỏ giọt thẳng đứng sẽ không có tác động nguy hiểm khi vỏ bọc đặt nghiêng một góc tối đa 15° từ vị trí bình thường. Thời gian kiểm nghiệm: 10 phút
Tương đương với mưa rơi 3 mm mỗi phút
3 Tia nước Nước rơi thành tia ở góc tối đa 60° từ vị trí thẳng đứng sẽ không có tác động nguy hiểm. Thời gian kiểm nghiệm: 5 phút
Lượng nước: 0.7 lít mỗi phút
Áp lực: 80–100 kPa
4 Tạt nước Nước được tạt vào vỏ bọc từ bất kỳ hướng nào sẽ không có tác động nguy hiểm. Thời gian kiểm nghiệm: 5 phút
Lượng nước: 10 lít mỗi phút
Áp lực: 80–100 kPa
5 Phun nước Nước được phun từ vòi (6,3 mm) vào vỏ bọc từ bất kỳ hướng nào sẽ không có tác động nguy hiểm. Thời gian kiểm nghiệm: tối thiểu 3 phút
Lượng nước: 12.5 lít mỗi phút
Áp lực: 30 kPa từ khoảng cách 3 m
6 Phun nước mạnh Nước được phun mạnh từ vòi (vòi 12,5 mm) vào vỏ bọc từ bất kỳ hướng nao sẽ không có tác động nguy hiểm. Thời gian kiểm nghiệm: tối thiểu 3 phút
Lượng nước: 100 lít mỗi phút
Áp lực: 100 kPa từ khoảng cách 3 m
6K Phun nước mạnh với áp lực tăng dần Nước được phun mạnh từ vòi (vòi 6,3 mm) vào vỏ bọc từ bất kỳ hướng nào, với áp lực tăng dần, sẽ không có tác động nguy hiểm. Thời giam kiểm nghiệm: tối thiểu 3 phút
Lượng nước: 75 lít mỗi phút
Áp lực: 1000 kPa từ khoảng cách 3 m
7 Ngâm trong nước sâu tới 1 m Nước không thể thâm nhập với lượng nguy hiểm khi vỏ bọc được ngâm vào nước với điều kiện áp lực và thời gian quy định (sâu tối đa 1 m). Thời gian kiểm nghiệm: 30 phút
Điểm ngâm thấp nhất của vỏ bọc có chiều cao dưới 850 mm là 1000 mm dưới mực nước, điểm cao nhất của vỏ bọc có chiều cao từ 850 mm trở lên là 150 mm dưới mực nước
8 Ngâm sâu hơn 1 m Thiết bị phù hợp với việc ngâm liên tục trong nước dưới điều kiện do nhà sản xuất đặt ra. Tuy nhiên, với một số loại thiết bị cụ thể, điều này có thể có nghĩa là nước có khả năng xâm nhập nhưng không gây hại. Thời gian kiểm nghiệm: ngâm liên tục trong nước
Độ sâu do nhà sản xuất chỉ định, thường tối đa 3 m
9k Phun nước mạnh với nhiệt độ cao Bảo vệ khỏi áp lực cao, nhiệt độ cao ở khoảng cách gần từ trên xuống.

IP khác gì IPX

IPX dùng để chỉ khả năng chống nước, IP dùng để chỉ khả năng chống nước và bụi. Hãy xem hình dưới đây:

 

Như vậy bạn có thể yên tâm với đèn pin có chỉ số IP68, nó cũng có chỉ số chống nước như chuẩn IPX8 (đôi khi viết là IPX-8) và có thêm chỉ số chống bụi (chất rắn) thâm nhập.

Và một điều lưu ý nhỏ, chống nước, chống bụi không không có nghĩa là chống được hóa chất như dầu, mỡ, xăng…

Pin sạc 18650 Lithium-ion, ý nghĩa của con số

1

Trên thị trường, có rất nhiều pin sạc Lithium-ion. Tuy nhiên bạn sẽ tự hỏi tai sao nhiều pin Lithium-ion lại có tên là một dãy số. Ví du: 16650, 18650, 10180, 14500…?

Thực ra những con số này nó đều có ý nghĩa của nó.

Bạn hãy đển ý viên pin sạc Lithium-ion 18650 trên. Viên pin sạc rất hay gặp trong đèn pin.

  • Hai số đầu là đường kính viên pin: ở đây là 18mm
  • Hai số tiếp theo là chiều sài viên pin, khoảng: 65mm
  • Số 0 cuối cùng để chỉ viên pin có hình trụ

Tương tự bạn có thể thấy ý nghĩa của pin 14500

Viên pin sạc 14500 của Sanyo có kích thước dài 50mm, và đường kính 14mm

Ví dụ cuối cùng là viên pin 26650 dưới đây của KeepPower:

Ta có thể dễ dàng nhận thấy viên pin này có độ dài bằng với độ dài của pin 18650. Chính vì thế với 1 adapter phù hợp, bạn có thể dùng pin sạc18650 thay cho pin sạc 26650.

 

Kiến thức cơ bản về pin sạc, điện áp, cường độ, trở kháng và công suất

0

Tại sao bạn cần biết viên pin của bạn hoạt động như thế nào? Trong thế giới pin Lithium-ion, chất lượng viên pin cực kỳ quan trọng, nó liên quan mật thiết đến thiết bị nó cung cấp điện và quan trọng hơn, nó rất dễ cháy nổ.
Bài viết này là bài viết được “cô đọng” để bạn dễ hiểu nhất về pin sạc mà không phải quan tâm đến nhiều yếu tố kỹ thuật.

Cơn bản về pin sạc Lithium-ion:

Để hiểu về các thông số của viên pin gồm: Điện áp – voltage, điện trở – resistance, cường độ – current, và công suất.
Bạn hay xem hình dưới đây, một bình nước treo lên cao với một ống dẫn thẳng xuống:
blogimg1_grande

  • Điện áp (U): là chiều cao của ống nước, nếu bình nước càng cao, áp suất nước xuống càng mạnh, thì điện áp càng cao, điện áp được đo bằng V-volt
  • Điện trở (R): là kích thước của ông nước, ống nước càng nhỏ, nước càng khó xuống, điện trở cao, ống nước càng lớn, nước càng dễ chảy qua, điện trở càng thấp. Đại lượng đo điện ở là Ω-ôm (Ohm)
  • Cường độ dòng điện (I): là lượng nước có thể đi qua ống, nếu ống nước lớn, nhiều nước sẽ đi qua được, thì dòng điện sẽ lớn và ngược lại. Dòng điện được đo bằng A-ampere.

Rõ ràng 3 đại lượng này liên quan đến nhau, nếu biết 2 trong 3, ta sẽ tính được đại lượng còn lại. Công thức rất đơn giản, mời bạn xem hình dưới đây:
blogimg2_large
Voltage = current x resistance (U = I x R)
Current = voltage / resistance (I = U / R)
Resistance = voltage / current (R = U / I)

Công suất

Một khái niệm nữa quan trọng là công suất (P = U * I)
Công suất thực tế là lượng nước mà bình nước có thể xả ra. Hãy tưởng tượng bạn dùng bình nước này để dập 1 đám cháy:

  • Nếu nước phun ra rất nhiều, nhưng áp suất thấp, nó không phun đi xa đến đám cháy được, nó sẽ chảy tràn ngay ở đầu vòi phun. Đây là trường hợp điện áp thấp và cường độ dòng điện lớn
  • Nếu nước phun ra cực mạnh, nhưng tia nước rất nhỏ (điện áp cao, cường độ dòng điện thấp), bạn cũng không thể dập được nước.
  • Nếu nước phun ra mạnh, tia nước lớn, bạn sẽ dập tắt được đám cháy.
  • Vậy công suất có thể hiểu như khả năng dập tắt đám cháy của cái vòi phun cứu hỏa vậy. Nó được đo bằng đơn vị W (Watts)

Các đọc về đặc tính kỹ thuật của viên pin Lithium-ion:

blogimg3_large

Hãy cứ tưởng tượng viên pin chứa năng lượng, nó cũng như một bình nước treo trên cao.

  • Bạn chú ý 1A = 1000mA
  • Đầu điên bạn để ý đến Capacity (dung lượng), nó được đo bằng mAh (mili ampere per hour). Tạm hiểu là lượng nước chảy qua ống trong 1 giờ. Nếu bạn có viên pin 1Amp hour nghĩa nó có thể xả ra 1A trong 1h thì nó hết pin. Nếu nó xả ra 0.5A một 1h thì sau 2h nó hết năng lượng
  • Giờ nhìn vào con số 3200mAh và 0.65A discharge, có nghĩa là viên pin này nó có xả ra 0.65A mỗi giờ và tổng thời gian hoạt động của nó là 3.2/0.65=4.94h
  • Thực tế là dung lượng của viên pin có thể thay đổi tùy vào cường độ dòng điện xả. Nói chung con số mAh thường không chính xác – “The mAh capacities are never exact.”
  • Dung lượng pin không chính xác nên bạn sẽ hay gặp “minimum capacity” – dung lượng pin nhỏ nhất theo cam kết của NSX và “typical capacity” – dung lượng trung bình. Nói chung bạn không phải quan tâm đến con số này
  • Norminal Voltage – End discharge Voltage: Một viên pin Lithium sẽ làm việc từ điện áp 3.6V và sụt dần xuống 2.5V. Bạn phải quan tâm đến con số này. Ở 2.5V coi như viên pin hết điện, hết năng lượng. Với pin Lithium, nếu để viên pin sụt xuống sâu hơn điện áp này, nó rất dễ bị hỏng.
  • Charge current – Để sạc pin, ta cần 1 điện áp cao hơn điện áp của pin. Giống như bạn phải bơm nước ngược từ dưới vòi lên bể nước vậy. Để sạc pin, ta cần điện áp 4.2V

Độ xả của pin, tuổi thọ của pin sạc Lithium-ion:

  • Continuous discharging current Max – là dòng xả liên tục lớn nhất, giới hạn an toàn ở đây 4.87A. Những viên pin dùng cho thuốc lá điện tử (VAPE) thường có dòng xả lớn (15A-30A) so với pin 18650 dùng cho đèn pin thông thường.
  • Lý do đơn giản là VAPE và một số đèn pin LED siêu sáng đòi hỏi công suất cực cao, trong khi điện áp của pin là 3.7V-2.5V, chỉ có những loại pin có độ xả cao mới đáp ứng được công suất của thiết bị.
  • Internal Resistance: điện trở trong viên pin. Mỗi viên pin đều có một điện trở bên trong. Qua thời gian điện trở này sẽ lớn dần, khi nó quá lớn, viên pin sẽ chết.
  • Trung bình tuổi thọ của pin sạc Lithium hiện này là 500 lần sạc.

Link tham khảo

Chóa đèn pin: TIR lens, Reflector lens, Aspherics lens

1

Chóa đèn pin TIR thường bị hiểu nhầm là tốt hơn, xịn hơn các chóa thường, thực ra không phải như vậy. Thiết kế đèn pin là một sự thỏa hiệp, bạn không thể có chiếc đèn pin đáp ứng được mọi nhu cầu được. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà nhà sản xuất thiết kế đèn pin sử dụng chóa TIR, chóa phản quang, chóa sâu hay chóa nông.

Chóa đèn TIR khác gì Reflector?

Bên trong đèn pin, xung quanh bóng LED thường có một hệ thông quang học dùng để gom ánh sáng theo yêu cầu. Bạn hãy xem hình dưới đây, TIR lens thường làm từ Polycarbonate, và loại TIR internal bọc hoàn toàn lấy bóng LED. Trong khi chóa thường là tấm phản quang hình nón, bao quanh bóng LED. Để hiểu hơn về chóa thường, bạn có thể tham khảo bài viết Chóa Nhẵn vs Chóa Sần

TIR Lens

Hình ảnh một tấm TIR len:

TIR

Nhắc đến TIR, ta thường nghe đến hãng đèn nổi tiếng của Mỹ là Surfire với 2 phiên bản TIR.
led-optics-in-flashlight-36-728

led-optics-in-flashlight-35-728

Beamshot của TIR khác gì reflector?

TIR về cơ bản cho một beamshot hài hòa từ trong ra ngoài và thường không có Spill (bạn nên đọc thêm về Beamshot)

led-optics-in-flashlight-31-728

Trong khi đèn pin dùng chóa phản quang cho trùm tia chính Hotspot sáng hơn, giúp đèn pin chiếu xa hơn.

led-optics-in-flashlight-17-728

Vậy chóa TIR hơn và kém gì chóa Reflector?

Giá thành của TIR thường đắt hơn Reflector từ vài USD đến cả nghìn USD tùy độ phức tạp. Lý do ở đây là để có một tấm TIR tốt, bạn cần có một quy trình sản xuất đúc khuôn quang học rất phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao.Chóa đèn TIR kém chất lượng sẽ nhiễu, gây ra “artifact” như dưới đây:

Ubl28sr

8ieC0tn

Chóa đèn TIR gom sáng và trải đều hơn, nhưng Hotspot thường kém hơn, hệ quả là chiếu xa không bằng chóa phản quang.

Chóa đèn pin phản quang có vùng sidespill rộng hơn, nhưng vùng chiếu rộng của nó thường tối hơn so với TIR.

TIR gom sáng tốt hơn, hầu hết ánh sáng bóng LED phát ra đều được TIR chuyển tải, trong khi chóa thường gây suy hao.

Beamshot của chóa TIR còn phụ thuộc vào lớp tản sáng “diffuser”. Beamshot của chóa phản quang còn phụ thuộc vào loại chóa nhẵn hay sần, và thiết kế hình dạng của chóa. Vì thế đôi khi beamshot của TIR và Reflector sẽ khác xa nhau hoặc giống nhau. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào nhà sản xuất. Hãy xem hai cây đèn Surefire dưới đây, cùng dùng chóa đèn TIR, như L1 Cree được hãng tăng cường vùng sáng phụ sidespill, khi nhìn vào ta thấy nó rất giống chóa sần Orange Peel

a_2_side_by_side

 

L1_CREE_extreme_close_up

 

Aspheric lens

Hệ thống quang học cho đèn pin ta ít gặp hơn là hệ thông sử dụng thấu kính (aspheric lens) hoặc tản sáng ngược “reserved reflector”. Loại lens này cho beamshot là một vùng hotspot cực nét, và sẽ chiếu rất xa, đôi khi beamshot là “ảnh” của bóng LED luôn (xem hình dưới). Vì chiếu ra một điểm hotspot sáng đến mức “cháy” và vùng sáng phụ gần như không có, nên chức năng chiếu sáng, quan sát của loại đèn pin LED này ít phù hợp cho nhu cầu sử dụng thông thường nên rất ít đèn theo thiết kế này. Đèn pin sử dụng thấu kính thường được gắn mác đèn pin LED siêu sáng, thực tế nó chỉ có cái hotspot siêu sáng thôi.
aspherics thấu kính 1

led-optics-in-flashlight-24-728

aspherics thấu kính

Kiến thức cơ bản về chóa đèn pin: chóa sần và chóa nhẵn

1
2 loại chóa tiêu biểu là chóa sần và chóa nhẵn
2 loại chóa tiêu biểu là chóa sần và chóa nhẵn

Đèn pin thông thường sẽ có chóa đèn và mặt kính nhắm gom ánh sáng chiếu về một hướng.
Liên quan đến chóa đèn, có 2 loại chóa thông dụng trên thị trường:
– Chóa nhẵn: Smooth Reflector
– Chóa sần: Orange Peel Reflector, dịch ra tiếng Việt là vỏ cam, nghĩa là bề mặt chóa sần sùi như vỏ cam. Nó còn được biết đến như Textured reflector
Tùy theo nhu cầu sử dụng của chiếc đèn pin mà người ta thiết kế loại chóa phù hợp. Hình dưới đây, bên trái là chóa nhẵn, bên phải là chóa sần.

choa san vs choa nhan

comparision

Vậy chóa nhẵn và chóa sần khác gì nhau?

Thực tế là tùy vào nhu cầu chiếu sáng của người dùng, các kỹ sư thiết kế đèn pin sẽ ứng dụng chóa nhẵn hay chóa sần cho sản phẩm của mình. Bạn hãy xem chóa nhẵn và chóa sần cho beamshot khác nhau như hình dưới đây:

01 TK22 Orange Peel

Người sử dụng thông thường thường hay bị “ám ảnh” muốn đèn phải chiếc đèn pin phải thật “sáng”, chiếu “thật xa”, và họ nghĩ rằng chóa nhẵn sáng hơn chóa sần. Thực tế là tổng lượng sáng của đèn pin là như nhau, tùy vào chóa mà ánh sáng được phân bổ như thế nào. Như hình trên, bên trái là chóa nhẵn, nó có vùng Hotspot rất sáng và nhỏ, vùng sáng phụ Corona mờ hơn. Ngược lại với chóa nhẵn, vùng Hotspot lớn nhưng không dữ dội bằng, vùng sáng phụ Corona rộng và hài hòa, kết quả là ta có vùng chiếu sáng rộng và hài hòa hơn. Rất nhiều người nhầm lẫn rằng chóa nhẵn sáng hơn chóa sần.

Trong không gian rộng lớn, nếu muốn chiếu xa, hãy chọn một cây đèn có chóa nhẵn. Chóa nhẵn thường có “độ rọi” – throw tốt hơn

Tuy nhiên, nếu muốn quan sát một vạt rừng, một trần hang, bạn cần đèn pin chóa sần với “độ tỏa” – flood lớn hơn.

So sánh Đèn pin Fenix TK47 và TK47UE 2

Bạn cũng nên tìm hiểu về beamshot của đèn pin tại bài NÀY

Và tìm hiểu về Candela ở bài viết NÀY

Bạn cũng có nên tìm hiểu về hệ thống quang học TIR và thấu kính

Đèn pin sáng bao nhiêu là đủ? Hiểu đúng về Candela

1

Nếu bạn chưa tìm hiểu beamshot, bạn nên tham khảo bài viết NÀY

Cường độ sáng – cd Candela: Cường độ sáng là đại lượng quang học cơ bản dùng trong việc đo thông số nguồn sáng, là một trong 7 đơn vị cơ bản của hệ thống đo lường quốc tế SI (System International), 7 đơn vị đo lường cơ bản (m: mét, kg: kilogam, s: giây, A: Ampe, K: kelvin, mol, cd: candela).

Candela

Cường độ sáng – cd Candela

là năng lượng phát ra 1 nguồn ánh sáng trong 1 hướng cụ thể và được tính như sau: 1 candela là cường độ mà một nguồn sáng phát ra 1 lumen đẳng hướng trong một góc đặc. Một nguồn sáng 1 candela sẽ phát ra 1 lumen trên một diện tích 1m2 tại một khoảng cách một mét kể từ tâm nguồn sáng. Có thể thấy cường độ nguồn sáng giảm theo khoảng cách kể từ nguồn sáng. 1cd = 1lm/ 1steradian. Một ngọn nến thông thường phát ra ánh sáng với cường độ sáng khoảng một candela. Nếu phát thải trong một số hướng bị chặn lại bởi một rào mờ, nguồn sáng này vẫn có cường độ khoảng một candela trong các hướng mà không bị che khuất. Candela có nghĩa là “ngọn nến”. Từ tháng 10-1979 CIE đưa ra định nghĩa mới của candela: Candela là cường độ sáng theo một phương của nguồn sáng đơn sắc có tần số 540.1012 Hz (bước sóngλ=555nm) và có cường độ năng lượng theo phương này là 1/683
W/Sr.
Ký hiệu : I (Viết tắt của tiếng Anh là Intensity : cường độ)
Đơn vị : Cd (candela).

Quang thông – Lumen:

Quang thông là đại lượng trắc quang cho biết công suất bức xạ của chùm ánh
sáng phát ra từ một nguồn phát sáng điểm. Đơn vị của quang thông trong các hệ đơn vị SI, Quang thông (F) là đại lượng đo công suất phát sáng của 1 nguồn sáng. Ngoài ra còn có các đại lượng khác như cường độ sáng ( ký hiệu I), đơn vị là candela (cd); độ rọi (E), đơn vị lux (lx). Quang thông của 1 số loại nguồn sáng:
1. Bóng sợi đốt 100W: F=1030lm
2. Bóng compact 20W: F=1200lm
3. Bóng sodium 250W: F=27500lm….
Ký hiệu: F
Đơn vị: lm (lumen)

Độ rọi – lx Lux:

Độ rọi là đại lượng đặc trưng cho bề mặt được chiếu sáng, là mật độ quang thông trên
bề mặt có diện tích S. Có nghĩa là mật độ quang thông của một nguồn sáng 1 lumen trên diện
tích 1m2
Khi mặt được chiếu sáng không đều độ rọi được tính bằng trung bình đại số của độ rọi các điểm.
Ký hiệu: E
Đơn vị: Lux hay Lx

Lựa chọn đèn pin chiến thuật thích hợp

Với nhu cầu đèn pin chiến thuật, bạn nên chọn đèn pin chiếu sáng rộng nhất trong phạm vi tối đa làm nhiệm vụ.

Ví dụ nếu bạn chọn đèn pin để phòng ngự trong nhà (home defense), khoảng cách hành lang dài nhất là 20m, thì khoảng cách chiếu xa của đèn pin nên là 40m (gấp đôi). Vì lượng sáng hữu ích khi chiến đấu sẽ bằng một nửa lượng sáng khi bạn soi đèn để “đánh giá tình hình, nhận thức môi trường”. Bạn hãy loại bỏ các lựa chọn đèn pin quá sáng, chiếu quá xa, vì cơ bản nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng chiếu sáng đồng đều, nhận thức tình huống và xác định mối đe dọa.

Người tìm mua đèn thường có xu hướng “tốt nhất và sáng nhất”, thực tế là đèn pin phù hợp với nhiệm vụ của bạn không hẳn là chiếc đèn pin sáng nhất.

Hãy xem xét các ví dụ dưới đây

Quan hệ giữa Lumens, Candela, và Beamshot

Hai ảnh dưới đây phản ánh cho bạn một thực tế là bạn cảm thấy chiếc đèn pin đầu tiên sáng hơn. Thực tế là nó tối hơn, lượng sáng của nó chỉ là 500 lumens, nhưng được chiếu tập trung vào cuốn sách, và kết quả là bạn phải loay hoay với beamshot có độ rọi xa này để đọc cuốn sách. Nếu cuốn sách là một tấm bản đồ, việc tra cứu sẽ là một cực hình. Và bạn còn bị chói mắt nữa chứ

throw1

Với beamshot tỏa đồng đều, bạn có thể đọc toàn bộ trang sách dễ dàng, và nên nhớ, đèn pin này sáng hơn, nó là 650 lumens so với cái ở trên.

flood1

Trong chiến đấu thì sao? Vẫn chiến đèn pin trên, bạn quan sát một căn phòng, bạn có bỏ sót điều gì không?

J002_500lumen13000candela

Có đấy, hãy xem ảnh dưới, mối đe dọa đang nấp ở ngay đây thôi.

J002_500lumen13000candela_shooter

Và với chiếc đèn pin thứ hai, beamshot tỏa đều.

J002_650lumen1440candela

Nếu có một đe dọa suất hiện, bạn sẽ thấy ngay.

J002_650lumen1440candela_shooter

Một lần nữa tôi xin nhắc lại đối với đèn pin chiến thuật “tốt nhất và sáng nhất” không phải lúc nào cũng là lựa chọn tối ưu, đừng để các thông số lớn ảnh hưởng đến  bạn. Hãy chọn đèn pin phù hợp với nhu cầu của mình.

Cùng tìm hiểu về Beamshot của đèn pin

2

Đầu tiên, bạn cần làm quen với khái niệm “beam, beamshot”, “throw”, “flood” và “artifact”
Beam là chùm sáng, beamshot thường được dùng trong đèn pin, là chùm sáng phát ra từ đèn pin. Người ta thường chiếu đèn pin lên tường để đánh giá beamshot của đèn.
01 Beam<

 

Chiếu 5 cây đèn vào tường so sánh beamshot

Throw, là khả năng chiếu xa của đèn pin, được tính bằng khảng cách. Trong đèn pin có thấu kính, chóa parabol hoặc một hệ thống quang học, cố gắng chuyển ánh sáng thành các chùm song song, một chùm tia sáng cường độ mạnh sẽ chiếu xa hơn chùm khác. Chú ý không nên nhầm khái niệm “chóa parabol” với “chóa elipse”. Một đèn pin với chóa elipse có thể hội tụ toàn bộ ánh sáng vào một điểm, nhưng nó không chiếu xa được.

Flood, là khả năng chiếu rộng của đèn pin, đặc biệt là ở khoảng cách gần. Nó rất hữu dụng nếu bạn dùng trong nhà hoặc làm việc gì đó ngay gần quanh bạn như đi bộ, sửa xe… Một số đèn pin chỉ phục vụ chiếu rộng, như đèn cắm trại, đèn khẩn cấp khi mất điện

 

Flood-vs-Throw-o

TK47UE(06)

 

Video thể hiện sự chuyển đổi giữa chiếu xa và chiếu rộng.
Artifact là “nhiễu”, dùng để ám chỉ beamshot méo mó, không đều. Ví dụ bạn dùng một đèn pin Maglite chiếu lên tường, bạn sẽ thấy một quầng sáng tròn nhưng méo, đứt quãng, xen lẫn giữa vùng sáng là vùng tối. Đây là sự sai lệch của chóa đèn, khiến cho các chùm sáng phát ra không đồng đều, sinh ra những hình thù kỳ dị trong beamshot. Có thể giảm Artifact bằng cách dùng chóa sần “stippled reflector” hoặc dùng tản sáng “disfuser”.

03 Maglite beam

Beamshot của đèn pin Maglite có rất nhiều Artifact, beam méo mó, nhiều hình thù kỳ lạ

Spill là vùng sáng mà ánh sáng không bị dội từ chóa ra. Bình thường chóa đèn sẽ hướng chùng sáng song song, chiếu ra xa, nhưng có những tia sáng tán xạ ngẫu nhiên hoặc chiếu thẳng từ bóng đèn về phía trước, nó sẽ tạo nên một vùng gọi là Spill, nó nằm ngoài vùng sáng trung tâm “Hotspot”. Vùng sáng này rất hữu ích khi nó chiếu sáng các đối tượng xung quanh vùng sáng trung tâm. Thường nó có góc mở 90 độ tính từ đầu đèn. Một số đèn pin sử dụng hệ quang học để nâng cao khả năng Throw, và làm cho vùng Spill rất yếu.

Bây giờ ta giải thích về các vùng sáng trong Beamshot của đèn pin.

03 hotspot corona sidespill

Hotspot của đèn pin là vùng sáng nhất trong chùm sáng của đèn. Nó là một phần của chùm sáng do đèn pin phát ra. Nếu bạn chiếu đèn và mặt ai đó, và họ nhìn thẳng vào đèn, họ sẽ thấy toàn bộ diện tích của chóa đèn, nơi mà toàn bộ ánh sáng từ bóng đèn phát ra, đến thẳng mắt họ hoặc phản xạ qua chóa đèn, đến mắt họ. Nếu họ chỉ được chiếu sáng bằng vùng sáng phụ, không phải là hotspot, thì mức sáng họ nhận được phụ thuộc vào họ có gần hotspot hay không.

Xung quanh hotspot là vùng Corona. Nó ít “dữ dội” hơn hotspot, nhưng nó vẫn mãnh liệt hơn vùng sáng ở rìa ngoài. Cầu lưu ý là một số đèn pin không hề có vùng Corona. Những đèn này thường tối ưu cho việc chiếu xa. Nói chung, Hotspot càng mãnh liệt, Corona càng yếu, và ngược lại. Vùng sáng Corona rất có ích cho nhu cầu chiếu sáng thông dụng như: Dùng trong nhà, dã ngoại, tàu biển…

Sidespill hay còn gọi là spill là vùng rất rộng, tròn mờ xung quanh beam. Đây là ánh sáng đi thẳng từ nguồn sáng mà không qua hệ thống quang học gom sáng. Một người được chiếu sáng bởi vùng Spill sẽ nhìn thấy được nguồn phát ra ánh sáng. Spill cho phép người dùng chiếu sáng những vùng nằm ngoài vùng Hotspot và Corona, nó cũng rất hữu dụng.

Đèn pin sử dụng hệ thông TIR (Total Internal Reflection) hoặc thấu kính để gòm sáng thì sẽ có beamshot khác. TIR có hotspot và có thể có Corona, nhưng không có Sidespill. Thấu kính chỉ tạo ra hotspot, nó sáng nhất và chiếu xa nhất. Vì không có vùng Sidespill nên đèn này ít phổ biến.

Lantern hay còn gọi là đèn lồng thì đặc biệt hơn, chúng cho ánh sáng tỏa, hoặc 180 độ hoặc 360 độ, và nó thường có Artifact. Tuy nhiên nó cũng gây khó chịu nếu phải nhìn thẳng vào nó. Thế nên đèn lồng thường kết hợp với tản sáng, giúp cho ánh sáng bớt gay gắt, giảm Artifact, và làm mềm nguồn sáng hơn.

Link gốc tham khảo Tigerhawkt2

PWM là gì? Tại sao nó quan trọng với đèn pin

1

Đối với những người mới tìm hiểu về đèn pin LED, rất nhiều khái niệm mới lạ, trong đó PWM là một khái niệm khá khó hiểu mà ít người để ý. Bài viết lược dịch lại từ diễn đàn CPFs sẽ giải thích  về PWM một cách đơn giản, ít “kỹ thuật” nhất.

PWM là gì

PWM có nghĩa là Pulse Width Modulation, dịch sang tiếng Việt là “phương pháp điều chỉnh điện áp ra tải”.

hình 1

Hình 1 – dòng điệp trực tiếp, liên tục

hình 2

Hình 2 – dòng điện chia thành xung, tổng  công suất chỉ còn 50%

hình 3Hình 3 – tổng công suất chỉ còn 25%

  • Khi dòng điện chạy qua bóng LED, với điện áp là cố định, dòng điện là liên tục, bóng LED sẽ sáng ở mức sáng cao nhất (xem hình 1)
  • Để cho bóng LED sáng ở mức thấp hơn, có hai cách:
    • Một là điều chỉnh dòng điện, cách này tốn kém và phức tạp
    • Hai là điều xung, cách này rẻ hơn, thay vì cho dòng điện chạy liên tục qua bóng LED, ta chia nó thành các xung ngắn, kết quả là lượng ánh sáng do bóng LED phát ra chỉ còn 50% (xem hình 2)
  • Nếu muốn bóng LED phát ra 25% so với mức sáng max, thì xung của dòng điện vào sẽ như biểu đồ hình 3

 

hình 4 tấn số thấp

Hình 4 – Tần số thấp, chất lượng chiếu sáng kém hơn
hình 5 tần số cao

Hình 5 – Tần số cao gấp đôi, chất lượng chiếu sáng tốt hơn

Một cây đèn pin LED đắt tiền, cao cấp, có thể dùng phương pháp điều chỉnh dòng điện để điều chỉnh mức sáng. Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp PWM để điều chỉnh mức sáng, đèn pin sẽ bị “nháy”. Với đèn rẻ tiền, tần số dưới 24 xung / giây, bạn sẽ cảm giác đèn bị nháy bằng mắt thường.

Hãy xem hình số 4 và số 5, tổng lượng sáng bóng LED phát ra là như nhau. Tuy nhiệt khác biệt ở chỗ, ở hình 4, tần số thấp, còn hình 5, tần số cao.

Hình 4, tần số thấp, chất lượng chiếu sáng kém, còn hình 5, tần số gấp đôi, chất lượng chiếu sáng tốt hơn

Sự khác biệt giữa đèn pin với tần số xung cao và đèn đểu với tần số xung thấp người thường khó mà nhận biết được. Nhưng đây là điểm lưu ý khi bạn chọn mua đèn, nếu muốn đèn xịn, hãy chọn thương hiệu tốt, tránh xa đèn “T6” hay “C5” noname  :).

Phát hiện PWM như thế nào?

Đèn với bộ điều xung kém sẽ gây ảnh hưởng như thế nào? Nếu cái đèn pin kém chất lượng, chiếu sáng lên bàn tay bạn đang vẫy, nó sẽ cho hình ảnh như hình 6 dưới đây.
hình 6 đèn bị strobe

Hình 6 – chụp ảnh bản tay được chiếu sáng bằng đèn pin

Vậy làm sao để phát hiện đèn có xung PWM cao hay thấp?

Đơn giản bật đèn pin lên, vẫy trước máy ảnh, đèn xịn sẽ cho vệt sáng liền mạch, đèn đểu với xung PWM kém hơn sẽ cho vệt sáng đứt quãng. Hãy để đèn ở mức sáng thấp nhất. Tiếp theo xem các ảnh mô tả các bước dưới đây

hình 7 chuẩn bị

Bật đèn và cầm trên tay trước máy ảnh, để mức sáng thấp nhất, vẫy đèn và chụp ảnh lại
hình 8 điều dòng
Nếu đèn LED điều chỉnh bằng dòng điện, vệt sáng sẽ liền mạch (đèn xịn)

hình 9 PWM xấu
Nếu đèn sử dụng PWM, chất lượng thấp, bạn sẽ có bức ảnh đứt nét
hình 10 PWM tốt
Nếu đèn sử dụng PWM, chất lượng cao, bạn sẽ có bức ảnh mịn hơn
hình 11 PWM zoom lên
Nếu zoom vào bức ảnh có PWM chất lương cao, bạn sẽ thấy nó khá mịn.

Vậy ý nghĩa của PWM là gì trong cuộc sống?

Hiện nay nhiều ứng dụng cho đèn LED, ví dụ cho ô tô. Đa phần các hãng đều dùng công nghệ PWM cho những bóng LED trang bị trên xe của mình. Và nếu bóng LED đó là bóng LED sau (đèn phanh) với PWM có tần số thấp, nó sẽ gây hiệu ứng “strobe”, làm mệt mỏi người lái xe phía sau. Với tôi, tôi buộc phải tăng tốc để vượt qua những chiếc ô tô đó. Nói chung, nếu ứng dụng PWM thì tần số cao cho chất lượng chiếu sáng tốt

Tại sao lại dùng PWM?

Vì dùng phương pháp điều chỉnh cường độ dòng điện đắt tiền. Tuy nhiên để có cây đèn pin LED chất lượng cao với giá thành hơp lý, nhà sản xuất cần cân bằng giữa chi phí sản xuất, nghiên cứu phát triển và mục tiêu thị trường chiếc đèn pin ngắm tới, nên họ sử dụng PWM kinh tế hơn.