Chóa đèn pin: TIR lens, Reflector lens, Aspherics lens

1
8672

Chóa đèn pin TIR thường bị hiểu nhầm là tốt hơn, xịn hơn các chóa thường, thực ra không phải như vậy. Thiết kế đèn pin là một sự thỏa hiệp, bạn không thể có chiếc đèn pin đáp ứng được mọi nhu cầu được. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà nhà sản xuất thiết kế đèn pin sử dụng chóa TIR, chóa phản quang, chóa sâu hay chóa nông.

Chóa đèn TIR khác gì Reflector?

Bên trong đèn pin, xung quanh bóng LED thường có một hệ thông quang học dùng để gom ánh sáng theo yêu cầu. Bạn hãy xem hình dưới đây, TIR lens thường làm từ Polycarbonate, và loại TIR internal bọc hoàn toàn lấy bóng LED. Trong khi chóa thường là tấm phản quang hình nón, bao quanh bóng LED. Để hiểu hơn về chóa thường, bạn có thể tham khảo bài viết Chóa Nhẵn vs Chóa Sần

TIR Lens

Hình ảnh một tấm TIR len:

TIR

Nhắc đến TIR, ta thường nghe đến hãng đèn nổi tiếng của Mỹ là Surfire với 2 phiên bản TIR.
led-optics-in-flashlight-36-728

led-optics-in-flashlight-35-728

Beamshot của TIR khác gì reflector?

TIR về cơ bản cho một beamshot hài hòa từ trong ra ngoài và thường không có Spill (bạn nên đọc thêm về Beamshot)

led-optics-in-flashlight-31-728

Trong khi đèn pin dùng chóa phản quang cho trùm tia chính Hotspot sáng hơn, giúp đèn pin chiếu xa hơn.

led-optics-in-flashlight-17-728

Vậy chóa TIR hơn và kém gì chóa Reflector?

Giá thành của TIR thường đắt hơn Reflector từ vài USD đến cả nghìn USD tùy độ phức tạp. Lý do ở đây là để có một tấm TIR tốt, bạn cần có một quy trình sản xuất đúc khuôn quang học rất phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao.Chóa đèn TIR kém chất lượng sẽ nhiễu, gây ra “artifact” như dưới đây:

Ubl28sr

8ieC0tn

Chóa đèn TIR gom sáng và trải đều hơn, nhưng Hotspot thường kém hơn, hệ quả là chiếu xa không bằng chóa phản quang.

Chóa đèn pin phản quang có vùng sidespill rộng hơn, nhưng vùng chiếu rộng của nó thường tối hơn so với TIR.

TIR gom sáng tốt hơn, hầu hết ánh sáng bóng LED phát ra đều được TIR chuyển tải, trong khi chóa thường gây suy hao.

Beamshot của chóa TIR còn phụ thuộc vào lớp tản sáng “diffuser”. Beamshot của chóa phản quang còn phụ thuộc vào loại chóa nhẵn hay sần, và thiết kế hình dạng của chóa. Vì thế đôi khi beamshot của TIR và Reflector sẽ khác xa nhau hoặc giống nhau. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào nhà sản xuất. Hãy xem hai cây đèn Surefire dưới đây, cùng dùng chóa đèn TIR, như L1 Cree được hãng tăng cường vùng sáng phụ sidespill, khi nhìn vào ta thấy nó rất giống chóa sần Orange Peel

a_2_side_by_side

 

L1_CREE_extreme_close_up

 

Aspheric lens

Hệ thống quang học cho đèn pin ta ít gặp hơn là hệ thông sử dụng thấu kính (aspheric lens) hoặc tản sáng ngược “reserved reflector”. Loại lens này cho beamshot là một vùng hotspot cực nét, và sẽ chiếu rất xa, đôi khi beamshot là “ảnh” của bóng LED luôn (xem hình dưới). Vì chiếu ra một điểm hotspot sáng đến mức “cháy” và vùng sáng phụ gần như không có, nên chức năng chiếu sáng, quan sát của loại đèn pin LED này ít phù hợp cho nhu cầu sử dụng thông thường nên rất ít đèn theo thiết kế này. Đèn pin sử dụng thấu kính thường được gắn mác đèn pin LED siêu sáng, thực tế nó chỉ có cái hotspot siêu sáng thôi.
aspherics thấu kính 1

led-optics-in-flashlight-24-728

aspherics thấu kính

1 COMMENT

  1. […] Bóng Cree LED XPH50 và thấu kính TIR dạng tổ ong thiên về chiếu rộng (yếu tố làm cây đèn rất phù hợp cho sinh hoạt trong nhà cũng như ngoài trời), thực tế thì beamshot của cây đèn rất đã mắt , gần như ko có hotspot mà ánh sáng tỏa rất rộng, đều . Tuy nhiên đèn vẫn chiếu xa dc 153m ( tìm hiểu thêm về kính TIR tại link này) […]

Comments are closed.