JETBEAM và FITORCH – hai thương hiệu đèn pin của anh em nhà Mok

0
2580

Nhắc đến những hãng đèn pin lớn đến từ Trung Quốc, top đầu chắc đều quen thuộc với mọi người là Fenix, Olight, Nitecore, Jetbeam. Hôm nay tôi viết một bài giới thiệu về Jetbeam, về anh em nhà Mok.

Jetbeam thành lập năm 2004 bởi Eddy Mok, khá sớm so với qui định ^_^.

Eddy Mok, ngoài cùng bên trái, ông chủ của hãng đèn pin Jetbeam

Anh em nhà Mok đều là dân chơi EDC và họ sở hữu nhà máy CNC chuyên làm đèn pin của riêng mình từ rất sớm.

Năm 2007 họ bắt đầu hợp tác với hãng điện Sysmax, sản xuất đèn pin Nitecore cho Sysmax. Nitecore ban đầu chỉ là công ty điện, họ không sản xuất được đèn pin, nhưng bù lại Nitecore có khả năng bán hàng và marketing rất tốt ở thị trường nước ngoài.

Năm 2013 sau nhiều bất đồng, Nitecore và Jetbeam tách riêng.

Mok rất tức giận, câu chuyện từ phía Mok là ông chủ Nitecore đã không chơi đẹp. Sau khi Sysmax rất thành công với thương hiệu Nitecore, Sysmax đã lén lút tự sản xuất đèn pin Nitecore, phá vỡ hợp đồng hợp tác giữa hai bên.

Mok sáng lập thương hiệu mới Niteye, chạy song song với Jetbeam. Năm 2013 là năm bùng nổ của Nitecore và Jetbeam/Niteye. Hàng loạt sản phẩm mới của Jetbeam/Niteye giới thiệu trong giai đoạn này.

Niteye-30 sản phẩm đi trước thời đại với lỗ tripod, đèn báo dung lượng pin
Niteye-40 siêu sáng tại thời điểm bấy giờ với vòng xoay từ tính vô cấp

Tất cả dòng đèn Tini Monster của Nitecore như TM26 trong thời kỳ này đều lấy ý tưởng từ Niteye-40 – bản prototype ban đầu của Eddy Mok.

Chỉ sau 3 năm sau khi li dị, Nitecore với khả năng marketing cực tốt đã vươn lên vị trí thứ 2 chỉ sau Fenix trong khi thương hiệu Jetbeam dần mất hút trên thị trường. Anh em nhà Mok rất giỏi trong thiết kế nhưng luôn kém cỏi trong khâu marketing.

Vừa rồi chúng tôi đã có chuyến thăm đến nhà mày của Jetbeam tại Thẩm Quyến, rất bất ngờ, Jetbeam vẫn sống khỏe và là một trong những công ty gia công đèn pin lớn trong thị trường, rất nhiều sản phẩm của các hãng đều được gia công bởi Jetbeam.

Chắt bạn sẽ phải bất ngờ vì nhiều sản phẩm của các hãng đèn pin nhỏ thực tế là sản phẩm của Jetbeam.

Klarus RS80 thực tế là một phiên bản của Jetbeam T8

Rất nhiều ý tưởng sáng tạo, thiết kế độc đáo đều đến từ anh em nhà Mok như công tắc kép, công tắc từ vô cấp, màn hình hiển thị thông tin, lỗ cắm tripod…

Dòng sản phẩm Jetbeam Pro tuyệt đẹp do chính tay anh em Mok thiết kế

Kể từ 2013 đến nay, những kỹ sư kỳ cựu và nhân viên sale lâu năm lần lượt rời Jetbeam gia nhập những hãng đèn mới nổi. Tuy mất đi nhân lực nhưng Jetbeam lại gia tăng các hợp đồng gia công cho chính các đối thủ nhờ mối quan hệ tốt với những nhân viên cũ.

Là một kỹ sư giỏi, Eddy vẫn tự thiết kế sản phẩm Jetbeam. Tuy nhiên tốc độ giới thiệu sản phẩm của Jetbeam đã chậm lại, trong khi nhà máy vẫn chạy full công suất để gia công đèn cho các hãng khác.

Năm 2017, em trai của Eddy là Tommy Mok, quá chán nản với ông anh ham chơi và không biết làm marketing, Tommy quyết định thành lập thương hiệu riêng Fitorch. Fitorch có nghĩa là Fine and Fit – Torch. Hiện Fitorch tập trung vào những mẫu đèn tactical.

Các sản phẩm của Fitorch đều được Jetbeam gia công, tuy nhiên khâu lắp ráp thành phẩm Fitorch thực hiện luôn trong xưởng của hãng.

Tommy Mok, em út trong gia đình, chủ thương hiệu Fitorch

Với mối quan hệ mật thiết giữa Fitorch và Jetbeam, ta có thể yên tâm về thiết kế và gia công của thương hiệu này. Và tất nhiên sẽ có nhiều sản phẩm có nét tương đồng giữa Fitorch và Jetbeam.

Sau đây là một số hình ảnh nhà máy Jetbeam tại khu công nghiệp Long Hoa – Thẩm Quyến:

Jetbeam sở hữu nhà máy CNC của riêng mình
Phoi sản phẩm chưa mạ HA3, chắc đây là một sản phẩm MR26 của Fitorch
Thân đèn Jetbeam WL-20 chuẩn bị được lắp ráp
Đứng giữa dây chuyền sản xuất
DDR-30 GT một sản phẩm bán chạy của Jetbeam vẫn được sản xuất số lượng lớn

Chóa sần của DDR30 GT
Thân đèn EC20, không biết của hãng nào
Tài liệu kỹ thuật của thợ CNC

Chụp ảnh cùng sale Vicky, chúc em chóng lấy được chồng ^_^

Câu chuyện về bốn hãng đèn pin Fenix, Olight, Nitecore, FourSevens