Mời xem phần 1 ở đây ạ
http://www.trailinh.com/threads/tha…pin-fenix-tai-baoan-thm-quyn.6242/#post-94636
Fenix là một trong số it những hãng đèn pin tự làm hầu hết công đoạn sản xuất đèn. Họ tự làm cái việc mà nhiều hãng đèn ở Trung Quốc ít làm: đó là gia công luôn phần nhôm của đèn.
Theo lời kể của một nhân viên kỳ cựu, sau khi có chút tiếng tăm, một hãng đèn pin lớn của Mỹ đã đến đặt hàng Fenix gia công đèn cho họ, nhưng ông chủ của hãng sau vài tuần suy nghĩ, đã từ chối. Sau đó, Fenix được một hãng sản xuất multitool lớn dạm mua, nhưng rồi Fenix tiếp tục từ chối, và sau đó, hãng multitool này đã mua một thương hiệu đèn pin khác.
Câu truyện đó có phần đề cao Fenix, nhưng thực sự họ rất đáng tự hào.
Tầng 1 của tòa nhà là khu máy cơ khí, gia công nhôm. Theo giải thích của họ thì máy này phải để dưới sâu, tránh làm tòa nhà rung lắc.
Ngay cửa vào là cái khẩu hiệu mà đồng chí phiên dịch dịch là hãy cười lên
Ấn tượng là hàng đống nhôm thành phầm chất cao đợi gia công thành các thành phần của đèn. Nhôm to dùng để chế đèn to, nhôm nhỏ dùng chế đèn nhỏ, nhưng tất cả đều được làm từ hợp kim nhôm nguyên khối
Theo lời hướng dẫn viên thì mùa cuối năm cũng là mua cao điểm, hãng ăn nên làm ra nên đống nhôm chất trong kho cao nghễu.
Nhìn bao quát toàn bộ khu sàn thấy khá nhếch. Nhưng máy móc chạy liên tục, cảm giác độ “bót lột” khá cao .
Đây là chú công nhân đứng máy, chú chẳng thích chụp ảnh cũng như không chịu cười như slogan ở cửa.
Đây không rõ là cây đèn nào?
Sau khi cắt CNC xong, thân đèn được mang đi xử lý hard-anodized type 3 (oxi hóa nhôm) để tạo độ cứng.
Mớ lổm nhổm ở dưới bao gồm part mẫu và cả mấy mẫu được lấy ngẫu nhiên để một nhân viên kiểm tra chất lượng cầm đi kiểm định.
Giờ trưa, các nhân viên được nghỉ đi ăn, riêng vài chú tăng ca thì làm lòi kèn, không được nghỉ. Hỏi cô hướng dẫn là máy móc ở đây hầu hết là máy Tàu nhỉ, cô ấy bảo đa phần là thế, một số máy phải mua của Nhật, của Đức, nhưng quan điểm của sếp tao là mua máy đắt tiền, tốt, dùng lâu dài, không quan trọng Mỹ hay Nhật.
Đây là khu tạo khuôn, máy móc ở đây cũng hoành, to vật, nhưng mấy chú tạo khuôn đang lụi hụi đục, mài, giũa. Tay thì dính đầy dầu mỡ. Mình quên không hỏi Fenix có làm luôn chi tiết nhựa không, nhưng chắc là không. Chắc họ chỉ tạo khuôn đúc thôi, sau đó đi thuê người ta thổi nhựa cho.
Lộn lên tầng thượng, thăm phòng truyền thống của Fenix.
Ông sếp của Fenix là Karrass Su, ông này vốn làm trong lĩnh vực năng lượng xanh. Khoảng những năm đầu thế kỷ, một ngày đẹp giời ông ấy vớ được hợp đồng cung cấp đèn pin, ông ta đi mua rồi bán lại cho đối tác. Tiếc là đèn hỏng dần, ông ta cố gắng đi tìm mua cái khác để bù vào, nhưng rồi cũng hỏng sạch. Karrass bực quá, đặt hàng đèn pin và đứng ra kiểm soát chất lượng, nhưng rồi đèn vẫn hỏng. Không tìm nổi một chiếc đèn pin ra hồn, ông quyết định tự mở công ty sản xuất đèn pin. (Xin các bạn đừng hỏi vì sao ông ấy không đi mua đèn Maglite và Surefire tại thời điểm đó nhé)Phòng truyền thống với rất nhiều mẫu mã, những cây đèn pin đầu tiên, những giải thưởng huy chương các kiểu và nó cũng lưu trữ tất cả các model mà Fenix đã từng ra mắt.
Cái cúp này nặng vãi chưởng, thép nguyên khối
Chụp ảnh kỷ niệm với em Angel, em này vừa lên lon phụ trách thị trường châu Á Thái Bình Dương. Theo như tiết lộ thì thị trường đèn pin ở Mỹ là khủng khiếp nhất, tiếp theo là thị trường nội địa Trung Quốc, kế đến mới là EU và vài vùng bất ổn như Trung Đông, Ucraina, Nga…
Angel cho mình đi thăm phòng kế toán nữa là hết, phòng kinh doanh đông nghẹt mình không được vô thăm.