Review Fenix WT50R: Đèn pin siêu to khổng lồ liệu có còn chỗ đứng!?

0
2668

Thời đại công nghiệp, mọi thứ đều phải được đơn giản hóa để gọn nhẹ, dễ mang theo bên mình hơn. Nhất là với những món đồ EDC(Everyday carry) như đèn pin. Tuy nhiên, vẫn có những ngoại lệ. Đó là những cây đèn pin mà với công năng của nó thì người ta bắt buộc phải làm to. Vì đơn giản là nếu làm nhỏ thì không phục vụ được mục đích sử dụng mà nó được sản xuất cho. Đèn pin xách tay đa chức năng Fenix WT50R là một cây đèn pin như vậy.

Fenix WT50R
Fenix WT50R

  1. Thông số kỹ thuật
  • Trang bị 2 bóng LED CREE của Mỹ tuổi thọ lên tới 50.000 giờ.
  • Công suất cực đại 3700lumen, hai đèn hoạt động độc lập.
  • Đi kèm pack pin sạc Lithium Li-ion 7.2V/5200mAh.
  • Cổng sạc nhanh USB Type-C
  • Có chức năng khóa an toàn.
  • Nhớ mức sáng sử dụng cuối và đèn hiển thị pin theo thời gian thực.
  • Bảo vệ chống quá nhiệt.
  • Mạch công suất duy trì độ sáng ổn định.
  • Thân đèn bằng hợp kim nhôm cao cấp xử lí mạ Anodized HA Type III siêu cứng, chống mài mòn.
  • Kích thước: 200.8 x 65 x 108mm
  • Trọng lượng: 742g(tính cả pin)
  1. Mở hộp
  • Hộp của Fenix WT50R khá to. Cũng phải thôi, đèn pin siêu to khổng lồ thì hộp cũng phải siêu to khổng lồ chứ.

Một số tính năng nổi bật

Bảng runtime của đèn

  • Và cũng giống những cây đèn pin dạng khủng khác, WT50R và phụ kiện được đặt trong mút xốp thay vì đặt trong khay nhựa như đám đèn pin cấp dưới.
Cách đóng gói rất sang trọng
  • Phụ kiện đi kèm đèn.
Phụ kiện bao gồm: HDSD, Thẻ bảo hành, dây đeo, cáp sạc USB Type-C, củ sạc và gioăng cao su dự phòng.

Củ sạc cực xịn với dòng sạc lên tới 3A

  • Fenix WT50R. Thực tình mà nói, dù đã cầm qua không ít con đèn pin hàng khủng như Fenix TK75 full phụ kiện, Olight X7R Marauder, Imalent R70C hay to hơn là Olight X9R Marauder nhưng tôi vẫn có cảm giác ấn tượng khá mạnh với kích thước của WT50R. Có lẽ do phần tay cầm khiến đèn trông to hơn, lạ mắt hơn.

  • Cận cảnh tay cầm ngoại cỡ của WT50R. Trên tay cầm được trang bị công tắc điều khiển đèn chính và hai khoen để sử dụng với dây đeo vai.

Tên đèn được khắc bằng laser lên trên tay cầm.
Cụm công tắc chính cùng khoen đeo dây đeo vai.

  • Thiết kế của WT50R cũng khá đặc biệt. Đèn không được thiết kế theo kiểu tactical tác chiến gồ ghề, cũng không phải là kiểu thiết kế công nghiệp với những đường nét hiện đại; mà là một thiết kế rất cổ điển. Nhìn Fenix WT50R khiến tôi nhớ lại những chiếc đèn pin sợi đốt sử dụng pin D của thế kỷ trước, những chiếc đèn pin có thể gọi là huyền thoại trong ký ức đối với những 9x như tôi.
Cả đầu đèn…
…thân đèn…
…và đuôi đèn chỉ với một kiểu xẻ rãnh.
  • WT50R được trang bị 2 đèn với khả năng hoạt động độc lập. Đèn chính ở đầu công xuất 3200lumen và đèn phụ ở đuôi công suất 500lumen.
Đầu đèn khá to. WT50R được lắp ráp từ phía đầu đèn nên sẽ được bố trí những vị trí để mở bằng dụng cụ chuyên dụng.
Kính được phủ lớp chống phản xạ ngược ánh sáng.
Đèn sử dụng chóa sần đường kính lớn và sâu, cân bằng beam sáng giữa chiếu xa và chiếu rộng.
Nhân LED trên đèn chính. Hãng không công bố cụ thể đây là LED gì mà chỉ nói là CREE. Và với kinh nghiệm cá nhân, tôi đoán đây là CREE XHP70.2.

Đèn phụ ở đuôi sử dụng thấu kính TIR cho beam sáng rất rộng.
  • Bên cạnh đèn phụ còn có một lỗ ốc ¼” để gắn đèn vào tripod khi muốn sử dụng rảnh tay.

  • Đèn phụ được thiết kế bằng với thân để có thể đặt WT50R lên mặt phẳng.

  • Đuôi đèn với cụm cổng sạc, công tắc cho đèn phụ ở đuôi và đèn báo dung lượng pin.

Công tắc phụ bằng đồng, khá nhỏ, được gia công rất tỉ mỉ.
Cụm cổng sạc của Fenix WT50R. Đèn được trang bị cổng USB nên chắc chắc là sẽ có chức năng sạc dự phòng cho các thiết bị điện tử khác.
Cụm đèn báo pin.
  • Fenix WT50R sử dụng ren vặn dạng vuông cho độ bền cũng như lực giữ tốt hơn các loại ren vặn khác.

  • Thân đèn cũng khá dày, đảm bảo được sự an toàn cho viên pin bên trong.

  • Viên pin đi kèm theo đèn là “người quen” cũ Fenix ARB-L45 trên TK72R nhưng dung lượng thấp hơn. Cơ cấu tiếp xúc cũng giống TK72R luôn.
Với thông số này thì đảm bảo các bạn vẫn dừng được WT50R với viên pin trên TK72R.

  • Trên tay Fenix WT50R…
Fenix WT50R
Fenix WT50R

  • …và trên Tripod.

Nhìn cứ như ống nhòm của mấy anh chỉ điểm cho xạ thủ bắn tỉa vậy.
  • So dáng với một số anh em nào.
Anh em nhà Fenix từ trái qua: TK47UE, TK75, WT50R, TK35UETK72R
So chóa với TK35UE
Với TK47UE
Với Olight X7R Marauder
Với Wuben T105 Pro
  1. Sử dụng

Ngoài chất lượng sản phẩm ra thì Fenix còn nổi tiếng thế giới nhờ giao diện sử dụng đơn giản, dễ nhớ của mình.

  • Công tắc đèn chính
    • Nhấn giữ 0.5s để bật/tắt đèn.
    • Khi đèn bật, nhấn 1 lần để chuyển đổi vòng tròn giữa các mức sáng: Low-Medium-High-Turbo
    • Nhấn giữ 1.2s để kích hoạt Stobe. Khi ở Strobe, nhấn 1 lần để quay về mức sáng đang sử dụng trước đó.
    • Khi đèn tắt, nhấn đúp 2 lần để khóa/mở khóa đèn. Lưu ý, khi ở chế độ khóa, đèn sẽ khóa luôn cả đèn đuôi.
  • Công tắc đèn phụ
    • Nhấn giữ 0.5s để bật/tắt đèn
    • Khi đèn bật, nhấn 1 lần để chuyển đổi vòng tròn giữa các mức sáng: Low-Medium-High
    • Khi đèn tắt, nhấn 1 lần để kiểm tra tình trạng pin.
  1. Beamshot
  • Do đặc trưng là một cây đèn pin tìm kiếm đa chức năng nên đèn chính cho beamshot rất xa, đồng thời vẫn đảm bảo được độ rộng để có thể quan sát một vùng không gian lớn hơn.
50lumen. Đủ soi trong nhà hoặc ở khoản cách gần.
350lumen. Đủ cho các nhu cầu thường ngày.
1000lumen. Nhiêu đây là đủ để đi tuần tra rồi.
3200lumen. Ở mức sáng cao nhất bạn có thể thấy là không còn nhìn rõ vùng hotspot đâu nữa. Điều này cho thấy WT50R được cân bằng rất tốt. Cho đèn khả năng chiếu vừa xa vừa rộng.
  • Đèn phụ chủ yếu là dùng ở khoản cách gần nên thấu kính TIR cho vùng tỏa rất rộng.
50lumen
200lumen. Chỉ cần mức 200lumen thôi là bạn hoàn toàn có thể thao tác trong phạm vi từ 3-5m là ngon lành rồi.
500lumen.
  1. Thực tế sử dụng
  • Thành thật mà nói, với nhu cầu thường ngày của mình thì tôi sẽ không cần tới một cây đèn quá chuyên biệt như WT50R. Mà đã không có nhu cầu thì việc đánh giá có thể không được chính xác.
  • Tuy nhiên, với góc nhìn của một người dùng cá nhân, tôi vẫn đánh giá đây là một cây đèn tuyệt vời với những người thực sự có nhu cầu. Vì sao? Và ai là người có nhu cầu?
  • Thứ nhất, là lực lượng y tế-cứu hộ, nhất là lực lượng cứu hộ. Để tìm kiếm người trong môi trường thiên nhiên rộng lớn ban đêm thì đèn chính của Fenix WT50R sẽ phát huy khả năng vừa chiếu xa vừa chiếu rộng của mình. Khi cần sơ cứu tại chỗ thì đèn phụ sẽ là một tính năng tuyệt vời. Thêm vào đó là khả năng sử dụng rảnh tay với quai đeo và lỗ gắn tripod cũng hỗ trợ rất tốt cho những công việc này.
  • Thứ hai là lực lượng làm nhiệm vụ canh phòng, bảo an cho các cơ sở tư nhân. Về lực lượng này thì có nhu cầu sử dụng cũng giống như lực lượng cứu hộ.
  • Thứ ba là những nhà máy có xưởng sản xuất lớn, cần phải tiến hành kiểm tra cũng như bảo trì, bảo dưỡng máy móc thường xuyên.
  • Lực lượng thứ tư là những nhóm thích đi cắm trại hoặc đi săn đêm mà không muốn phải xách theo quá nhiều đèn thì chỉ cần WT50R là đủ.
  • Công tắc trên phần tay cầm cho cảm giác bấm rất tốt. To vừa đủ, độ sâu hành trình bấm vừa đủ, phản hồi lực cũng tốt.
Bấm khá thoải mái.
  • Tuy nhiên thì công tắc ở đuôi lại không được như vậy. Nút khá nhỏ nên thao tác hơi khó khăn. Nhất là phải tìm trong điều kiện ánh sáng yếu như ban đêm thực sự rất khó. Cứ phải mò mẫm.
Hết thoải mái luôn.
  • Không kiểm tra được pin bằng nút bấm trên tay cầm. Điều này cũng gây ra đôi chút bất tiện khi sử dụng đó là đang dùng đèn chính mà muốn kiểm tra pin thì bạn bắt buộc sẽ phải dùng 2 tay.
  • Kích thước và trọng lượng khá to. Muốn sử dụng thoải mái thì nên đeo trên vai.
  • Quai xách khi sử dụng đèn chính rất ổn. Nhưng khi dùng với đèn phụ thì có đôi chút bất tiện.
Tư thế cầm không được thoải mái lắm. Dễ bị mỏi/đau ngón út.
  • Cổng USB Type-C và của sạc đầu ra 5V/3A cho thời gian sạc khá tốt. Buổi tối đi về cắm sạc, đầy pin thì đèn sẽ tự ngắt. Đến sáng là có đèn để dùng.
  • Đèn báo pin cho độ tương phản với môi trường khá tốt. Có thể nhìn được ngay cả trong môi trường có ánh sáng mạnh.

  • Nhìn chung, đèn cho runtime rất tốt, rất sát với công bố của hãng. Thiết nghĩ, đây là loại đèn phục vụ cho công việc nên cần sạc sau mỗi ngày làm việc.

  • Về nhiệt độ, do chỉ cầm trên phần tay cầm nên nhiệt độ không ảnh hưởng gì nhiều. Tuy nhiên, để đánh giá khách quan thì nhờ có đầu đèn to và rãnh tản nhiệt dày đặc nên đèn không hề cảm giác nóng. Thêm nữa, đèn được trang bị cảm biến điều chỉnh công suất theo nhiệt độ nên bạn không phải quá lo lắng. Cứ dùng tẹt ga thôi.
  • Tính năng sạc cho các thiết bị điện tử khác hoạt động khá tốt. Chỉ cần cắm dây sạc là nhận. Tuy nhiên, đây có lẽ là tính năng theo kiểu “thừa giấy vẽ voi” thôi. Tôi không đánh giá cao giá trị sử dụng thực thế cho lắm.
6. Tổng kết
  • Ưu điểm
    • Thiết kế tốt, gia công hoàn thiện đẹp.
    • Beam sáng cân bằng
    • Nhiều tính năng bảo vệ hiện đại
    • Cổng sạc Type-C và củ sạc dòng lớn rút ngắn thời gian sạc.
    • Phục vụ tốt cho các tác vụ chuyên biệt.
  • Nhược điểm
    • Công tắc đuôi thiết kế chưa thực sự tối ưu.
    • Quai xách cũng chưa hỗ trợ tốt cho việc sử dụng đèn đuôi.
    • Viên pin dung lượng nhỏ hơn TK72R.
    • Tính năng sạc ra bằng cổng USB hơi thừa.

Fenix WT50R có tốt không? Phải khẳng định là tốt, rất tốt nữa là đằng khác. Tuy nhiên, đây không phải là cây đèn pin quá nổi bật của Fenix. Trừ khi bạn là một nhân viên cứu hộ, hoặc một quân nhân biên phòng, hoặc một quản đốc công xưởng thì bạn mới cần một chiếc đèn pin chuyên biệt kiểu này. Còn không thì bạn có thể lựa chọn những cây đèn pin Fenix khác với giá trị sử dụng cao hơn. Như Fenix PD36R chẳng hạn, hoặc là bình dân thông dụng hơn là Fenix C6 V2.0. Dù sao thì “đúng người, đúng thời điểm” vẫn tốt hơn chứ. Nhưng mà nếu vẫn thích sưu tầm cho trọn bộ Fenix thì chỉ với 6.190.000đ, Bisu hứa sẽ gả em nó cho bạn. Bảo hành luôn 05 năm chính hãng luôn cho yên tâm!