Bài viết trước mình đã giới thiệu về dòng đèn pin Elzetta Bravo cùng 4 models đang bán tại Việt Nam. Còn hôm nay là dành riêng 1 bài để review chi tiết về mẫu Bravo B453, cây đèn mình thích nhất của Elzetta ở thời điểm hiện tại.
>> Elzetta Bravo B453 đang được bán với giá 6.380.000đ tại EDCZone.com <<
Điểm khác biệt của Bravo B453 hay Bravo mã B4xx nói chung với số còn lại (dòng B3xx và B1xx) đó chính là nó sử dụng đầu đèn HC thay vì AVS.
Nhiều năm trước thì đèn pin Elzetta Bravo hay Charlie vẫn sử dụng đầu đèn M60 gắn “drop-in”. Thì “drop-in” không phải là thuật ngữ xa lạ gì với người chơi đèn pin Mĩ. Nó là một module hoàn chỉnh bao gồm bóng led, hệ thống quang học (thấu kính hoặc chóa) và mạch điện tử, chỉ cần bỏ vào thân đèn tiêu chuẩn là dùng được.
Sau này Elzetta chuyển hẳn sử dụng đầu đèn AVS cho dòng Bravo và Charlie, đặc điểm của AVS là chúng sử dụng thấu kính TIR làm hệ thống quang học chính. Và mãi cho tới thời gian gần đây thì một loại đầu đèn mới là HC được ra mắt, sử dụng chóa phản xạ truyền thống.
Những người cầu toàn như mình đã đợi cái ngày này rất lâu rồi vì ánh sáng cho ra từ chóa phản xạ luôn đẹp và hoàn hảo nhất. Thấu kính TIR có rất nhiều ưu điểm như gọn, hiệu suất truyền dẫn cao và ánh sáng tỏa rộng nhưng nếu chiếu vào tường ở khoảng cách gần thì sẽ thấy khá nhiều vùng nhiễu, không tròn đẹp hoàn hảo.
Mình không nói rằng hãy chuyển qua dùng đèn có chóa hết đi thay vì thấu kính, bởi mỗi loại đều có ưu và nhược điểm rõ ràng. Nếu chơi đèn pin đủ lâu và có kinh nghiệm thì bạn sẽ quyết định được loại nào phù hợp thôi!
1. Video
2. Thông số kĩ thuật
- Độ sáng tối đa: 600 Lumens
- Chiếu xa: 250 mét
- Số mức sáng: 2
- Loại led sử dụng: Cree XP-L HI
- Loại pin sử dụng: 2 x CR123A (3 volts) hoặc 1 x 16650 Lithium Ion (pin sạc 3.7 votls)
- Thân đèn bằng hợp kim nhôm cao cấp
- Kích thước: 130 x 35 x 25.4mm
- Trọng lượng: 175g
- Chống nước: IP68
- Bảo hành: trọn đời sản phẩm
3. Đánh giá chi tiết
Bravo là dòng đèn sử dụng 2 pin CR123A nên có kích thước cân đối, vừa đủ thoải mái để cầm nắm, đủ gọn để bỏ túi. Đèn của Elzetta thì có chất lượng hoàn thiện rất tốt nhưng điểm mình không thích là đi kèm không hề có clip cài túi hay vị trí nào để xỏ dây đeo tay.
Để sử dụng được 2 phụ kiện này thì bắt buộc phải mua rời, khá khó chịu khi đã bỏ ra tới hơn 6 triệu cho một cây đèn. Với các hãng đèn Trung Quốc thì chỉ cần bỏ ra 1 nửa số tiền này là phụ kiện đi kèm tới tận răng rồi.
Bravo dòng B4xx với B1xx và B3xx thì khác nhau ở đầu đèn, còn công tắc và thân vẫn dùng chung. Đặt cạnh so sánh thì đầu HC trên B453 thon và dài hơn đầu AVS một chút, không quá đáng kể.
Trọng lượng chưa pin là 138g.
Tính cả viên pin 16650 thì nặng thêm khoảng 38g.
Elzetta Bravo dùng đầu AVS thì sẽ nặng hơn chút.
Mình thích thiết kế đơn giản và cứng cáp kiểu này.
Cầm nắm và thao tác rất tốt.
Đi kèm theo đèn là 2 viên pin CR123A dùng một lần, mình khuyên là nên cất đi làm pin sơ cua.
Và mua pin sạc 16650 dùng cho nó kinh tế. Dung lượng của pin 16650 bây giờ khá tốt, được tầm 2100 – 2500mAh và độ bền vài năm vô tư.
Công tắc đuôi của đèn pin Elzetta bấm cực êm và gần như không phát ra tiếng động.
Cấu hình của cây Bravo B453 này là:
- Đầu HC với vòng bezel phẳng, sáng 600 Lumens, chiếu xa 250 mét
- Công tắc High – Low cho 2 mức sáng: 600 và 20 Lumens.
Vòng bezel phẳng nhìn hiền lành, dùng hàng ngày đỡ gây chú ý và mang lên máy bay không bị gây khó dễ.
Vì là dạng module nên đèn pin của Elzetta tháo được hầu hết các bộ phận.
Cái lớp màu trắng này là mỡ bôi trơn, mình nhận xét nó xịn hơn các loại mỡ của Trung Quốc vì độ bám rất tốt, ít bị bay hơi theo thời gian. Ren vặn thì là dạng tam giác, được mạ Anodize chống mài mòn.
Ren ở đuôi cũng vậy.
Một đặc trưng của đèn pin Mĩ hay cụ thể là Elzetta đó là thân rất dày dặn, riêng cái phần thân này phải tới hơn 2mm. Cái vết màu đỏ khi cũng là mỡ bôi trơn chứ không phải gỉ hay ố bẩn.
Thân nhìn từ phía đuôi cũng rất dày, đèn pin các hãng Trung Quốc thường chỉ dày = 1/2 thôi!
Tư duy thiết kế dạng module này thật sự rất hay, có thể tùy biến nhiều linh kiện để cho ra một cây đèn phù hợp với bản thân nhất. Ví dụng đang dùng Bravo B133 mà muốn thử đầu HC thì chỉ cần mua riêng mỗi cái đầu đèn lắp vào thôi, tương tự với công tắc để cho ra các chế độ sáng khác nhau.
Ngoài thân dày ra thì yếu tố tiếp theo khiến đèn pin Elzetta siêu bền đó chính là cụm đầu đèn được đổ kín keo như này! Toàn bộ các linh kiện bên trong đều được đổ keo hết, không có gì tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên rất bền và ổn định.
Lò xo cực dương rất đặc trưng của đèn pin Mĩ. Mình cũng không biết giải thích sao nhưng bác nào dùng nhiều đèn Mĩ thì nhìn là nhận ra ngay.
Lò xo đuôi dày dặn và không được mạ vàng.
Hệ thống quang học của B453 bao gồm chóa phản xạ trơn được làm rất sâu, nhìn như kiểu có ảo giác. Ở chính giữa là con led Cree XP-L HI huyền thoại.
XP-L HI hoàn toàn có thể đạt độ sáng tối đa khoảng 1200 Lumens, nhưng Elzetta chỉ để chạy có nửa công suất tức 600 Lumens. Lí do của việc này thì thứ nhất là tăng tuổi thọ, độ bền cho led. Thứ 2 là giúp cây đèn có thể duy trì độ sáng cao liên tục mà không bị quá nóng, gây hạ độ sáng.
So sánh với thấu kính TIR trên đầu AVS.
Nhìn qua thấu kính thì không rõ được loại bóng led.
4. Giao diện sử dụng
Với công tắc High – Low thì cách sử dụng của B453 rất đơn giản:
- Siết chặt công tắc để đèn sáng cố định ở 600 Lumens
- Vặn lỏng 1/4 vòng để đèn sáng cố định ở 20 Lumens
- Nhấn và giữ nhẹ công tắc để sáng tạm thời, thả tay ra để tắt.
Bạn có thể mua thêm công tắc High – Strobe với giá 1.540.000đ để gắn thêm vào.
Nó nhìn giống hệt với công tắc High – Low ở ngoại hình nên phải gắn vào rồi dùng mới phân biệt được. Công tắc High – Strobe sẽ cho cây đèn có 2 chế độ sáng là 600 Lumens và nháy Strobe.
Khi sử dụng thì vẫn siết chặt để đèn sáng cố định ở 600 Lumens, nới lỏng 1/4 vòng để kích hoạt Strobe.
5. Khả năng chiếu sáng
5.1 – Trong nhà
600 Lumens
20 Lumens
So sánh với ánh sáng từ đầu AVS, cụ thể là Bravo B333.
800 Lumens, ánh sáng trắng và tỏa rộng hơn.
25 Lumens, chỉ chênh 5 Lumens so với đầu HC nhưng ánh sáng tỏa rộng cho tầm nhìn tốt hơn rất nhiều ở không gian hẹp.
Ánh sáng của đầu AVS khi chiếu vào tường.
Và của đầu HC.
Có thể thấy rõ là đầu AVS dùng tốt hơn ở tầm gần, không gian hẹp còn đầu HC sẽ phát huy sức mạnh ở ngoài trời, cần chiếu xa.
5.2 – Ngoài trời
600 Lumens, ánh sáng vàng đẹp và rất gom.
600 Lumens
600 Lumens.
So với 850 Lumens của đầu AVS. Dùng cùng thông số chiếu xa ~ 250 mét nhưng mình thấy đầu HC vẫn nhìn rõ hơn rất nhiều.
Còn ở tầm trung và gần thì đầu AVS cho ánh sáng thực dụng hơn khi có thể nhìn bao quát tốt ở xung quanh.
850 Lumens của đầu AVS.
850 Lumens của đầu AVS.
6. Runtime
Mình đo runtime của B453 ở mức sáng cao 600 Lumens với viên pin sạc 16650 dung lượng 2100mAh:
Đây là một đường runtime khá đẹp, độ sáng của đèn giảm dần sau mỗi 10 phút và đến phút thứ 100 vẫn duy trì được ở ~ 300 Lumens. Đèn đạt tổng runtime 117 phút ~ 1.95 tiếng.
Mức thấp 20 Lumens thì đèn sáng rất lâu nên mình cũng không đo, ít phải được cả chục tiếng.
7. Kết luận
Ưu điểm của đầu đèn HC trên đèn pin Elzetta:
- Độ sáng cao đủ dùng
- Ánh sáng vàng đẹp
- Chiếu ra rất tốt trong thực tế ~ 150 mét đổ lại
Nhược điểm:
- Ánh sáng quá tập trung nên dùng ở không gian hẹp không tốt như đầu AVS