Lịch sử dòng đèn pin Fenix E35: chuẩn mực đèn EDC bền bỉ, thực dụng!

0
841

2024 đánh dấu cột mốc 10 năm phát triển của dòng đèn pin EDC tâm huyết E35 của Fenix. Đèn pin Fenix dòng E nói chung được thiết kế chuyên biệt cho mục đích EDC, tức sử dụng hàng ngày với 2 đặc điểm quan trọng: bền và dễ sử dụng.

Trong đó Fenix E35 từ khi ra mắt đã được đánh giá cao về sự cân bằng nhờ sử dụng pin sạc 18650 và kích thước đủ gọn gàng để bỏ túi. 2 phiên bản mới nhất của E35 sau này được nâng cấp lên pin sạc 21700 dung lượng cao nhưng về cơ bản ngôn ngữ thiết kế vẫn tập trung vào sự nhỏ gọn để mang theo hàng ngày và dễ sử dụng cho mọi đối tượng.

Nếu không có nhu cầu đặc biệt về mục đích tự vệ hay tác chiến thì Fenix E35 đáp ứng phải tới > 90% các nhu cầu sử dụng từ cường độ thấp tới cao. Bạn không phải nghĩ quá nhiều khi bỏ 1 cây E35 trong túi, khi cần là có hoặc cho ai mượn cũng không lo họ bấm nhầm.

Trong bài viết này mình sẽ tổng hợp lại lịch sử phát triển của dòng đèn EDC trứ danh này, bao gồm 5 phiên bản:

1. Fenix E35 (2012) – 225 Lumens

Mình phải “đào” khá sâu trên internet để tìm được thông tin về phiên bản đầu tiên của Fenix E35 vào năm 2012.

Thời điểm đó đèn chạy pin sạc 18650 còn chưa phổ biến, chủ yếu vẫn là AA hoặc pin CR123A (loại 3 volts – dùng 1 lần). Ưu điểm của 2 loại pin trên là nhỏ gọn nhưng nhược thì: pin AA sáng yếu và nhanh hết, pin CR123A lại quá đắt đỏ vì chỉ dùng được 1 lần.

Fenix E35 ra đời đã thay đổi hoàn toàn tư duy về 1 cây đèn pin EDC chuẩn mực với pin sạc 18650 có thể sạc lại hàng trăm lần và dung lượng đủ cao để dùng thoải mái mà không cần nghĩ ngợi nhiều. Ngay từ phiên bản đầu tiên này Fenix đã định hình được rất rõ phong cách thiết kế của dòng E35 với chiều dài vừa đủ để bỏ túi, đường kính đầu đèn = đường kính thân và công tắc chính đặt ở gần đầu.

Công nghệ thời đó chỉ cho phép Fenix trang bị chip LED Cree XP-E cổ đại với độ sáng 225 Lumens, chiếu xa 176 mét cho E35 nhưng đó cũng quá đủ cho chiếu sáng hàng ngày, đặc biệt nếu so với đèn sử dụng bóng sợi đốt.

Fenix E35 đời đầu được đóng gói dạng vỉ, có 3 mức sáng và sử dụng được cả 2 pin CR123A khi cần thiết. Cây này được forum về đèn đóm bên nước ngoài đánh giá cao về sự đơn giản, thực dụng.

2. Fenix E35UE (2014) – 900 Lumens

Thời điểm 2014 – 2016 đánh dấu sự lên ngôi của chip LED Cree XM-L2 với độ sáng có thể đạt ~ 1000 Lumens, rất khủng tại thời gian đó. Fenix không chần chừ mà trang bị ngay XM-L2 trên phiên bản E35UE (UE = Ultimate Edition) giúp nó đạt độ sáng 900 Lumens, chiếu xa 156 mét.

 

Cree XM-L2 được trang bị rộng rãi cho rất nhiều đèn pin LED tại thời điểm ~ 10 năm trước với hiệu năng tốt và ánh sáng cân bằng. Đây cũng là clip LED đánh dấu độ sáng chuẩn mực ~ 1000 Lumens cho đèn chạy pin cỡ 18650.

 

 

 

Thiết kế tổng thể của E35UE 2014 không có gì thay đổi nhiều, chỉ là độ sáng gấp ~ 4 lần bản cũ đã khiến nó trở thành sự lựa chọn tuyệt vời cho nhiều hoạt động chiếu sáng cường độ cao ngoài trời. Có thể thấy ánh sáng của E35UE với XM-L2 có xu hướng tỏa khá rộng và bao quát.

3. Fenix E35UE (2016) – 1000 Lumens

2 năm sau đó Fenix tiếp tục nâng cấp E35UE với phiên bản 2016. Vẫn là thân sử dụng pin sạc 18650, chip LED Cree XM-L2 được tăng nhẹ độ sáng lên 1000 Lumens nhưng cải tiến cực kì quan trọng chính là cụm công tắc.

Lần đầu tiên Fenix trang bị riêng 1 công tắc để truy cập nhanh chế độ nháy Strobe và SOS cho E35UE (công tắc phía dưới), tăng đáng kể khả năng tự vệ trong các tình huống khẩn cấp.

Cũng nhờ nâng cấp này mà E35UE 2016 là một trong những phiên bản bán chạy nhất của Fenix.

Fenix E35UE 2016 được trang bị chip LED Cree XM-L2 và chóa phản xạ trơn.

4. Fenix E35 V3.0 (2021) – 3000 Lumens

  • Review chi tiết: Click

Fenix E35 V3.0

Mất 5 năm để Fenix tiếp tục nâng cấp E35, không rõ do bản E35UE 2016 ngon quá hay dòng này bị lãng quên.

Dù sao thì E35 V3.0 đánh dấu sự thay đổi lớn của dòng Fenix E35 này với việc sử dụng pin sạc cỡ 21700 mới nhất và độ sáng khủng tới 3000 Lumens. Tầm 10 năm trước thì ít ai dám nghĩ tới 1 ngày công nghệ LED phát triển tới tầm bây giờ, tới nỗi một cây đèn pin cầm tay có thể sáng ngang đèn xe hơi!

Pin sạc 21700 khiến E35 V3.0 nặng hơn ~ 20% so với các bản tiền nhiệm, nhưng vẫn đủ gọn để mang theo và bù lại là cho dung lượng rất tốt cùng khả năng duy trì ổn định ~ 1000 Lumens tới gần 2 tiếng hoặc 350 Lumens trong hơn 8 tiếng – điều mà pin 18650 có nằm mơ cũng không đạt được.

Fenix E35 V3.0 nặng khoảng ~ 140g tính cả viên pin 21700 dung lượng 5000mAh, vẫn đủ gọn để bỏ túi mang theo hàng ngày.

Fenix cũng tối ưu hết cỡ kích thước của cây này khi trang bị cho nó thấu kính TIR thay vì chóa phản xạ, giúp đầu đèn ngắn hơn kha khá.

chip LED Luminus SST70 hiệu suất cao trên Fenix E35 V3.0

Độ sáng khủng 3000 Lumens của Fenix E35 V3.0 với tầm chiếu xa đạt 240 mét theo thông số và ~ 120 mét thực tế. Đây là ánh sáng thực dụng cho các nhu cầu cơ bản.

Runtime thực tế của Fenix E35 V3 với khả năng duy trì ổn định ~ 1000 Lumens tới khi hết pin.

Hiện tại Fenix đã ngưng sản xuất E35 V3.0 để dành chỗ cho phiên bản E35R hoàn hảo hơn!

5. Fenix E35R (2023) – 3100 Lumens

Fenix E35R được ra mắt giữa năm 2023 và có 2 chi tiết mà E35 V3.0 còn thiếu để trở nên hoàn hảo:

  • Cổng sạc Type-C trên thân
  • Nam châm đuôi

E35R sẽ là cây đèn EDC chủ lực của Fenix trong nhiều năm tới bởi nó đã quá hoàn thiện rồi, mình hiện chưa nghĩ được gì thêm để bổ sung thêm!

Cổng sạc Type-C với nắp đậy chống nước trên Fenix E35R.

Theo ý kiến cá nhân thì cổng sạc trên thân là chi tiết rất quan trọng trên đèn pin thuần cho mục đích EDC bởi vì nó TIỆN.

Sự tiện lợi này có thể được cảm nhận rõ nếu bạn luôn mang cây đèn theo người và dùng nhiều cho công việc hàng ngày, khi mà pin hết thì có thể dùng cáp Type-C cho điện thoại cắm thẳng vào, đỡ mất công tháo pin – sạc – lắp pin vào. Rồi khi đi du lịch xa thì cũng không phải bận tâm việc mang theo sạc rời cho cây đèn nữa, nhẹ được cả đầu lẫn hành lý.

Fenix E35R được tích hợp nam châm ở đuôi đèn.

Có 1 thời gian dài Fenix rất bảo thủ với việc không trang bị nam châm đuôi cho đèn của mình với lý do không thuyết phục lắm, đại loại là: nam châm đuôi sẽ hít vào các phụ kiện kim loại trong túi quần như chìa khóa, đồ điện tử,…

Dù sao thì sau khi nhận được rất nhiều phải hồi thì Fenix cũng phải thay đổi lại tư duy và bắt đầu trang bị tính năng này cho các mẫu đèn pin EDC, đặc biệt là E35R.

Nhờ nam châm đuôi mà Fenix E35R có thể hít lên nhiều bề mặt kim loại có từ tính, cung cấp ánh sáng cố định để làm việc rảnh tay.

E35R cũng tương thích với tản sáng AOD-S V2.0 của Fenix, rất được việc!

Độ sáng 3100 Lumens của Fenix E35R.

Ánh sáng thực tế của E35R với 3100 Lumens, tầm chiếu xa ~ 260 mét theo thông số, nhỉnh hơn chút bản V3.0.