Lịch sử bút chì và hành trình 500 năm cải tiến

0
5491
Lịch sử bút chì
Cây bút chì đầu tiên của người Anh

Chỉ là một công cụ viết lách có vẻ nhỏ bé, khiêm tốn, thậm chí tầm thường nhưng sức ảnh hưởng của cây bút chì với con người lại vô cùng quan trọng.

Không chỉ là dụng cụ học tập ngay từ thuở chập chững tới trường mà bút chì còn là công cụ thường ngày của các kiến trúc sư, các nhà thiết kế, những họa sĩ,… Đơn giản chỉ là một ruột than chì trong một vỏ gỗ mà hầu như, bất kỳ ai mới bắt đầu cầm bút cũng sử dụng bút chì để viết nên những nét đầu tiên của cuộc đời. Bạn có biết rằng vật dụng mà bạn cầm đấy đã có cuộc hành trình kéo dài 500 năm? qua nhằm định hình cách mà thế giới này xoay chuyển hay không? Nếu tò mò, mời quay trở về vùng làng quê miền Bắc nước Anh để cùng nghe kể câu chuyện đầy ấn tượng về lịch sử của cây bút chì nhé.

 

Câu chuyện thú vị này được bắt đầu từ một thân cây bị đổ xuống…

Vào năm 1564, một cái cây tại xứ Borrowdale nước Anh đã bị đổ xuống. Bên dưới cái cây đó là một lớp đá mắc ma với những đường màu xám đen trông như một loại hợp kim nào đó. Người dân địa phương đã nhìn thấy điều đó và cứ tưởng nó chỉ là chì. Tuy nhiên, không hề có kim loại nào ở đây mà nó chính là carbon đơn thuần, chính xác hơn là than chì.
Vào những năm 1500, ngành hóa học vẫn còn trong giai đoạn non trẻ trên tiến trình phát triển kéo dài hàng trăm năm của nó. Bởi thế, người dân địa phương không thế nào xác định được cái họ thấy chính xác là gì. Dù vậy, họ nhanh chóng nhận thấy một đặc điểm rất quan trọng của loại vật liệu dưới thân cây: khi vạch lên giấy, vật liệu này cho độ hình vẽ đậm hơn nhiều so với dùng chì vốn đã được xài để làm bút viết từ thời La Mã. Do đó, họ dùng tên gọi “chì đen” (black lead) để đặt cho loại vật liệu này. Bấy giờ, những người Anh đã cắt than chì thằng từng phần và cố định nó vào đầu một cái que để viết chữ. Họ sau đó bọc những cái que này trong giấy hoặc quấn dây xung quanh và bán trên phố. Loại công cụ mới này được đặt tên là Bút chì (pencil) – một cái tên có nguồn gốc từ tiếng Latin penicillum có nghĩa là một loại bút tốt.

Ưu điểm của “cây bút” mới này thật tuyệt vời…

Trước đó chưa có cái gì giống như bút chì. Nó hoàn toàn khô ráo. Bạn không cần quan tâm việc đổ mực giống như khi dùng bút lông chim. Đồng thời nó có thể viết lên những đường nét đen, dễ nhìn trên giấy. Và quan trọng hơn nữa là có thể tẩy được! Mặc dù cục tẩy nằm trên đầu cây bút chì mà bây giờ chúng ta hay thấy mãi tới 1858 mới có, nhưng người ta khi đó đã tìm được cách là dùng các mẫu bánh mì để tẩy vết bút chì.

Mặc dù chưa khi nói tới chuyện đã xảy ra cách đây hơn 5 thế kỷ thì mọi chuyện có phần chưa chắc chắn nếu thiếu đi những bằng chứng cụ thể, tuy nhiên người ta tin rằng vào những năm 1600, một người thợ mộc tại Keswick, Anh, đã lần đầu tiên đề xuất ý tưởng đặt than chì vào bên trong gỗ. Một thanh gỗ vuông vức đã được xẻ dọc ra, sau đó mỗi bên được khoét rãnh để có chỗ đặt vừa một miếng than chì mỏng vào trong đó. Cuối cùng cả 3 miếng gồm 1 mảnh than chì kẹp giữa 2 mảnh gỗ được dán lại với nhau, tạo nên một cây bút với các cạnh vuông vức hay chính xác hơn là cây bút chì gỗ đầu tiên trên thế giới.

Đây thật sự là một bước tiến lớn bởi gỗ sẽ cố định than chì chắc chắn hơn so với khi dùng giấy hoặc dây vốn cần phải tháo dần ra trong quá trình than chì bị mòn đi. Với chiếc “vỏ bút” bằng gỗ, người ta còn có thể khắc thân bút và quan trọng hơn là dùng dao mài nhọn đầu bút chì trong quá trình sử dụng. Và cũng từ đây, cụm từ “gọt bút chì” hoặc “bào bút chì” bắt đầu được phát sinh.

Lịch sử bút chì
Cây bút chì đầu tiên của người Anh
Không lâu sao khi được phát hiện, giá trị của than chì bắt đầu được nâng lên đáng kể khi người ta biết rằng nó còn có thể được dùng như một loại nguyên liệu trong quá trình sản xuất đạn súng thần công. Khi đó, chính phủ Anh muốn thu được lợi nhuận từ việc này và họ đã nắm quyền kiểm soát mỏ than chì ở Borrowdale và thiết lập cơ chế giám sát khắt khe tại đây để ngăn không có bất cứ mẩu than chì nào bị mua bán bất hợp pháp. Vào năm 1752, chính phú Anh còn thông qua đạo luật coi hành vi trộm cắp than chì là trọng tội.

Mặc dù than chì được tìm thấy tại nhiều nơi khác ở châu Âu nhưng than chì khai thác tại các mỏ của Anh vẫn có độ cứng và màu đen được xếp vào hàng tốt nhất thế giới. Chất lượng than chì tốt đã giúp cho Anh trở thành nhà sản xuất bút chì và than chì lớn nhất thế giới. Chính phủ Anh khi đó đã liên tục dùng các biện pháp nhằm bảo vệ vai trò người dẫn đầu trong việc cung cấp than chì, bao gồm cả việc khai thác mỏ 6 tuần mỗi 5 năm nhằm tránh khai thác quá mức dẫn tới cạn kiệt nguồn tài nguyên quý giá này.

Vào cuối những năm 1700, những cây bút hợp kim chì đã trở nên quá khó để sử dụng. Khác với những cây bút máy vốn luôn được đánh giá cao dựa vào tính sang trọng và độ bền, bút chì dần trở thành một công cụ thông thường, cơ bản để phục vụ nhu cầu viết, vẽ. Các hãng bút chì bắt đầu dùng một từ “chì” (lead) để gọi những cây bút chì và đây cũng chính là lý do mà người ta vẫn thường nhầm lẫn rằng bút chì có chứa “chì” bên trong mặc dù nó chẳng liên quan gì tới kim loại cả. Ngoài ra, người ta còn dùng từ “plumbago”, có gốc Latin là plumbum để chỉ than chì. Tên gọi này được dùng rất phổ biến trong những năm 1800, mãi cho tới khi người ta bắt đầu dùng tên gọi “graphite” để chỉ các tinh thể carbon trong than chì. Từ này có gốc Latin graphein, có nghĩa là “để viết”.

Sự ra đời của bút chì hiện đại

Vị trí độc tôn trong lĩnh vực cung cấp bút chì của Anh bắt đầu bị lung lay vào những năm 1790. Mỏ tại Borrowdale đã hết than chì. Vào năm 1793, Anh xảy ra chiến tranh với Pháp. Đây chính là mở đầu cho những cuộc chiến của Napoleon và có lẽ những người trung cuộc cũng không hề biết điều này sẽ thay đổi hoàn toàn bản đồ thế giới cũng như cáng cân quyền lực toàn cầu, tất nhiên là cả ngành công nghiệp bút chì cũng sẽ thay đổi hoàn toàn kể từ đây.

Vào đầu cuộc chiến, Anh đã áp đặt lệnh cấm vận lên Pháp – một trong những khách hàng bút chì lớn của Anh. Mặc dù tưởng chừng như không có ảnh hưởng về mặt quân sự nhưng trên thực tế, lệnh cấm vận này lại có ảnh hưởng tiêu cực lên ngành thương nghiệp của Anh. Khi đó, Pháp đột ngột bị mất nguồn cung cấp bút chì và than chì. Một năm sau khi chiến tranh nổ ra, hầu tước Pháp là Lazare Carnot đã phân công cho nhà khoa học kiêm chỉ huy quân đội Nicolas-Jacques Conté tìm giải pháp cho sự thiếu hụt than chì.

Lịch sử bút chì
Chân dung Nicolas-Jacques Conté – người đã tìm thấy hỗn hợp ruột bút chì từ than chì và đất sét

Lúc bấy giờ, Conté đang phát triển cho quân đội nhiều thứ quan trọng, bao gồm cả khinh khí cầu vốn là thứ đã lấy đi của ông một con mắt do vụ nổ trong quá trình thử nghiệm. Sau khi nhận lệnh, Conté đã gác dự án khí cầu sang một bên và bắt đầu nghiên cứu tìm cách sản xuất bút chì. Chính xác hơn, nhiệm vụ của ông là tìm kiếm nguyên liệu khác thay thế cho than chì hoặc hỗn hợp than chì với các chất khác. Chuyện kể rằng chỉ mất có vài ngày, nhà phát minh đã tìm được câu trả lời.

Conté đã tìm thấy 2 loại nguyên liệu chính là than chì và đất sét. Ộng đã trộn chúng với nước, đặt vào một cái khuôn vuông vức, sau đó đặt vào lò nung để làm chúng cứng lại. Qua thử nghiệm, Conté nhận thấy rằng ông có thể điều chỉnh độ đậm nhạt của nét bút bằng cách thay đổi lượng đất sét trong hỗn hợp. Càng nhiều đất sét thì bút chì càng cứng và nét bút càng nhạt khi viết lên giấy. Ngược lại, càng ít đất sét thì bút chì càng mềm và nét bút cũng đậm hơn. Để đặt ruột bút vào trong hỗ, Conté đã khoét một đường rãnh dọc theo chiều dài của que gỗ thay vì bổ dọc ra thành 2 phần như người Anh đã làm. Sau đó, ruột chì của bút sẽ được dán vào bên trong đường rãnh và một mảnh gỗ khác sẽ được dán lên trên thân bút.

Cây bút chì của Conté đã được cấp bằng sáng chế vào năm 1795. Đang khi bút chì graphite tinh khiết của người Anh vẫn còn rất phổ biến, bút chì của Conté dần nổi lên như một vật dụng lý tưởng để các công ty bắt đầu sản xuất hàng loạt vào giữa những năm 1800. Phát minh của Conté đồng thời còn mở đường cho việc tạo ra bút chì với nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau nhằm đáp ứng cho nhu cầu viết hoặc vẽ vốn vô cùng đa dạng. Và bạn có biết, cho tới bây giờ chúng ta vẫn sử dụng những cây bút chì với hỗn hợp đất sét và than chì như của Conté tạo ra.

Cùng lúc đó tại nước Mỹ, cây bút chì cũng có những hướng phát triển riêng:

Nhờ phát minh của Conté, nước Pháp bắt đầu nổi lên như một thế lực mới trong ngành sản xuất bút chì. Các công ty khắp châu Âu đã nghe về hỗn hợp ruột bút của Conté nhưng vẫn không thể sao chép cách làm được. Và do đó, họ tìm cách thay thế.

Trong khi đó bên kia bờ Đại Tây Dương, người Mỹ cũng bắt đầu nghiên cứu về hỗn hợp vật liệu ruột bút chì bởi chính sách cắt giảm xuất khẩu than chì của Anh cùng nhiều vấn đề rắc rối về thương mại sau chiến tranh 1812. Và người Mỹ thì bạn đã biết rồi đó, họ thử tất cả các loại nguyên liệu. Điển hình như dòng họ Thoreau, nơi sinh ra nhà văn, nhà thơ, nhà sử học, triết học,… Henry David Thoreau, đã sử dụng ruột bút chì từ hỗn hợp than chì với sáp cây thanh mai (bayberry) và hoặc sáp cá nhà táng, loại sáp được lấy từ cá voi thường được sử dụng để làm nến vào thời đó.

Và vào năm 1821, nhà Thoreau thành lập hãng bút chì mang tên của họ tại Concord. 2 năm sau đó, cha của nhà văn Thoreau tiếp quản việc kinh doanh và đặt tên hãng thành John Thoreau & Company. Mặc dù những cây bút chì của họ không có chất lượng bằng bút chì của Conté, nhưng bút chì hỗn hợp sáp và than chì chính là một trong những cây bút chì tốt nhất tại Mỹ vào thời đó. Trước khi theo nghiệp văn chương, Henry David Thoreau đã có cà một tuổi thơ làm bút chì cùng với cha ông và ông điều hành việc kinh doanh của gia đình cho tới những năm 1830.

Lịch sử bút chì
Một hộp bút chì của J. Thoreau & Company.​

Khi còn là một chàng thanh niên, sau khi vừa tốt nghiệp Đại học Harvard, Thoreau đã chấp nhận công việc tại một trường học công lập và vài tuần sau thì xin từ chức. Sau đó ông cùng anh trai mở một trường dạy ngữ pháp tiếng Anh và trong thời gian này, ông xem việc hoàn thiện kỹ thuật sản xuất bút chì của gia đình như cách để giúp ông giết thời gian rảnh. Theo các nhà sử học, Thoreau gần như không có một kiến thức gì về kỹ thuật làm bút chì của Conté nhưng có thể ông đã có tham khảo qua sách bách khoa trí thức tại Đại học Harvad để rồi sau đó, ông đã tìm được cách dùng đất sét để thay thế cho sáp để làm ruột bút chì.

Thoreau đã nghiền than chì ra thành nhiều kích cỡ khác nhau để xác định được cách tạo ra hỗn hợp liên kết hoàn hảo với đất sét. Cuối cùng, ông đã tìm được công thức làm ruột bút chì với độ cứng và độ đậm cao hơn rất nhiều so với những sản phẩm mà gia đình ông từng làm ra. Nói cách khác, Thoreau đã tái phát hiện ra điều mà Conté đã tìm thấy vào 45 năm trước đó nhưng mức độ hiệu quả của nghiên cứu được cho là cao hơn. Nhờ cách này, việc kinh doanh của John Thoreau & Company đã phát triển nhảy vọt vào những năm 1840.

Henry David Thoreau​

Thoreau sau đó gác lại chuyện kinh doanh để theo đuổi sự nghiệp văn chương và nghiên cứu triết học của ông, tuy nhiên ông vẫn định kỳ quay trở lại công ty khi cần có tiền. Một lần nữa, ông lại muốn cải thiện tình hình kinh doanh của công ty gia đình bằng cách tạo nên những sáng kiến mới và ông đã phát triển nên những cỗ máy giúp đẩy nhanh tốc độ sản xuất, bao gồm cả máy nghiền than chì. Đồng thời ông còn phát minh ra thiết bị có thể khoan một cái lỗ dọc suốt thân cây bút để đưa lõi than chì vào.

Câu chuyện của Thoreau không chỉ minh chứng về việc nhà văn cũng có thể tham gia phát minh mà nó còn có tác động không nhỏ tới sự trưởng thành của ngành công nghiệp bút chì từ đầu tới giữa những năm 1800. Và khi công thức trộn của Conté đã được lan truyền đi khắp thế giới, ngày càng có nhiều các hãng bút chì khác nổi lên, tạo nên một sự cạnh tranh rất lớn, đồng thời đẩy nhu cầu than chì lên mức cao hơn bao giờ hết. Và công ty của Thoreaus ngừng hoàn toàn việc sản xuất bút chì vào năm 1853 và chuyển sang bán than chì tinh khiết vốn có lợi hơn.

Ngành công nghiệp triệu đô

Sự phổ biến của công thức trộn sáng tạo bởi Conté ngày càng lan rộng khắp thế giới trong khoảng giữa đến cuối 1800 trùng hợp với sự trổi dậy của những cỗ máy. Máy móc có thể dễ dàng tạo ra thân bút từ gỗ theo dạng hình tròn trơn hoặc theo hình lục giác. Không chỉ các hãng lớn mà bây giờ các công ty nhỏ cũng mua máy móc về để sản xuất bút chì. Ngành công nghiệp than chì bùng nổ và theo các nhà sử học, nó đã trở thành ngành công nghiệp có giá trị hàng triệu đô la vào thời điểm bấy giờ.
Faber Castel tại Nuremberg, Đức​
Các công ty Đức và Mỹ bắt đầu nổi lên như những thế lực lớn trong lịch sử của bút chì. Hãng bút chì Đức A.W Faber, hiện nay là Faber-Castell, đã thậm chí còn nổi tiếng tới nỗi mà nhiều hãng khác đã dùng thương hiệu Faber để đóng dấu lên các sản phẩm bút chì của họ nhằm bán chạy hơn. Một đối thủ lâu năm tại Đức của Faber là J.S. Staedtler đã sản xuất hơn 2 triệu cây bút chì mỗi năm trong giai đoạn những năm 1870. Tại Mỹ, hãng Joseph Dixon Crucible Company cũng trở thành một trong những thương hiệu bút chì nổi tiến nhất.

Vào năm 1827, nhà phát minh người Mỹ Joseph Dixon đã thành lập công ty phát triển nồi nấu chảy kim loại. Người ta gọi đây là bước đi cực kỳ đúng thời điểm, đáp ứng nhu cầu thị trường vũ khí vốn đang nổi lên trong chiến tranh Mỹ-Mexico vào những năm 1840. Và tại sao lại nhắc tới Dixon trong bài viết về bút chì? Nguyên nhân đơn giản vì những cái nồi nấu kim loại được làm bằng than chì. Thật ra thì Dixon cũng có một mảng kinh doanh nhỏ sản xuất bút chì và nhờ có lợi nhuận khổng lồ từ mảng vũ khí mà sau cuộc chiến, ông đã có đủ tiền để mở rộng sản xuất bút chì. Vào năm 1847, ông dành hẳn một nhà máy ở thành phố Jersey để sản xuất bút chì. Những sản phẩm của ông rất nổi tiếng vào những năm 1870 với khẩu hiệu quảng cáo sản phầm của người Mỹ cho người Mỹ. Vào năm 1873, Dixon mua lại hãng than chì American Graphite Company of Ticonderoga nhằm đảm bảo nguồn cung cấp than chì.

Trưng bày các sản phẩm bút chì của Dixon​
Chỉ trong 1 thập niên, công ty Dixon đã sản xuất hơn 80.000 cây bút chì mỗi ngày. Nếu một cây bút chì bị mất đi vào cuối ngày làm việc, tất cả các nhân viên trong phòng đó sẽ bị sa thải. Những người quản lý trong nhà máy luôn giám sát chặt chẽ mọi nhân viên. Và với quy trình sản xuất nghiêm ngặt, Dixon đã cho ra đời hàng ngàn vạn cây bút chì vỏ vàng và xanh lá mà cho tới bây giờ, nó vẫn là một biểu tượng của ngành công nghiệp bút chì.

Sự ra đời của bút chì bấm

Bạn nghĩ rằng bút chì bấm là một sáng kiến thời hiện đại, được tạo ra bởi ai đó đã chán ngán cảnh phải đi gọt cây bút chì gỗ của họ? Điều này có thể không đúng bởi thực ra, các hãng bút chì đã tạo nên những “công cụ giữ chì” từ nhiều thế kỷ trước, vào thuở của những cây bút chì đầu tiên. Các công cụ giữ chì này được làm bằng kim loại, đôi khi còn dùng cả vàng và bạc. Tuy nhiên, do trọng lượng quá nặng và cồng kềnh nên các các cây bút chỉ vỏ sắt không thể được phổ biến rộng rãi mặc dù đó đã là kỹ thuật cơ khí tinh xảo nhất thời bây giờ.

Để rồi vào năm 1915, một thợ rèn người Nhật là Tokuji Hayakawa đã phát minh ra cái gọi là “bút chì máy luôn nhọn” (Ever-Ready Sharp mechanical pencil) hoặc đơn giản hơn là bút chì Eversharp. Đó là một cây bút chì nhỏ gọn như bút chì gỗ bình thương và bên trong là phần ruột chì than nằm một cách gọn gàng. Muốn đẩy ruột chì ra, chúng ta chỉ cần xoay phần thân cây bút. Thiết kế này đã nhanh chóng lan rộng khắp thế giới. Và thật bất ngờ, Hayakawa chính là người đã sáng lập ra tập đoàn Sharp sau thành công từ cây bút chì của ông.

Ngoài ra còn có một phát minh khác đã góp phần không nhỏ trong việc định hình nên cây bút chì mà ngày nay chúng ta xài. Vài thế kỷ trước khi Conté phát triển nên hỗn hợp ruột bút chì của ông, công tước Anh Joseph Priestly, người đầu tiên khám phá ra khí oxy đã nhận thấy rằng nhựa cao su tự nhiên khi cọ xát vào giấy sẽ có hiệu quả tẩy được vết bút chì với hiệu quả cao hơn dùng ruột bánh mì. Priestly gọi công cụ tẩy bút chì của ông là “rubber” – từ dùng để chỉ cục tẩy được dùng tới ngày nau tại Vương quốc Anh.

Và sau này, Hymen Lipman – một người bán văn phòng phẩm ở Philadelphia trở thành người đầu tiên dán một mẩu cao su nhỏ vào trong đuôi cây bút chì vào năm 1858. Ông đã được cấp bằng sáng chế cho thiết kế này nhưng tới năm 1875 thì tòa án ra phán quyết bác bỏ tính hợp lệ của bằng sáng chế. Logic ở đây là một cây bút chì và một cục tẩy không cần phải đính kèm với nhau với xài được. Do bằng sáng chế đã không còn hiệu lực, việc gắn tẩy vào đầu bút đã trở thành một phong trào trong lĩnh vực kinh doanh bút chì ở Mỹ. Phần lớn những cây bút chì sản xuất tại Mỹ từ những năm 1920 đều có một cục tẩy nhỏ màu hồng hoặc đỏ ở phần đầu. (ngày nay thì cục tẩy thường làm bằng nhựa vinyl). Tại những nơi khác trên thế giới thì có nơi gắn vào, có nơi bán tẩy rời.

Già, trẻ, lớn, bé, mới tập viết, đã viết nhiều, bác học,… đều “Viết, viết nữa, viết mãi!”

Ngày nay, những cây bút chì sọc, xanh đỏ, nhiều màu,… đã trở nên vật dụng quá quen thuộc với mỗi người chúng ta từ thuở nhỏ. Và hiện người ta còn có cả một hệ thống phân loại bút chì. Các quốc gia châu Âu và châu Á dùng các ký tự như H để chỉ bút cứng và B để chỉ màu đen. Một cây bút chì 9B là đậm nhất, thuần màu đen, 7B thì nhạt hơn và tương tự, 5B thì nhạt hơn nữa. Còn một cây bút chì 9H thì cứng nhất và bởi thế nên nét bút cũng nhạt nhất. Phần lớn những cây bút chì thông dụng thường ở mức HB, nghĩa là trung bình về độ cứng và màu đen.

Tại Mỹ, bút chì lại thường được phân loại dựa trên thang số đếm. Số càng cao thì càng cứng và nét viết sẽ càng nhạt. Bút chì số 2 của Mỹ tương đương với bút chì HB và nó cũng được sử dụng rộng rãi tại Mỹ bởi sự cân bằng. Độ đậm của bút HB không quá lố tới mức nhem nhuốc, đồng thời cũng đủ cứng để viết mà không dễ gãy. Đây cũng là lý do vì sao bút chì số 2 hoặc HB trở thành tiêu chuẩn khi thi SAT.

Đấy, chúng ta vừa kết thúc chuyến du hành 500 năm của cây bút chì, dụng cụ viết chữ đơn giản nhưng cực kỳ phổ biến trên khắp thế giới. Đơn thuần ban đầu chỉ là một khám phá tình cờ dưới một gốc cây đổ với khả năng vạch lên giấy được, cho tới việc tìm cách đưa nó vào nhà, mang nó đi dễ dàng hơn, trộn nó với những thứ khác và cho tới ngày nay, bút chì vẫn là vật dụng gần như không thể thiếu đối với rất nhiều ngành nghề khác nhau, từ một cậu bé tập tành viết chữ tới các nhà văn, nhà khoa học nổi tiếng, cây bút chì gần như đi theo bàn tay chúng ta đến cuối đời.