Cùng tìm hiểu về Beamshot của đèn pin

2
4386

Đầu tiên, bạn cần làm quen với khái niệm “beam, beamshot”, “throw”, “flood” và “artifact”
Beam là chùm sáng, beamshot thường được dùng trong đèn pin, là chùm sáng phát ra từ đèn pin. Người ta thường chiếu đèn pin lên tường để đánh giá beamshot của đèn.
01 Beam<

 

Chiếu 5 cây đèn vào tường so sánh beamshot

Throw, là khả năng chiếu xa của đèn pin, được tính bằng khảng cách. Trong đèn pin có thấu kính, chóa parabol hoặc một hệ thống quang học, cố gắng chuyển ánh sáng thành các chùm song song, một chùm tia sáng cường độ mạnh sẽ chiếu xa hơn chùm khác. Chú ý không nên nhầm khái niệm “chóa parabol” với “chóa elipse”. Một đèn pin với chóa elipse có thể hội tụ toàn bộ ánh sáng vào một điểm, nhưng nó không chiếu xa được.

Flood, là khả năng chiếu rộng của đèn pin, đặc biệt là ở khoảng cách gần. Nó rất hữu dụng nếu bạn dùng trong nhà hoặc làm việc gì đó ngay gần quanh bạn như đi bộ, sửa xe… Một số đèn pin chỉ phục vụ chiếu rộng, như đèn cắm trại, đèn khẩn cấp khi mất điện

 

Flood-vs-Throw-o

TK47UE(06)

 

Video thể hiện sự chuyển đổi giữa chiếu xa và chiếu rộng.
Artifact là “nhiễu”, dùng để ám chỉ beamshot méo mó, không đều. Ví dụ bạn dùng một đèn pin Maglite chiếu lên tường, bạn sẽ thấy một quầng sáng tròn nhưng méo, đứt quãng, xen lẫn giữa vùng sáng là vùng tối. Đây là sự sai lệch của chóa đèn, khiến cho các chùm sáng phát ra không đồng đều, sinh ra những hình thù kỳ dị trong beamshot. Có thể giảm Artifact bằng cách dùng chóa sần “stippled reflector” hoặc dùng tản sáng “disfuser”.

03 Maglite beam

Beamshot của đèn pin Maglite có rất nhiều Artifact, beam méo mó, nhiều hình thù kỳ lạ

Spill là vùng sáng mà ánh sáng không bị dội từ chóa ra. Bình thường chóa đèn sẽ hướng chùng sáng song song, chiếu ra xa, nhưng có những tia sáng tán xạ ngẫu nhiên hoặc chiếu thẳng từ bóng đèn về phía trước, nó sẽ tạo nên một vùng gọi là Spill, nó nằm ngoài vùng sáng trung tâm “Hotspot”. Vùng sáng này rất hữu ích khi nó chiếu sáng các đối tượng xung quanh vùng sáng trung tâm. Thường nó có góc mở 90 độ tính từ đầu đèn. Một số đèn pin sử dụng hệ quang học để nâng cao khả năng Throw, và làm cho vùng Spill rất yếu.

Bây giờ ta giải thích về các vùng sáng trong Beamshot của đèn pin.

03 hotspot corona sidespill

Hotspot của đèn pin là vùng sáng nhất trong chùm sáng của đèn. Nó là một phần của chùm sáng do đèn pin phát ra. Nếu bạn chiếu đèn và mặt ai đó, và họ nhìn thẳng vào đèn, họ sẽ thấy toàn bộ diện tích của chóa đèn, nơi mà toàn bộ ánh sáng từ bóng đèn phát ra, đến thẳng mắt họ hoặc phản xạ qua chóa đèn, đến mắt họ. Nếu họ chỉ được chiếu sáng bằng vùng sáng phụ, không phải là hotspot, thì mức sáng họ nhận được phụ thuộc vào họ có gần hotspot hay không.

Xung quanh hotspot là vùng Corona. Nó ít “dữ dội” hơn hotspot, nhưng nó vẫn mãnh liệt hơn vùng sáng ở rìa ngoài. Cầu lưu ý là một số đèn pin không hề có vùng Corona. Những đèn này thường tối ưu cho việc chiếu xa. Nói chung, Hotspot càng mãnh liệt, Corona càng yếu, và ngược lại. Vùng sáng Corona rất có ích cho nhu cầu chiếu sáng thông dụng như: Dùng trong nhà, dã ngoại, tàu biển…

Sidespill hay còn gọi là spill là vùng rất rộng, tròn mờ xung quanh beam. Đây là ánh sáng đi thẳng từ nguồn sáng mà không qua hệ thống quang học gom sáng. Một người được chiếu sáng bởi vùng Spill sẽ nhìn thấy được nguồn phát ra ánh sáng. Spill cho phép người dùng chiếu sáng những vùng nằm ngoài vùng Hotspot và Corona, nó cũng rất hữu dụng.

Đèn pin sử dụng hệ thông TIR (Total Internal Reflection) hoặc thấu kính để gòm sáng thì sẽ có beamshot khác. TIR có hotspot và có thể có Corona, nhưng không có Sidespill. Thấu kính chỉ tạo ra hotspot, nó sáng nhất và chiếu xa nhất. Vì không có vùng Sidespill nên đèn này ít phổ biến.

Lantern hay còn gọi là đèn lồng thì đặc biệt hơn, chúng cho ánh sáng tỏa, hoặc 180 độ hoặc 360 độ, và nó thường có Artifact. Tuy nhiên nó cũng gây khó chịu nếu phải nhìn thẳng vào nó. Thế nên đèn lồng thường kết hợp với tản sáng, giúp cho ánh sáng bớt gay gắt, giảm Artifact, và làm mềm nguồn sáng hơn.

Link gốc tham khảo Tigerhawkt2

2 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here