So sánh đèn pin đội đầu Fenix HM50R và Olight H1R

0
2123
So sánh hộp sản phẩm

 

Cùng mở hộp hai sản phẩm

1/ Đèn và phụ kiện

Đèn đội đầu Fenix HM50R và phụ kiện đi kèm

Phụ kiện đi kèm của Fenix HM50R gồm có:

  1. HDSD
  2. Roăng cao su chống nước sơ cua
  3. Đế gắn đèn đội đầu sơ cua
  4. Dây sạc Micro-USB
Đèn đội đầu Olight H1R và phụ kiện đi kèm

Phụ kiện đi kèm của Olight H1R Nova gồm có:

  1. HDSD
  2. Bao đựng
  3. Pocket clip cài
  4. Cáp sạc nam châm thiết kế riêng cho Olight

Như vậy, xét về mặt phụ kiện, có thể thấy Fenix “lo xa” hơn khi tặng cho chúng ta một đế gắn đèn đội đầu sơ cua. Phòng khi đế gắn đầu tiên trải qua thời gian dài sử dụng bị “lão hóa”. Ngược lại, Olight lại cho chúng ta một cái pocket Clip gài vô cùng tiện lợi. Chúng ta sẽ cùng so sánh sự tiện lợi của hai mẫu đèn này ở phần sau.

2/Thiết kế bên ngoài:

Cận cảnh hai cây đèn HM50R và H1R Nova

Kích thước:

Nhìn ảnh trên có thể thấy ngay HM50R dài hơn H1R một chút. Khác biệt chính xác là 6mm, chiều dài của HM50R là 67,5 mm trong khi của H1R là 61,5 mm. Phần thân đèn, nhìn chung khá tương đương. Đây là 2 mẫu đèn có kích thước nhỏ gọn bỏ trong lòng bàn tay.

Công tắc:

Công tắc của HM50R bên trái có tích hợp đèn led màu ở dưới để cảnh báo dung lượng pin. Bên phải là công tắc của Olight, thuần túy, không có gì đặc biệt.

Công tắc của Fenix HM50R to gần tràn đường kính đầu đèn, bề mặt sần và có tích hợp đèn màu để cảnh báo dung lượng pin.

Trong khi đó Công tắc của Olight H1R thì chìm hơn, bề mặt có khắc dấu nguồn, tuy nhiên công tắc khá bằng phẳng so với bề mặt xung quanh nó. Điều này có thể dẫn đến việc người dùng hơi khó bấm công tắc.

Đuôi đèn:

Đuôi đèn của cả hai đều phẳng.

Đuôi đèn của cả HM50R và H1R đều được thiết kế phẳng. Điều này giúp cho 2 cây đèn có thể đặt trên một mặt phẳng cố định. Tuy nhiên, H1R có ưu điểm hơn là đuôi đèn có tích hợp nam châm nên nó có thể dễ dàng được cố định trên mọi bề mặt kim loại.

Ngoài ra đuôi đèn của H1R còn chính là cổng kết nối sạc từ tính.

Bên trong đuôi đèn

Thân đèn:

Thân đèn của cả hai đều được hoàn thiện rất tốt. Tuy nhiên, ở ảnh trên có thể thay ngay được sự khác biệt của Pocket Clip. Đây là một lợi thế lớn của Olight.

Chóa đèn:

Pin:

Cả hai cây đèn đội đầu này đều đi kèm pin sạc của hãng.

Cả hai viên pin đều có hiệu điện thế là 3.7V. Dung lượng của pin Fenix nhỉnh hơn là 700 mAh so với 650 mAh của Olight.

Khe tản nhiệt:

Cổng sạc:

Đội đầu:

Thực tế đeo trán, cá nhân tôi cảm thấy đeo Fenix HM50R êm hơn một chút.

Thông số kỹ thuật

Dưới đây là bảng thông số các mức sáng của hai cây đèn đội đầu này, kèm theo đó là thời gian hoạt động của từng mức sáng.

[table id=2 /]

(*): Lưu ý rằng mức Turbo 600 lumens của H1R Nova chỉ hoạt động trong 3 phút, sau đó sẽ tự động hạ xuống mức High 180 lumens.

Đây là các thông số được công bố bởi hãng sản xuất. Nếu dựa vào các thông số này chúng ta có thể thấy rằng mỗi cây đèn sẽ có một ưu điểm riêng.

Ưu điểm của Olight H1R Nova

  • Có mức sáng Moonlight 2 lumens sáng tới 6 ngày
  • Mức sáng Turbo cao hơn HM50R ( 600 so với 500 lumens)
  • Có mức sáng SOS

Ưu điểm của Fenix HM50R

  • Các bước sáng 30-130-500 hợp lý hơn
  • Bước sáng cự ly gần là 130 lumens có thể dùng tới 10h
  • Mức sáng Turbo hoạt động lâu hơn của Olight

 

Beamshot thực tế của hai cây đèn này:

Ảnh thực tế góc chụp ảnh ở ISO 100
Mức 4 lumens của Fenix HM50R
Mức 30 lumens của Fenix HM50R
Mức sáng 130 lumens của đèn Fenix HM50R
Mức sáng 500 lumens của đèn Fenix HM50R
Mức sáng 2 lumens của Olight H1R Nova
Mức sáng 15 lumens của Olight H1R Nova
Mức sáng 60 lumens của Olight H1R Nova
Mức sáng 180 lumens của Olight H1R Nova

 

Đánh giá của người viết:

Ngoại Hình:

Nhìn bề ngoài, tôi rất ấn tượng với cây Olight H1R Nova. Phải nói rằng thiết kế rất gọn gàng, cân đối. Dù tiêu chí “đẹp” rất cảm quan và khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên với tôi và đa số bạn bè được tham khảo ý kiến, họ cũng đều ghi nhận rằng H1R Nova đẹp hơn HM50R của Fenix. Ngoài ra, H1R nova còn có móc cài ( Pocket clip ) và đuôi đèn tích hợp nam châm, sẽ là vô cùng tiện lợi. Thiết kế này cho phép người dùng sử dụng đèn trong rất nhiều tình huống khác. Ví dụ như gài đèn vào túi áo ngực hay túi quần để chiếu sáng chứ không nhất thiết phải đội đầu. Hoặc, nếu bạn phải chui xuống gầm xe hơi để sửa chữa thì tính năng đế nam châm sẽ phát huy tối đa tác dụng của đèn.

Công suất:

Khi tìm hiểu về công suất chiếu sáng, tôi vô cùng ngạc nhiên về sự khác biệt quá lớn giữa hai dòng sản phẩm này.

Hãy xem lại các thông số tôi đã đề cập bên trên và bạn sẽ thấy điểm khác biệt sau:

Fenix HM50R ở mức 130 lumens có thể hoạt động trong 10 giờ đồng hồ. Trong khí đó, đối với Olight H1R Nova thì mức 60 lumens cũng chỉ sáng được có 5 giờ liên tục. Và mức 180 lumens thì chỉ hoạt động được trong 1h40 phút. 

Nếu bạn sử dụng hai cây đèn này để đi phượt, đi dã ngoại, chạy bộ hay đạp xe. Bạn sẽ thấy rằng 10 tiếng hoạt động liên tục ở mức 130 lumens là con số quá ấn tượng.

Chính vì vậy, tôi tạm chia hai mẫu sản phẩm này cho hai nhu  cầu dùng khác nhau như sau:

  1. Olight H1R Nova hợp với cuộc sống hàng ngày trong thành phố. Với sự tiện lợi của nó, bạn sẽ dùng đèn trong rất nhiều tình huống. Ngoài ra vấn đề thời gian sử dụng ngắn của đèn cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều vì bạn có thể dễ dàng sạc lại đèn bất cứ lúc nào.
  2. Fenix HM50R thực sự là một chiếc đèn pin đội đầu cho dân Outdoor. Với trọng lượng nhẹ, độ sáng cao và đặc biệt là thời gian sử dụng rất dài.

 

Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ so sánh thực tế runtime của hai cây đèn này.