Review Đèn pin siêu sáng Imalent R90C: Liệu có dành cho Vê-lốc-gơ(Vlogger)!?

0
3886
Đèn pin siêu sáng Imalent R90C
Đèn pin siêu sáng Imalent R90C

“Chào các cháu…”, à nhầm chuồng, chào các bạn, chào mừng các bạn quay lại với một bài review đèn pin của Blogdenpin.com. Và cây đèn mà chúng ta sẽ xem qua hôm nay là cây đèn pin siêu sáng Imalent R90C với công suất lên đến 20.000lumen.

Imalent R90C
Imalent R90C

Nói qua một chút về Imalent thì đây là một hãng sản xuất đèn pin khá non trẻ, có tuổi đời chỉ khoản vào tầm 6-7 năm tính tới thời điểm hiện tại. Trước đó, ImalentLight chỉ là một website online chuyên bán đèn pin của những hãng khác(như Fenix, Olight, Nitecore…). Có lẽ do không thõa mãn với những cây đèn mà mình bán ra nên ông chủ của Imalent, vốn là một kỹ sư điện-điện tử, đã tự đứng ra thành lập một thương hiệu đèn pin cho riêng mình. Imalent hiện tại rất nổi tiếng với những cây đèn pin siêu siêu sáng mà nếu chịu khó Google bảng xếp hạng đèn pin sáng nhất thế giới, bạn sẽ thấy cái tên Imalent xuất hiện không trượt phát nào. Không phải 1,2 hay 3 lần mà là rất rất nhiều lần. Thậm chí là cây Imalent MS18 hiện đang là cây đèn pin sáng nhất thế giới với công suất lên tới 100.000lumen.

>>>Clip review Imalent R90C<<<

  1. Thông số kỹ thuật

  • Được trang bị 9 LED CREE XHP35 HI có tuổi thọ lên tới 50.000 giờ.
  • Công suất tối đa 9000lumen, chiếu xa lên đến 1679m.
  • 7 mức sáng từ thấp lên cao và 1 mức sáng nháy(Strobe).
  • 6 LED xung quanh dùng như đèn cắm trại.
  • Pin sạc với mạch sạc được tích hợp thêm đèn báo pin tiện dụng.
  • Mạch công suất duy trì độ sáng ổn định.
  • Cảm biến nhiệt độ thích hợp tự đồng điều chỉnh công suất đầu ra để tránh quá nhiệt.
  • Mặt kính khoáng phủ lớp AR cho ánh sáng đi qua tốt hơn, chóa đèn làm bằng nhôm.
  • Thân đèn bằng nhôm hàng không được xử lý bề mặt Hard Anodize Type-III.
  • Chuẩn chống nước IPx8.
  • Kích thước: 206mm x 129.5mm x 55.5mm
  • Trọng lượng: 1250g(đã bao gồm pin)
  1. Mở hộp

  • Imalent R90C là một cây đèn khủng, khủng từ cái hộp đựng. Hộp vuông khá to và nặng.

  • Trên mặt hộp là một số thông tin cơ bản về đèn. Runtime cao nhất là được 26 giờ. Để tìm hiểu thêm về cách test runtime này, mời bạn tham khảo qua bài viết về Tiêu chuẩn FL1.
Tất cả các thông số đều ổn, cho tới khi tôi thấy phần chống rơi vỡ mức 1.5M. Thật tình mà nói, với một cây đèn khủng cỡ này, rơi từ độ cao tầm 30-40cm là đã có thể vỡ kính rồi. Lên tới 1.5M thì hơi khó tin.
Con số 20000 nổi bật.
  • Nội thất khá cơ bản. Đèn được đặt trong một lớp mút xốp dày.

Ở trên là đèn
Ở dưới là phụ kiện đi kèm.
  • Phụ kiện đi kèm đèn bao gồm: HDSD, gioăng sơ-cua, dây đeo vai và một adapter 19V.

  • Về cơ bản thì mình không thích cái adapter này cho lắm. Nó làm giảm đi tính tiện dụng của đèn. Một cái Adapter 5V với cổng sạc USB Type-C thì hợp lý hơn.

  • Đây rồi, Imalent R90C siêu to khổng lồ. Cái này thì chắc các Vê-lốc-gơ thích lắm đây.

Cái đầu đèn to thật sự @.@
  • Theo hãng công bố thì đèn nặng tận gần 1.3kg nên nếu muốn mua thì bạn nên suy nghĩ kỹ. Cái này thì chỉ có đeo trên vai thôi chứ cầm trên tay đảm bảo không được được quá 5 phút đâu. Nhìn hình nếu để ý kỹ ngón tay trỏ của mình thì bạn sẽ thấy mình phải gồng lắm mới giữ yên được cái đèn trên tay đấy.

  • Giống như những cây đèn pin xịn xò khác, thân đèn Imalent R90C cũng dùng nhôm hàng không và xử lý bề mặt hard-anodized Type-III thời thượng. Trình độ luyện kim thì có thể Trung Quốc thua những nước có kinh nghiệm hàng trăm ở Châu Âu, hay những nước chuyên luyện thép để bán vũ khí như Mỹ. Chứ còn nói về trình độ gia công CNC chính xác thì Trung Quốc mà nhận nhì thì không nước nào dám nhận nhất đâu. Cũng dễ hiểu thôi, công xưởng của thế giới mà. Ngay như Apple còn đặt nhà máy tại Trung Quốc đấy thôi.
Nút bấm được gia công rất chi tiết.

  • Phần nút bấm hơi lồi lên hỗ trợ bật đèn ngay cả khi mang bao tay. Tuy nhiên, đây cũng là một điểm yếu mà tôi sẽ chỉ ra cho bạn thấy ở phần tiếp theo.

  • Nhìn thân đèn Imalent R90C thì tôi lại nhớ tới câu nói khá nổi trên cộng đồng 9gag: “Never skip legs day”. Tuy nhiên, vẫn là gia công và mạ rất đẹp.

  • Đầu to nhưng thân bé tí, tôi tự hỏi là không biết hãng đã tốn nhiều phôi như thế nào để làm ra được cây đèn thế này. Tuy nhiên, sau khi soi một lúc thì tôi mới biết. Đầu và thân đèn là hai phần, được nối với nhau bằng 6 con ốc lục giác tí hon như thế này. Bạn thấy trình độ gia công chính xác có kinh khủng chưa!?

  • Vì pack pin trên đèn được gắn liền vào phần thân đèn luôn nên thông tin về pin được khắc laser ở đuôi đèn. 63.6Wh ở 3.6V, đổi ra tương đương 17600mAh. Khá là khủng.

Ren vuông cho độ bền cao hơn.
  • Pin được cố định bên trong thâm bằng một đai nhôm vặn vào thân đèn. Có các vị trí để mở pin. Tuy nhiên, tôi không khuyến khích các bạn tự mở pin ra ở nhà đâu.
Vòng cố định pin bằng nhôm.
Đầu tiếp xúc được mạ vàng.
  • Bạn nhớ ở trên tôi có chê cái cục adapter mà hãng đóng gói kèm đèm chứ. Tôi nghĩ lại rồi. Pack pin khủng cỡ này thì phải cái adapter cỡ đấy mới là hợp lý.

Đèn báo pin tích hợp trên thân đèn. Đang sạc thì đỏ, sạc đầy thì chuyển sang xanh lá. Rất trực quan.
  • Thiết kế kiểu cực âm và cực dương nằm trên một mặt.
Chất lượng hoàn thiện rất tốt.
  • Imalent R90C cũng được trang bị những lỗ nhỏ. Ban đầu tôi cứ tưởng đây là lỗ xỏ dây lanyard nhưng sau đó mới phát hiện là không phải. Đeo cái này vào tay, nhỡ tay làm rơi thì lại phải tốn tiền đi nắn khớp. Đây, kết hợp với các lỗ trên vòng benzel, chính là nơi để móc dây đeo vai của đèn.

  • Imalent R90C có quá nhiều thứ làm tôi bất ngờ. Ban đầu tôi nhìn thấy những điểm này thì chỉ nghĩ là những điểm nhấn trang trí. Sau một hồi nghịch thì mới biết đây là 6 bóng LED làm nhiệm vụ như đèn lều, vừa là đèn báo pin. Quá hay!

Đèn báo pin theo thời gian thực.
  • Vòng benzel bằng thép trên đầu đèn cũng được gia công rất đẹp.

  • Toàn bộ sức mạnh của Imalent R90C nằm ở đây, 9 LED CREE XHP35 HI.
Nhìn như Kính vạn hoa vậy.

 

Kính phủ AR chống phản xạ ngược. Xin lỗi các bạn bị Trypophobia vì cái ảnh khá gai người này nhá.
  • Đèn dùng chóa nhẵn và nhân LED không có doom. Điều này cho thấy đây là một cây đèn pin thiên về chiếu xa.
Nhìn như một kiến trúc nghệ thuật Châu Âu nhỉ.
  1. Sử dụng

Giao diện sử dụng của Imalent R90C khá đơn giản.

  • Nhấn công tắc 1 lần để bật/tắt đèn.
  • Khi đèn bật, nhấn giữ công tắc để chuyển đổi mức sáng theo vòng tròn, lần lượt: 200lm->500lm->1.200lm->2.500lm->5.000lm->8.000lm. Dừng nhấn ở mức sáng mong muốn.
  • Nhấn công tắc 2 lần liên tục để truy cập mức sáng Turbo 20.000lm, nhấn thêm 2 lần để chuyển đổi giữa Turbo và Strobe. Nhấn công tác 1 lần để thoát.
  • Khi đèn tắt, nhấn giữ công tắc để bật/tắt chế độ sáng 6 đèn xung quanh. Khi đèn đã bật bật, nhấn công tắc 1 lần để thay đổi các mức sáng theo vòng tròn.
  • Khi đèn tắt, nhấn công tắc 3 lần liên tục để khóa/mở khóa đèn. Khi đèn ở trạng thái khóa, đèn led đỏ tích hợp trên 6 đèn xung quanh để báo hiệu mỗi lần đèn bị vô tình kích hoạt.

  • Đèn có chức năng nhớ mức sáng cuối.
  • Imalent R90C còn được tích hợp cảm biến nhiệt độ để đảm bảo tuổi thọ đèn. Bất kì lúc nào, nếu đèn đạt ngưỡng 55oC thì chức năng này sẽ hoạt động, giảm công suất xuống mức 8.000lm để đảm bảo an toàn cho đèn.
  1. Beamshot

  • Thực sự thì với những cây đèn khủng như thế này thì mình việc chụp beamshot gần như vô nghĩa. Vì vậy, chúng tôi sẽ có clip test đèn ngoài thực tế cho các bạn sau.
Bạn tưởng là dùng đèn trần sao?
Không phải đâu. Là Imalent R90C đó.
  1. Thực tế sử dụng

  • Như đã nói ở trên, đèn cực kỳ nặng nên việc sử dụng hằng ngày gần như là không thể. Hoặc là công việc thường ngày của bạn phải chuyên biệt lắm mới dùng đến những cây đèn cỡ này.
  • Đèn chiếu xa rất tốt. Rất sát với con số mà hãng công bố.

  • 6 đèn nhỏ xung quanh có thể làm đèn cắm trại rất tốt, hoặc có thể dùng cho gia đình khi mất điện.

Chức năng đèn trại khá ổn. Tuy nhiên, nếu được thì nên tạo bề mặt sần hơn nữa để ánh sáng “mềm” hơn.
  • Nút bấm đèn được thiết kế khá dở, nếu không khóa đèn thì việc vô tình kích hoạt là thường xuyên xảy ra luôn.
  • Đèn được trang bị các miếng tản nhiệt thụ động và có một cảnh báo nguy hiển được khắc laser nhưng tôi nghĩ bao nhiêu đấy là không đủ. Vì sao á? Vì nó nóng đến cực đoan. Chỉ cần bạn bật Turbo và để vài phút thôi, bạn sẽ có nguy cơ bị bỏng nếu cầm vào. Nóng cả đầu đèn và luôn phần thân, không thể nào cầm được. Thậm chí, sau khi tắt khoảng 30’ mà đèn vẫn nóng rang. Thật kinh dị.
  • Không có lỗ cắm tripod là một thiếu xót lớn đối với những mẫu đèn nặng cỡ này.
  • Runtime thì chắc cũng không cần phải test. Cây đèn này với 500lm thì bạn cũng đã đủ dùng cả ngày rồi. Mức Turbo thì chắc chỉ để đua là chính chứ không thực dụng lắm.
  • Một vài hình ảnh so sánh Imalent R90C với một con “Quái vật ánh sáng” khác là X9R Marauder. Chúng tôi sẽ có 1 bài cho em này sau.

Lùn mà mập, ốm mà cao.

Đầu đèn của Imalent R90C còn to hơn cả Quái vật Olight X9R Marauder.
  1. Tổng kết

Phù, đây đúng là cảm giác hạnh phúc nhất trần gian khi không phải vác theo em nó hằng ngày nữa. Sử dụng em nó vất vả thật sự, theo đúng nghĩa đen luôn. Vậy là giấc mơ trở thành Vê-lốc-gơ siêu to khổng lồ của tôi phải tạm gác lại rồi. Thành thật mà nói, với mức giá “chỉ” 9.320.000đ(từ EDCZone.com) thì có thể coi Imalent R90C là một món hời. Thiết kế ổn, gia công hoàn thiện tốt, giao diện đơn giản dễ sử dụng, Imalent cho bạn một cây đèn có hiệu năng gần ngang ngửa với các sản phẩm từ các hãng cao hơn(như Fenix, Olight) nhưng với mức giá tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, vì trọng lượng đèn quá nặng nên bạn phải cân nhắc kỹ khi quyết định mua. Nếu công việc của bạn không quá chuyên biệt, bạn chưa có xe hơi, hay đơn giản là bạn thích đồ EDC, thì Imalent R90C không phải là lựa chọn hàng đầu trong wishlist của bạn đâu. Nhưng nếu không nằm trong các đối tượng trên và muốn có một cây đèn pin siêu siêu sáng thì còn chờ gì nữa. Triển thôi!