Olight cuối cùng đã cho ra mắt dòng đèn pin cắm trại đầu tiên sau suốt nhiều năm ngóng chờ của các fanboy. Trớ trêu là cây đèn này lại hứng nhiều gạch đá từ khắp các diễn đàn về đèn đóm cũng như nhóm trên Facebook ở nước ngoài. Đa số khách hàng đều cho rằng sản phẩm này là một nỗi thất vọng so với những kì vọng của họ bởi thiết kế quá xấu, nhìn như đồ chơi của trẻ con.
Video:
Mọi người đều mong đợi từ Olight một cây đèn Lantern có thiết kế đột phá, thân bằng vật liệu nhôm cao cấp để cạnh tranh được với dòng CL của Fenix hay những hãng khác như Streamlight, Ledlenser. Và đây là những gì họ đem lại: những cây đèn bằng nhựa có thiết kế không có quái gì gọi là đặc sắc, sáng max 360 Lumens, tích hợp 4 viên pin sạc 18650 dung lương 1900mAh cùng vài tính năng khác mà hầu như mọi mẫu đèn lantern của Fenix đều có. Cuối cùng là mức giá tới 80$ tức xấp xỉ 2 triệu!
Dòng đèn này có tên à Olantern, làm bằng nhựa với 3 màu như hình. Bỏ qua vấn đề thiết kế thì đây là những thông số chính:
- Tích hợp 4 viên pin 18650 dung lượng 1900mAh, tổng dung lượng 7600mAh
- Sạc pin qua cổng nam châm
- Độ sáng tối đa 360 Lumens, có thêm 2 chế độ sáng phụ là 120 và 30 Lumens
- Có thêm chế độ nến 1 Lumens với ánh sáng đỏ và hiệu ứng
- Runtime khá tốt tới 6.5 tiếng ở 360 Lumens, 20 tiếng ở 120 Lumens và 75 tiếng ở 30 Lumens
- Trọng lượng: 347g (cả pin)
- Đường kính thân đèn: 66mm
- Chống nước IPX4
Nhìn chung Olantern có kích thước khá lớn (chứa tận 4 viên 18650 cơ mà), lớn hơn cả CL30R của Fenix nên chỉ thích hợp cho dùng trong nhà, các hoạt động ngoài trời từ 4 người (tốt nhất là đi xe hơi). Chứ bảo bỏ balo cho mấy chuyến đi 1-2 người thì thật sự không hợp lí vì hơi chiếm diện tích.
Có thể Olight đang cố phỏng theo thiết kế của những cây đèn măng-xông hay đèn bão cổ điển nhưng rõ ràng là điều này không được mọi người đón nhận cho lắm. Họ cho rằng Olight có thể làm tốt hơn rất nhiều.
Thân bằng nhựa không phải là điều gì hiếm nhất là với đèn cắm trại. Bản thân Fenix hay nhiều hãng khác cũng làm đèn cắm trại bằng nhựa để giảm trọng lượng, với cả dòng đèn này thì độ sáng thường không quá cao nên tản nhiệt không phải là vấn đề to tát. Tuy nhiên mình thấy cái phần nhựa tản sáng của Olight đem lại cảm giác khá cùi bắp khi họ làm nó trong suốt. Làm kiểu này dùng 1 thời gian mà bị xước thì nhìn sẽ rất khó chịu.
Trong khi Fenix làm phần nhựa này đục cho ánh sáng tỏa rất mịn và có bị xước cũng không lộ (thực ra mình chưa thấy cây Fenix nào bị xước cả, không hiểu làm nhựa gì mà ngon vậy).
Điểm hay của Olantern là nó có thể tháo cụm bóng đèn ra để thay bằng bóng màu đỏ, nhưng như thế đi đâu lại phải mang theo cái bóng nữa rườm rà.
Ở đuôi đèn là cổng sạc nam châm
Tích hợp sạc nam châm trên đèn Lantern là một thiết kế hay và tiện lợi. Nếu hay đi cắm trại, dã ngoại thì bạn sẽ thấy rất ngại phải tháo đèn ra để thay pin, thay vào lấy dây sạc và cắm vào nguồn usb từ sạc dự phòng sẽ nhanh gọn hơn.
Tạm thời mót ít ảnh trên web Olight để giới thiệu vậy chứ mình chưa được cầm đèn trên tay nên không muốn đánh giá quá sâu. Nhìn chung thì việc xấu hay đẹp là do cảm quan mỗi người. Mình thấy thiết kế này không không tệ bởi nó là một cây đèn lantern cỡ lớn nên khó áp dụng ngôn ngữ thiết kế của mấy cây đèn cỡ nhỏ được.
Bạn nghĩ sao về Olantern? hãy cho cảm nhận bên dưới nhé.
Đừng quên là Fenix có dòng đèn cắm trại CL với chất lượng và tính năng thuộc hàng top: https://bit.ly/3m1HLbU