Những điều cần biết về khả năng chống nước của đèn pin

0
3697

Chống nước đang là 1 xu thế tất yếu của các thiết bị công nghệ. Như điện loại, máy tỉnh bảng, laptop,… Đôi với nhiều người thì khả năng chống nước là 1 ưu tiên hàng đầu khi chọn mua các thiết bị này.

Về đèn pin, chống nước không phải 1 tính năng gì mới mẻ. Hầu hết đèn pin bây giờ đều chống nước IPX8, IP68 còn mấy cây đèn zoom hoặc có cổng sạc có thể kém hơn 1 tí (IPX4, IP66, IP67,…).

Nhìn chung thì đèn pin hay các thiết bị điện tử có chống nước tốt thế nào thì cũng không có nhà sản xuất nào khuyến khích lạm dụng khả năng này. Hãng có quyền từ chối bảo hành khi sản phẩm của họ hỏng do nước xâm nhập (trừ đèn pin, các thiết bị chuyên dụng cho việc lặn). Bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ tại sao:

I. “Những điều cần biết về khả năng chống nước của Apple Watch (tất cả các dòng)” của Tinhte.vn

1. Phân loại tính kháng nước của các đời Apple Watch:

  • Apple Watch Series 1 và Apple Watch (1st generation) có kháng bụi và nước. Nhưng không khuyến khích nhúng hẳn Apple Watch Series 1 và Apple Watch (1st generation) vào nước.
  • Apple Watch Series 2 và Apple Watch Series 3 (có thông số là kháng nước tới độ sâu 50 mét) có thể dùng cho các hoạt động thể thao dưới nước như bơi lội trong hồ hoặc biển. Tuy nhiên không thể dùng Apple Watch Series 2 và Apple Watch Series 3 để đi lặn, trượt nước hay các hoạt động khác có nước văng ở tốc độ cao hay lặn sâu hơn mực nước nông.

2. Những điều cần lưu ý về tính chống nước khi sử dụng Apple Watch:
Bạn có thể tắm với Apple Watch Series 2 và Apple Watch Series 3. Tuy nhiên các bạn không nên để chúng tiếp xúc với các loại xà bông, dầu gội đầu,dầu xả, kem dưỡng và nước hoa vì những thứ này có thế làm ảnh hưởng đến các lớp chống nước và màng chống nước ở loa. Chỉ nên làm sạch Apple Watch bằng nước sạch và lau khô bằng khăn * “lint free-cloth”.
Những điều sau đây sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng chống nước Apple Watch và bạn nên phòng tránh:

  • Làm rơi Apple Watch hay để nó bị chịu tác động mạnh từ thứ khác.
  • Để Apple Watch tiếp xúc với xà bông hay nước có xà bông, ví dụ như đi tắm (nói chung là đi tắm thì nên cởi Apple Watch ra).
  • Để Apple Watch tiếp xúc với nước hoa, dung môi, chất tẩy rửa, axit hoặc thực phẩm có tính axit, thuốc chống côn trùng, kem dưỡng, kem chống nắng, dầu các loại hoặc thuốc nhuộm tóc (nói chung là không nên để Apple Watch tiếp xúc với dung dịch có tính hóa chất, chỉ nên cho tiếp xúc với nước sạch thôi)
  • Để Apple Watch tiếp xúc với nước văng ở tốc độ cao, như khi chơi trượt nước chẳng hạn.
  • Đeo Apple Watch đi xông hơi hoặc xông khô.

3. Khi Apple Watch bị ướt thì cần làm gì:

  • Nếu Apple Watch chỉ bị nước tạt vào thì chỉ cần lau với một cái khăn *“lint-free cloth”.
  • Không dùng nhiệt, máy xịt hơi hay phun để làm khô.
  • Lau sạch và phơi khô Apple Watch, dây đeo và tay của bạn sau mỗi lần tập thể dục hoặc vận động ra nhiều mồ hôi.
  • Sau mỗi lần bơi, rửa Apple Watch Series 2 và Apple Watch Series 3 một cách cẩn thận dưới nước ấm.
  • Nếu Apple Watch bị ướt và âm thanh phát ra từ loa bị rè, đừng cố làm khô bằng cách cho bất cứ thứ gì vào các khe hở (như lỗ micro hay loa), đừng cố lắc để nước văng ra khỏi. Để Apple Watch sạc qua một đêm có thể làm nhanh quá trình bay hơi nước đọng ở bên trong.

4. Lưu ý khác:

  • Khả năng kháng nước thì không duy trì mãi mà nó sẽ giảm đi theo thời gian. Apple sẽ không thể kiểm tra cũng như khôi phục khả năng kháng nước chiếc Apple Watch của bạn.
  • Không phải tất cả các dây đeo của Apple Watch thì đều chống nước, như dây kim loại và dây da thì đều không kháng nước vì vậy không nên để nó tiếp xúc với chất lỏng.
  • Khi bật tính năng bơi lội trên Apple Watch Series 2 và Apple Watch Series 3 thì nó sẽ tự động kích hoạt chức năng Water Lock mà mod Cuhiep đã giải thích ở đây. Chức năng này về cơ bản là khóa màn hình Apple Watch để tránh màn hình cảm ứng bị “chạm” khi dưới nước cũng như khi bơi xong và tắt chức năng này bằng cách xoay vòng Digital Crown , Apple Watch sẽ phát ra âm thanh để đẩy nước văng khỏi màng loa nhằm làm khô nhanh hơn. “

II. Khả năng chống nước của đèn pin

1. Đèn pin được thiết kế chông nước như thế nào

Đèn pin nhìn chung không có cấu tạo phức tạp như các thiết bị điện tử khác nên việc thiết kế chống nước cũng khá đơn giản.

Lấy Fenix PD35 V2.0 làm ví dụ. Đèn pin muốn chống nước tốt thì phải đảm bảo được độ kín của thân. Các kĩ sư đã giải quyết việc này bằng cách thêm gioăng cao su vào các phần ren vặn, vào công tắc, vào kính đèn,…

Tuy nhiên, chống nước chỉ được coi là 1 tính năng bảo vệ cho đèn. Không được khuyến cáo lạm dụng. Mục đích của thiết kế chống nước là đề phòng những trường hợp bạn đang sử dụng thì trời mưa hoặc vô tình đánh rơi đèn xuống nước. Lúc này cây đèn có tỉ lệ sống sót cao và sử dụng bình thường.

Đừng ngạc nhiên khi cây đèn bạn mua cả triệu bạc, chống nước IP68 ở độ sâu 2m trong 30 phút lại ngỏm khi vừa ngâm nước có 30cm. Và đèn của bạn sẽ không được bảo hành trong những trường hợp bị vào nước đó.

Có thể bạn tự tin về cây đèn của mình. Đem ngâm nước thường xuyên, đèn vẫn hoạt động bình thường. Nhưng biết đâu một ngày đẹp trời nó giở chứng. Có thể do lần ngâm nước trước đó khi bạn đang ở mấy nơi khỉ ho cò gáy.

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chống nước của đèn pin

  • Gioăng cao su bị lão hóa, đứt

Đèn pin dùng thời gian dài, dùng ở những điều kiện khắc nghiệt có thể làm gioăng cao su bị khô, đứt dẫn tới mất khả năng chống nước.

Khắc phục: sử dụng mỡ bảo quản chuyên dụng cho đèn pin, mình dùng mỡ SG7 của Nitecore thấy rất tốt. Mua 1 lọ 50.000đ dùng vài năm chắc không hết.

Lưu ý chỉ nên sử dụng các loại mỡ chuyên dụng cho cao su. Sử dụng linh tinh như mỡ máy thì có khi phản tác dụng.

  • Vừa ngâm nước vừa thao tác: thao tác bật/tắt đèn trong khi đèn ở dưới nước có thể khiến nước xâm nhập vào qua công tắc.
  • Thân đèn bị móp, méo do va đập
  • Nắp đậy công tắc, cổng sạc bị rách, hở
  • Đèn tiếp xúc với nước có hóa chất ăn mòn

3. Đèn pin lặn chuyên dụng 

Đây là những cây đèn được thiết kế chuyên dụng để sử dụng cho việc lặn tới độ sâu tới 100m. Chúng được thiết kế:

  • 2 gioăng cao su chắc chắn
  • Công tắc dạng xoay hoặc từ tính để đảm bảo khả năng thao tác bật/tắt dưới nước
  • Tối giản hết mức các khớp, bộ phận có thể tháo rời

Fenix cũng có dòng đèn SD chuyên dụng để lặn biển với 2 gioăng cao su, công tắc xoay từ tính, đảm bảo hoạt động tốt ở độ sâu 100m và cả trên cạn.

Đèn pin của Armytek cũng có 2 gioăng cao su. Nhưng không phải đèn lặn và nhà sản xuất cũng không khuyến khích đem đèn đi ngâm nước.

4. Xử lí khi đèn bị rơi xuống nước

  • Tráng qua đèn bằng nước sạch
  • Tuyệt đối không thao tác khi đèn đang còn ở dưới nước
  • Lau khô đèn, không dùng máy sấy.
  • Kiểm tra nước có xâm nhập vào bên trong không, nếu không có thì an tâm sử dụng tiếp.
  • Đối với đèn lặn thì cũng rửa qua bằng nước sạch thì môi trường nước biển không tốt cho đèn.

5. Tóm lại 

  • Chống nước chỉ là 1 tính năng bảo vệ đèn trong các tình huống bất khả kháng
  • Nếu không phải đèn lặn thì đừng nên đem đèn đi ngâm nước cho vui
  • Thường xuyên bảo quản gioăng cao su để đảm bảo khả năng chống nước tối đa của đèn
  • Đèn bị vào nước sẽ không được bảo hành