Ra mắt vào khoảng đầu năm nay ( 2017), Olight H1r có thể nói là 1 sản phẩm đèn đeo trán vô cùng thành công của hãng nhờ hội tụ được sự nhỏ gọn, thiết kế trang nhã, sạc bằng đuôi nam châm và độ sáng cao. Trước động thái này thì Fenix cũng đã mới tung ra thị trường sản phẩm HM50R với kích thước và độ sáng tương tự H1R nhưng vẫn mang tư duy thiết kế rất đặc trưng của mình.
Dưới đây là bài đánh giá và so sánh chi tiết về 2 ” kì phùng địch thủ” này:
Trước tiên hãy cùng ngắm qua và đánh giá về Fenix HM50R
Đập hộp sản phẩm
- Về tổng thể
Các kĩ sư của Fenix không thiết kế sạc nam châm cho sản phẩm này giống như Olight là có lí do chính đáng, điều này sẽ được trình bày ở dưới bài.
So sánh cùng Olight H1R
Thông số Fenix HM50R :
- Dài: 67.5mm
- Rộng: 33mm
- Cao: 28mm
- Nặng: 2.2 oz. (63g) bao gồm cả pin
- Hỗ trợ Pin sạc Li-on 16340 và pin Lithium CR123A
- Độ sáng tối đa 500 Lumens – chiếu xa 80m
- Độ sáng và thời lượng hoạt động:
Thông số Olight H1r Nova
- Dài: 61.5mm
- Đường kính đầu đèn: 21mm
- Đường kính thân đèn: 19.5mm
- Nặng: 51.5gram bao gồm cả pin
- Độ sáng tối đa 600 lumens – chiếu xa 72m
- Thời lượng hoạt động:
Có thể thấy thiết kế của cả 2 sản phẩm có sự đối lập:
Fenix HM50R có kích thước dài hơn H1R 1 chút và được thiết kế góc cạnh, trông đậm chất “Heavy Duty”. H1R thì ngược lại với kích thước nhỏ hơn và thiết kế bo tròn rất thân thiện và hiện đại.
Fenix HM50R sử dụng chóa trơn tăng khả năng chiếu xa nhưng vẫn có độ tỏa còn Olight H1R sử dụng thấu kính TIR dạng tổ ong nên cho ra beam sáng rất mịn và rộng.
Cả 2 đều có công tắc trên đầu đèn, rất dễ thao tác.
Fenix HM50R: ấn và giữ công tắc để bật/tắt , bấm 1 lần để chuyển đổi các mức sáng
Olight H1R: ấn công tắc 1 lần đẻ bật/tắt, ấn và giữ để chuyển đổi mức sáng, bấm nhanh công tắc 2 lần để kích hoạt mức Turbo 600 lumens. Khi đèn đang tắt nhấn giữ công tắc 2s để truy cập moonlight, ấn giữ lâu hơn để khóa/mở khóa đèn.
Olight H1r có đuôi nam châm để hít lên nhiều bề mặt kim loại, còn Fenix HM50R thì không có. Thực ra thêm 1 miếng nam châm ở đuôi đèn là chuyện nhỏ đối với hãng nhưng có lẽ họ sợ nam châm này sẽ làm ảnh hưởng tới các thiết bị khác khi để cùng trong túi.
Về dây đeo trán: Đây lại là 1 điểm khác biệt nữa giữa 2 sản phẩm. Cả HM50R và H1R đều là đèn đa năng khi vừa là đèn đeo trán vừa có thể dùng như 1 đèn pin bình thường. Tuy nhiên H1R dường như được hãng tối ưu hóa để làm 1 chiếc đèn EDC hơn khi đèn rất dễ tháo lắp khỏi gá cài nhưng đây cũng là 1 điểm trừ, đó là khi chạy bộ người dùng có thể cảm thấy cây đèn bị lắc, không chắc chắn.
Ngược lại gá cài của HM50R lại rất chặt, chắc chắn, đèn hoàn toàn không bị dịch chuyển trong quá trình vận động mạnh nhưng thao tác tháo lắp đèn khỏi gá lại khá khó khăn
Nhìn chung dây đeo trán của cả 2 sản phẩm đều rất mềm mại, thoải mái khi sử dụng, và cả 2 đều có thể điều chỉnh kích thước dây cho phù hợp với mỗi người.
Khi đèn đang tắt, bấm công tắc 1 lần để xem tình trạng pin:
- Đèn xanh lá cây sáng: còn hơn 80% pin
- Đèn xanh lá cây nháy: 50-80%
- Đèn xanh dương sáng: 20-50%
- Đèn xanh dương nháy: dưới 20%
- Sự khác biệt giữa giữa loại pin và thiết kế sạc
Cả 2 đều sử dụng pin sạc Li-on 16340, nếu như Fenix HM50R có thể dùng loại pin 16340 thường thì do thiết kế sạc nam châm ở đuôi nên Olight H1R phải sử dụng 1 loại pin được hãng độ lại, cụ thể là ở cực dương của viên pin, tất nhiên các loại pin thường cũng có thể được sử dụng trong H1R nhưng khi đó tuyệt đối không được sử dụng kèm sạc nam châm.
1 điều nữa về phía HM50R đó là ” Key sale ” của hãng trên sản phẩm này là nhấn mạnh việc cây đèn hỗ trợ tốt pin Lithium CR123A – loại pin dùng 1 lần, có dung lượng cao và chịu được lạnh cực tốt, vì vậy nếu bạn có kế hoạch đi đến những nơi lạnh giá như Tây Tạng hay leo núi tuyết thì HM50R là 1 sự lựa chọn hợp lí.
Tiếp theo là ở cách thiết kế cổng sạc, ở phần này tôi muốn phân tích kĩ 1 chút:
Như đã nói ở phần đầu của bài viết, các kĩ sư của Fenix không thiết kế sạc nam châm giống như Olight trên sản phẩm này là có lí do. Phải thừa nhận rằng cổng sạc pin qua cổng USB không thể tiện bằng bằng bằng Nam châm khi đối với các sản phẩm được thiết kế loại sạc nam châm này của Olight thì chỉ cần đặt đuôi đèn gần với dây sạc là chúng đã tự hút chặt lấy nhau – quá trình sạc diễn ra nhanh chóng.
Tuy nhiên thiết kế này lại xuất hiện 1 rủi ro khi nhiều người dùng các loại đèn này bắt đầu đăng những đoạn videos lên Youtube về việc khi làm ngắn cực phần đuôi sạc này bằng bùi nhùi thép ( steelwool) thì đã tạo ra lửa, lấy video sau làm ví dụ:
Chính vì lí do này mà Fenix đã chọn thiết kế cổng sạc USB và Olight đã cảnh báo người dùng tuyệt đối không được làm ngắn hai cực sạc này bằng vật kim loại, đặc biệt là bằng loại bùi nhùi này.
- Độ sáng và nhiệt độ hoạt động
Beam-shot trong nhà
Beam-shot ngoài trời
Vì mức Low của cả 2 đèn quá yếu, chụp không thấy gì nổi nên tôi sẽ chụp từ mức medium trở đi
Nhận xét: Cá nhân tôi thấy Olight H1R Nova bố trí các mức sáng hợp lí hơn, beam sáng chuyên về chiếu rộng. HM50R thì chiếu xa có nhỉnh hơn và vẫn có độ tỏa. Cả 2 cây đèn đều rất thích hợp cho những hoạt động như chạy bộ, cắm trại, leo núi, đọc sách hay đơn giản là sửa chữa lặt vặt trong nhà.
Nhiệt độ khi hoạt động
Thiết bị đo: Filr TG165 ( máy đo có sai số nhất định )
Phương pháp đo: lần này tôi chỉ đo nhiệt độ hoạt động của 2 đèn ở mức high và mức turbo. Trước tiên đo nhiệt độ của cả 2 đèn khi chưa hoạt động. Bật mức high trong 5 phút -> đo và ghi kết quả. Chuyển ngay sang mức Turbo trong 2 phút -> đo và ghi kết quả.
Nhận xét: Có thể nhận ra nhiệt độ hoạt động của Olight luôn chênh lệch vài độ C so với Fenix, đặc biệt là ở mức Turbo có sự chênh lệch lên tới 6 độ C. Đây là cái giá mà Olight phải đánh đổi cho 1 thân đèn nhỏ gọn mà độ sáng cao hơn.
Tổng Kết
Mỗi sản phẩm đều mang những tư duy thiết kế riêng của từng hãng, cả 2 đều có điểm mạnh và điểm yếu:
HM50R:
Ưu
- Thiết kế góc cạnh, hầm hồ mang lại cảm giác chắc chắn và bền bỉ
- Gá giữ đèn rất chắc chắn
- Dây đeo đầu mềm mại, thoải mái
- Độ sáng cao, nhiệt độ khi hoạt động rất ổn định
- Chóa láng chiếu xa hơn H1R nhưng vẫn có độ tỏa
- Không phải dùng pin chuyên dụng như H1R, được nhấn mạnh vào khả năng dùng pin CR123A có khả năng chịu lạnh tuyệt vời
- Có đèn báo tình trạng pin rất trực quan
- Cổng sạc USB an toàn, tiện lợi và vẫn đảm bảo khả năng chống nước
Nhược
- Không có Clip cài
- Thao tác tháo lắp đèn khỏi gá hơi khó khăn
- Chế độ sáng Medium nên tăng từ 30 lumens lên khoảng 50-60 lumens là hợp lí
- Không có đuôi nam châm
H1R
Ưu
- Nhỏ gọn, tối ưu hóa để làm đèn EDC
- Độ sáng cao, phân bố mode sáng hợp lí
- Có clip cài
- Ánh sáng tỏa rộng mịn và đều phục vụ tốt các công việc loanh quanh
- Tháo lắp khỏi gá giữ đèn dễ dàng
- Có đuôi nam châm hít lên nhiều bề mặt kim loại
Nhược
- Đuôi sạc nam châm có khả năng tạo ra lửa nếu bị ngắn mạch bằng vật kim loại như bùi nhùi thép
- Đèn bị lắc, rung khi chạy bộ
- Nhiệt độ khi hoạt động cao do hãng đã tối ưu hóa về kích thước đồng thời nâng độ sáng lên
- Phải sử dụng pin chuyên dụng mới có thể sạc được bằng sạc nam châm
Có thể nói Fenix đã rất cố gắng khi tạo ra HM50R và sản phẩm này đã đạt được thành công khi có nhiều điểm vượt trội hơn so với đối thủ là Olight H1R. Trên đây là bài đánh giá về cả 2 sản phẩm đến từ 2 gã ” khổng lồ ” trong ngành công nghiệp đèn pin. Hi vọng có thể giúp các bạn chọn ra cho mình 1 sản phẩm phù hợp với nhu cầu và sở thích của bản thân .