Chế độ sáng SOS, Beacon và Strobe của đèn pin

0
7700

Tôi đã có 1 bài viết về các chế độ sáng của đèn, mọi người có thể tham khảo tại ĐÂY

Các mức nháy SOS, beacon (báo hiệu) và strobe không còn xa lạ gì trên đèn pin bây giờ. Một số người nói rằng họ dùng những chế độ này thường xuyên, số khác thì lại bảo rằng chúng thừa thãi, chẳng bao giờ dùng tới.

Cuộc tranh luận này không bao giờ có hồi kết vì nhu cầu mỗi người khác nhau. Nếu xét ở 1 vài khía cạnh thì thà rằng cây đèn của bạn có những chế độ nháy này, bạn có thể dùng hoặc không nhưng trong những trường hợp không ngờ tới thì chúng luôn sẵn sàng để sử dụng.

Hãy cùng có 1 cái nhìn tổng quan về 3 chế độ sáng nháy này:

1.Nháy SOS

SOS là 1 loại tín hiệu ngắt quãng. Bản chất của SOS được lấy từ mã Morse khi chữ S được đại diện bằng 3 chấm và chữ O là 3 gạch ngang (…—…). SOS được mã hóa dưới dạng âm thanh và cả bằng tín hiệu thị giác.

Xem phim thì có thể thấy những người bị lạc trên đảo hoang thường sếp đá, củi,… trên bãi cát thành chữ SOS. Từ trên cao nhìn ngược hay xuôi thì chữ SOS vẫn không đổi, đó là lí do nó rất phổ biến và hữu dụng.

Bạn hoàn toàn có thể tạo ra tín hiệu SOS với 1 cây đèn pin trong tay bằng cách bật tắt đèn ngắt quãng. Cụ thể là ba lần nháy đèn ngắn, ba lần dài và tiếp đến là ba lần ngắn, giống như trong mã Morse.

May mắn là nhiều loại đèn pin bây giờ được lập trình sẵn 1 chế độ SOS, bạn chỉ việc bật lên và dùng thôi.

Tôi hi vọng không ai phải dùng đến chế độ SOS vì nó chỉ dành cho những tình huống nguy hiểm như bị mắc kẹt ở đâu đó và cần đến sự giúp đỡ.

Nháy SOS của Fenix TK65R – 3200 Lumens

2. Nháy beacon

Chế độ nháy beacon được thiết kế cho mục đích thu hút sự chú ý của người khác: báo hiệu vị trí, cảnh báo về 1 thứ gì đó,…..

Loại tín hiệu này không có tần số nháy theo 1 quy chuẩn nào, thường nháy với nhịp rất đều và tần số vừa phải để không gây choáng như Strobe. Nhiều cây đèn cũng được tích hợp chế độ nháy này hoặc bạn có thể tự tạo ra bằng cách nhấp/nhả công tắc.

Nháy Beacon của Oveready Boss 35 Titan

3. Nháy Strobe

Đèn nháy Strobe đã có từ những năm 1930 và được ứng dụng vào rất nhiều hoạt động. Phổ biến nhất là để gây choáng, mất phương hướng khi chuyển động của con người, 1 số loài động vật dựa trên hiệu ứng Bucha. Hiệu ứng này có thể hiểu nôm na là: ánh sáng mạnh, nhấp nháy ở tần số 1-20hz khi chiếu thẳng vào mắt người sẽ gây nên hiện tượng choáng mạnh, mù tạm thời và mất khả năng định hướng.

Chính vì vậy nháy Strobe được ứng dụng nhiều nhất cho các tình huống tự vệ. Đôi khi cũng có thể dùng để báo hiệu từ xa.

Chế độ nháy Strobe của Fenix TK65R, rất chói mắt và gây choáng mạnh

Những hiểu lầm về đèn pin chiến thuật (Tactical flashlight)

Khái niệm về các chế độ sáng của đèn pin