Fenix TK75 2018 ( 5100 Lumens, 850m ) và Olight X7R Marauder ( 12000 Lumens, 380m ) – Khi sự so sánh là khập khiễng

1
2417

Bài đánh gía:

  • Fenix TK75 2018: http://blogdenpin.com/review-den-pin-fenix-tk75-2018-5100-lumens-850m/
  • Olight X7R: http://blogdenpin.com/danh-gia-olight-x7r-12000-lumens-3-x-xhp70/

TK75 2018 và X7R Marauder là 2 con quái vật chủ lực mới nhất của 2 ông lớn Fenix và Olight. Từ khi 2 cây đèn pin này được ra mắt thì Blogdenpin có nhận được rất nhiều câu hỏi, yêu cầu của khách hàng trong việc so sánh chúng.

Việc so sánh 2 cây đèn này không hề khó nhưng phải thực sự nghiêm túc trong việc đánh giá dựa trên những tiêu chí cụ thể mà khách hàng đưa ra, phù hợp với nhu cầu sử dụng, sở thích của mình. Còn nếu chỉ hỏi 1 cách mơ hồ thì mình cũng bó tay.

Mục đích của bài viết này là để so sánh 2 cây đèn nêu trên ( tất nhiên ), nhưng không phải để tìm ra cây nào thắng cây nào mà là để đem đến cho người sử dụng 1 cái nhìn khách quan nhất, từ đó đưa ra lựa chọn đúng đắn.

Bài đánh giá chi tiết từng cây đèn mình đã để ở ngay đầu bài viết

Chất lượng, độ bền và chính sách bảo hành

Có thể bỏ qua tiêu chí so sánh này vì sản phẩm của cả 2 hãng đều có chất lượng rất cao ( theo chủ quan thì Fenix nhỉnh hơn 1 tí nhưng không đáng kể ). Cả 2 đều có đại lí chính hãng tại Việt Nam ( Bisu.vn – Đại lí của FenixEdczone.com – Đại lí của Olight ) và đều có chính sách bảo hành 5 năm, hết thời hạn bảo hành vẫn sẽ được đại lí hỗ trợ sửa chữa.

Thông số kĩ thuật

Fenix TK75 2018 và Olight X7R là 2 cây đèn ở 2 phân khúc hoàn toàn khác nhau: TK75 chuyên cho việc chiếu xa ( cây này cân bằng rất tuyệt giữa chiếu xa và rộng ), X7R thì chiếu rất rộng và sáng với công suất tận 12000 Lumens.

Tuy vậy cả 2 đều có chung mục đích sử dụng như đã nêu trong bảng trên.

Giá của TK75 2018 có ” mềm ” hơn kha khá so với X7R, nhưng X7R là đã kèm 4 pin sạc Li-on 18650 3500mAh trong thân. Khi mua TK75 2018 với giá như trên thì chỉ được đi kèm 4 pin dung lượng 2600mAh, khách hàng có nhu cầu nâng cấp lên pin dung lượng cao hơn thì giá cả bộ cũng gần tương đương X7R.

( Keepower 18650 3500mAh là 1 lựa chọn tốt, khi mua cả 4 viên kèm đèn khách hàng sẽ được giảm giá )

Ưu điểm chung của cả 2 cây là được tích hợp cổng sạc ở trên thân đèn/khay pin nên tiết kiệm được 1 khoản kha khá cho sạc pin rời.

Về độ sáng thì rõ ràng X7R trội hơn hẳn với  12000 Lumens so với  5100 Lumens của TK75. X7R nhỏ hơn mà độ sáng gấp hẳn 2 lần, đọc đến đây chắc nhiều người đã thầm chê Fenix làm ra 1 cây đèn ” yếu sinh lý “. Thực sự chuyện này rất khó giải thích rõ ràng, độ sáng cao thực sự phải đánh đổi rất nhiều thứ, rất may là Olight đã tính toán rất kĩ lưỡng để trang bị 1 độ sáng khủng như vậy vào 1 thân hình nhỏ gọn của X7R, tuy nhiên mức sáng 12000 Lumens này chỉ sáng được khoảng 1p trước khi hạ xuống mức sáng thấp hơn và đèn sẽ nóng khủng khiếp. Fenix thì ngược lại, họ từ chối tham gia ” cuộc đua Lumen ” mà chỉ nhắm đến trải nghiệm sử dụng thực tế, 5100 Lumens là quá đủ, thậm chí thừa cho mọi nhu cầu chiếu sáng, thêm vào đó thân đèn kích thước như này là hoàn hảo để duy trì được mức sáng đó mà không bị quá nhiệt.

Có cơ hội được trải nghiệm thực tế cả 2 thì sẽ thấy những gì mình nói là có cơ sở.

Cũng may là 2 cây này đều được chia các mode sáng rất khoa học, phù hợp với nhiều tình huống sử dụng, đặc biệt cả 2 đều có mức 1000 Lumens cực kì hữu dụng và ổn định.

Tương quan về kích thước giữa 2 cây đèn…..

Gần như có sự khác biệt 1 trời 1 vực. S1 Mini thì là trẻ con, đứng hóng cho vui thôi :))

Fenix TK70 và RC40 ( từ trái qua )

Olight X7R nặng 657g bao gồm cả pin

TK75 2018 thì nặng 811g

Tương quan về kích thước thì TK75 2018 to hơn X7R kha khá nhưng vẫn không hề quá to để cầm nắm. Công bằng mà nói thì cây đèn này có kích thước rất hợp lí. Đường kính thân đèn cầm vừa lòng bàn tay, đem lại cảm giác rất chắc chắn, không bị trơn tuột.

X7R có mi nhon hơn nhưng đường kính thân đèn to và đèn khá ” lùn ” nên cầm hơi bị ” nặng ” tay 1 chút, nói chung cảm giác cầm nắm không hoàn hảo như TK75 đem lại

Kích thước nhỏ hơn đem lại cho X7R khá nhiều lợi thế: cơ động hơn khi mang vác trong balô, xe hơi,…

 

Đèn còn có bao đựng riêng để cài vào các loại balo tác chiến

Về phụ kiện dây đeo thì TK75 2018 có thêm dây đeo vai trợ lực và dây đeo tay, trong khi X7R có dây đeo tay.

X7R là phiên bản nâng cấp khá đáng giá của Olight X7, 1 trong những đặc điểm đó là lỗ xỏ dây đeo tay có thể gập lại được. Phiên bản cũ X7 thì hoàn toàn không có 1 vị trí nào cho dây đeo tay cả

Có 1 điểm mà TK75 2018 ăn đứt đối thủ, đó là lỗ gắn giá Tripot. Thiết kế này rất hữu ích cho các hoạt động cần 1 nguồn sáng cố định

Phần đầu của cả 2 cây đèn đều được trang bị những rãnh tản nhiệt lớn.

Tiếp đến là về công tắc:

  • Fenix TK75 2018 sử dụng công tắc kép bằng thép không gỉ, ở giữa là đèn báo tình trạng pin. 1 công tắc điều khiển các mức sáng thường, công tắc còn lại phụ trách mức sáng nháy Strobe và SOS
  • Olight X7R sử dụng 1 công tắc duy nhất bọc cao su mềm, công tắc này tích hợp sẵn đèn báo pin luôn ( xem hình bên dưới ). À quên chưa đề cập, X7R không có chế độ nháy SOS như TK75

Đèn báo pin tích hợp trên công tắc của X7R

Lại 1 đặc điểm nữa khiến TK75 ( ở tất cả các phiên bản ) bỏ xa mọi đối thủ ( bao gồm cả Olight X7/X7R ) đó là khả năng sử dụng thêm tối đa 3 ống nối dài thân để tăng số lượng pin => tăng Runtime

So sánh kích thước đầu đèn…… Cái gì thế này :)) bát ô tô và chén đựng nước chấm à ?!

TK75 2018 sử dụng 4 Led Cree XHP35 HI cùng chóa láng cỡ lớn. X7R thì được trang bị 3 Led Cree XHP70 CW cùng chóa sần.

À Olight còn trang bị cho con cưng của mình 1 cảm biến tiệm cận nữa. Cảm biến này sẽ lập tức hạ độ sáng của đèn khi có vật cản ở phía trước ( ở chế độ sáng cao đèn tỏa rất nhiều nhiệt, có thể gây bỏng )

 Về việc sạc pin, cả 2 cây đèn đều được trang bị cổng sạc ở trên thân ( với X7R ) và trên khay pin ( TK75 2018 ).

1 hạn chế rất rõ ràng của X7R là pin được gắn bên trong và không thể tháo nắp đuôi hay đầu đèn ra được. Nghĩa là khi hết pin thì việc thay thế pin khác để dùng tiếp gần như là không thể. Việc duy nhất có thể làm là đợi đèn sạc đầy, hoặc….. mua 2 cây X7R để thay phiên nhau sử dụng 🙂

Olight chu đáo tặng kèm 1 Adapter sạc 5V-4A

Còn Fenix thì bủn xỉn cho mỗi cái dây sạc

Cổng sạc trên Olight X7R là Micro USB Type C và có nắp đậy che chắn cẩn thận. Tuy nhiên việc trang bị cổng sạc này khiến X7R chỉ có khả năng chống nước IPX7 ( chống nước ở độ sâu 1m trong 30p ), thua IP68 của TK75 2018

Cổng Micro USB Type C

Fenix đã chọn 1 giải pháp an toàn và độc nhất vô nhị trên TK75 2018 đó là trang bị cổng sạc trên khay đựng pin.

Mọi người sẽ bảo tôi tâng bốc và thiên vị Fenix hơi quá đà nhưng hãy nhìn vào thực tế: Fenix luôn bỏ xa đối thủ của mình 1 bậc.

  • Việc trang bị khay đựng riêng cho pin là 1 phải pháp rất hiệu quả nhằm tăng tuổi thọ cho pin ( cách li pin khỏi nhiệt độ cao tỏa ra khi đèn hoạt động ) và tăng khả năng chống sốc cho pin
  • Thiết kế này giúp việc thay thế pin ngay lập tức 1 cách dễ dàng để đáp ứng nhu cầu chiếu sáng liên tục
  • Đơn giản mà hiệu quả, việc trang bị cổng sạc trên khay pin giúp đơn giản hóa việc thiết kế cây đèn đi rất nhiều – rõ ràng là đèn càng được trang bị nhiều tính năng thì nguy cơ hỏng hóc, trục trặc cũng cao và còn khó khăn cho việc sửa chữa thay thế.

 

Cổng sạc Micro USB, cái công tắc xanh kia để kích hoạt đèn báo tình trạng pin

Khi đang sạc

Khi đã sạc đầy

Khả năng chiếu sáng

Để xem rõ hơn khả năng chiếu sáng của từng cây đèn, hãy bỏ chút thời gian xem qua bài đánh giá của từng cây: Fenix TK75 2018 | Olight X7R

Olight X7R thiên về khả năng chiếu rộng, sức mạnh của cây đèn này được thể hiện rõ nhất ở không gian rộng như cánh đồng hay trong hang động lớn. Tuy nhiên đèn vẫn có khả năng chiếu xa đến 380m

TK75 2018 thì thiên về chiếu xa ( tới 850m ), tuy nhiên đây là cây đèn có sự cân bằng tuyệt vời giữa chiếu xa và chiếu rộng.

Việc cân bằng được giữa 2 yếu tố chiếu xa và rộng là 1 điều không hề dễ dàng, đây chính là thứ tạo nên giá trị của những hãng đèn pin danh tiếng như Fenix hay Olight,…. Họ đều làm ra những sản phẩm dựa trên 1 kho dữ liệu khổng lồ của riêng mình về trải nghiệm sử dụng thực tế của khách hàng. Đây là thứ khách hàng thực sự cần ở 1 cây đèn pin.

Tổng kết

Trên đây là bài so sánh khá đầy đủ dựa trên trải nghiệm cá nhân và những đánh giá của mình.

Dân sưu tầm đèn pin và có điều kiện thì mình khuyên nên mua cả 2 🙂 mỗi cây đem lại 1 trải nghiệm khác nhau và đều rất đáng đồng tiền bát gạo

Chúc mọi người chọn được 1 cây đèn ưng ý để phục vụ cho sở thích cũng như công việc của mình.

Đánh giá Olight X7R – ( 12000 Lumens, 3 x XHP70 )

Review đèn pin Fenix TK75 2018 ( 5100 Lumens, 850m )

Olight X7 Marauder – Quái thú 3 mắt ( 3 x Xhp70)

 

1 COMMENT

Comments are closed.