Các loại công tắc thường gặp trên đèn pin

0
8234

1 thành phần vô cùng quan trọng trong việc cấu tạo nên 1 cây đèn pin chính là công tắc. Bộ phận này có nhiệm vụ điều khiển mọi chức năng, hoạt động của đèn. Và công tắc cũng là 1 yếu nên được cân nhắc trong việc lựa chọn 1 cây đèn.

*Bài viết chỉ để cập những loại công tắc phổ biến, thường gặp nhất.

Khi bàn về công tắc của đèn pin thì ta có thể tập trung vào những vấn đề chính:

  • Các loại công tắc
  • Vị trí đặt công tắc

Các loại công tắc

Gồm 5 loại chính

1.Công tắc vặn ( twist switch )

Đây là loại công tắc rất thường thấy trên những cây đèn pin cỡ nhỏ ( đèn móc khóa ). Công tắc vặn có cấu tạo cũng như cách sử dụng vô cùng đơn giản, đó là văn chặt hoặc nới lỏng đầu đèn để đóng/cắt mạch.

1 ví dụ về loại đèn sử dụng công tắc này: Foursevens Mini Turbo MKII

Ưu điểm của loại công tắc này: 

  • Cấu tạo đơn giản
  • Chống nước tốt
  • Làm giảm tối đa chiều dài của đèn

Nhược điểm:

  • Khó thao tác bằng 1 tay
  • Chất lượng của ren đèn ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng ( Ren chất lượng tốt sẽ đem lại cản giác vặn rất mượt, nhẹ nhàng và ngược lại )

2.Công tắc trượt ( slide switch )

Loại công tắc này được sử dụng chất nhiều trên những cây đèn pin truyền thống giá rẻ. Cấu tạo và cách sử dụng cũng vô cùng đơn giản

Nhược điểm:

  • Chống nước kèm và không bền

Tuy vậy khi được tích hợp lên những cây đèn pin cao cấp thì lại là 1 câu chuyện khác, điển hình như cây đèn chống cháy nổ EF1 của Nitecore

Ảnh: internet

3.Công tắc cơ dạng bấm ( clicky switch )

Đây có lẽ là loại công tắc phổ biến và đáng tin cậy nhất.

Công tắc Mcclicky

Loại công tắc này đóng/ngắt mạch dựa vào sự tiếp xúc của 2 miếng kim loại bên trong. Khi bấm công tắc thì sẽ phát ra tiếng ” click “, đó chính là nguồn gốc tên gọi của chúng.

Công tắc Clicky rất được ưa thích bởi độ tin cậy cũng như cảm giác rất ” thật ” khi sử dụng.

1 vài cây đèn được trang bị công tắc Clicky ở đuôi, từ trái qua: Foursevens MMU-X3R, Malkoff MD2. Fenix PD32, Fenix LD12

Lò xo tiếp xúc ở bên trong

Công tắc Clicky còn được chia ra làm 2 nhóm nữa, đó là Forward ClickyReverse Clicky

  • Reverse Clicky: đây là loại công tắc bấm ” Full”, tức bấm đến khi nghe tiếng ” click ” để bật/tắt đèn.
  • Forward Clicky: loại công tắc này thường được kết hợp với công tắc Reverse Clicky chứ khá hiếm thấy được sử dụng riêng lẻ, tạo nên kiểu bấm kết hợp. Với công tắc Forward, người dùng chỉ cần ” bấm 1 nửa “, tức là bấm nhẹ công tắc ở mức không phát ra tiếng ” click” để kích hoạt đèn tạm thời ( momentaration ) rồi nhả tay ra để tắt đèn.

4.Công tắc điện tử ( electric switch )

Đây là loại công tắc khá đặc biệt, gồm 1 chiếc công tắc nhỏ gắn trên 1 bảng mạch.

Nếu như 3 loại công tắc kể trên đều hoạt động theo nguyên tắc: đóng/ngắt mạch bằng tiếp xúc, thì loại công điện tử này lại hoàn toàn khác. Ở loại công tắc này thì luôn có dòng điện đi qua ( rất nhỏ, chỉ vài chục Micro AMP ), việc bấm công tắc đơn giản là làm thay đổi cường độ dòng điện trong mạch, từ đó bật/tắt và điều chỉnh các mức sáng của đèn pin.

Cũng chỉ ở loại công tắc này thì mới có các khái nhiệm: nháy đúp, nhấn giữ,…. để bật tắt cũng như truy cập các mức sáng đặc biệt

công tắc điện tử trên Fenix CL25R

Olight X7 và X7R cũng sử dụng loại công tắc này

Ưu điểm:

  • Khi bấm phát ra rất ít tiếng động hoặc 1 số loại thì không phát ra tiếng động
  • Không làm tăng chiều dài, kích thước của đèn ( bởi chủ yếu được đặt bên thân đèn)
  • Thích hợp dùng trên những cây đèn có nhiều mức sáng

Nhược điểm:

  • Cảm giác bấm không ” đã ” tay
  • Trong 1 số trường hợp bị trục trặc thì loại công tắc này làm đèn bị rò, hao điện. Chính vì vậy khi không sử dụng trong thời gian dài thì những loại đèn sử dụng công tắc điện tử nên được ” khóa ” lại ( với những cây đèn có chức năng khóa ) hoặc vặn lỏng đuôi đèn ra.

5.Công tắc từ tính ( magnetic switch )

Loại công tắc này sử dụng từ trường của nam châm để bật/tắc và điều chỉnh các mức sáng, thường thấy trên những cây đèn có mức sáng vô cấp.

Đèn pin của Nitecore hay Sunwayman sử dụng loại công tắc này khá nhiều

Lấy Sunwayman V20C làm ví dụ

ảnh: internet

Ưu điểm: chống nước rất tốt

Nhược điểm: dùng lâu sẽ có độ dơ gây rít khi vặn

Các vị trí đặt công tắc

1.Ở đuôi đèn

Công tắc đặt ở vị trí đuôi cho khả năng truy cập nhanh khi cần thiết, nhất là trên các loại đèn pin tác chiến ( tactiacal )

Loại công tắc chủ yếu được trang bị ở vị trí này là công tắc cơ dạng bấm ( Clicky switch )

2.Ở bên thân đèn ( thường gần đầu đèn )

Olight S30RIII

Những cây đèn được sử dụng cho mục đích EDC ( mang theo hàng ngày) rất chuộng việc đặt công tắc ở vị trí này vì vài lí do:

  • Không làm tăng chiều dài, kích thước của đèn
  • Làm cho đuôi đèn phẳng để đứng hay tích hợp nam châm vào để hít lên các bề mặt kim loại
  • Truy cập nhiều mức sáng dễ dàng

Hoặc như những cây đèn có chiều dài lớn thì việc đặt công tắc ở đuôi gây bất tiện khi sử dụng.

Fenix TK65R

Loại công tắc thường được đặt ở vị trí này là công tắc điện tử ( electric switch ), tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ sử dụng công tắc Clicky, ví dụ như đèn pin của Maglite

3.Kết hợp cả 2 vị trí

Rất nhiều cây đèn sử dụng sự bố trí này: công tắc chính ở đuôi ( thường là Clicky ) đảm nhiệm việc tắt/ bật đèn, còn công tắc phụ ở bên thân ( thường là công tắc điện tử) đảm nhiệm việc chuyển các mức sáng.

Lấy Fenix FD32Fenix LD12 làm ví dụ

Việc bố trí như này làm tăng tính tiện dụng của cây đèn lên rất nhiều.