Fenix TK20R UE có thay đổi gì mới?

0
2074

Mình sẽ có một bài Review chi tiết cho cây Fenix TK20R UE này sau, còn bài sẽ điểm qua những sự thay đổi so với TK20R V2.0.

(Mình đã có bài Review TK20R V2.0 tại ĐÂY)

Ngoài cùng bên trái là TK20R V2.0, mẫu đèn pin chiến thuật bán rất chạy của Fenix. Nó giống như một cây TK16 V2.0 được nâng cấp khả năng chiếu xa và bổ xung thêm cổng sạc Type-C vậy.

Và cách đây không lâu Fenix tung ra tiếp TK20R UE. Phiên bản này được thay đổi ở 3 thứ:

1. Màu sắc mới

Khá lâu rồi Fenix mới có thêm lựa chọn màu sắc cho đèn pin của pin, trước đó đa phần vẫn chỉ là màu đen.

Fenix TK20R UE lần này có tới 4 lựa chọn về màu sắc, 3 màu cơ bản như trong hình và màu đặc biệt Desert Camo.

Đợt hàng này Bisu về 2 màu là Desert CamoGray (xám). Mình thích màu xám bởi nó hợp cho sử dụng trong môi trường đô thị.

Cận cảnh màu Desert Camo rất đẹp, có thể thấy lớp mạ Anodize của Fenix vẫn luôn cao cấp, bất kể màu gì.

Bezel màu vàng đồng.

Màu xám nhìn hiện đại và lịch sự, đỡ nhàm chán hơn màu đen quen thuộc.

Kết hợp với Bezel được mạ đen trong rất hợp.

2. Giao diện sử dụng mới

Fenix TK20R UE sử dụng cụm công tắc mới, đồng nghĩa với giao diện sử dụng mới.

Chúng ta đã quen thuộc với hệ thống công tắc kép đặt ở đuôi của TK20R V2.0, cho khả năng thao tác nhanh mọi chức năng chỉ bằng 1 tay.

Cụm công tắc này bao gồm:

  • Công tắc chính kích thước lớn để Bật/Tắt hoặc kích hoạt tạm thời cây đèn
  • Công tắc phụ đặt bên cạnh để chuyển các mức sáng và kích hoạt nhanh nháy Strobe.

View post on imgur.com

Phiên bản mới TK20R UE lại được trang bị 1 cụm công tắc mới hoàn toàn, bao gồm 1 công tắc chính dạng nhấn và công tắc phụ dạng xoay.

Thiết kế công tắc xoay này làm mình liên tưởng đến dòng TK35 UE, nhưng nó cũng không giống hoàn toàn.

Công tắc xoay sẽ có 3 vị trí, từ trái qua:

  • Chế độ TÁC CHIẾN: giới hạn đèn hoạt động ở 2 mức sáng duy nhất là Turbo và nháy Strobe
  • Chế độ Duty: chi phép chuyển đổi linh hoạt giữa 4 mức sáng, dùng cho các công việc bình thường
  • Chế độ Khóa Lock Out: tránh chi việc đèn bị vô ý kích hoạt.

Còn công tắc dạng nhấn sẽ có 2 nhiệm vụ:

  • Bật/Tắt đèn
  • Và chuyển mức sáng

View post on imgur.com

Cụm công tắc xoay này nhìn nhỏ nhưng được thiết kế khá thông minh, có thể dễ dàng gạt bằng 1 tay. Điểm mình thích là khả năng có thể khóa đèn lại rất nhanh chỉ bằng thao tác gạt. Với đèn pin dùng công tắc chính ở đuôi thì chức năng khóa rất quan trọng, nó hạn chế tối đa khả năng để đèn trong túi, cấn công tắc rồi vô ý bật.

View post on imgur.com

Khi ở chế độ tác chiến, công tắc chính sẽ chuyển qua lại Turbo và nháy Strobe bằng thao tác nhấn nhẹ. Đèn sẽ nhớ ở mức sáng cuối được lựa chọn, tức là nếu để ở Turbo thì mỗi lần bật lên nó vẫn ở mức đó.

View post on imgur.com

Chế độ sáng Duty thì nhấn nhẹ công tắc để chuyển qua lại giữa 4 mức sáng.

Thông số các mức sáng của từng chế độ.

Mình sẽ trải nghiệm giao diện sử dụng của TK20R UE một thời gian nữa và sẽ cho ý kiến ở bài Review chi tiết. Còn hiện tại theo ý kiến cá nhân thì kiểu giao diện sử dụng mới này là một lựa chọn nữa cho khách hàng chứ không vượt trội hơn hẳn và sẽ thay thế kiểu công tắc kép kia. Cái này mọi người phải trải nghiệm mới biết làm mình thích kiểu nào hơn.

3. Độ sáng

Phiên bản UE có thay đổi nhỏ về độ sáng so với TK20R V2, cụ thể là hạ từ 3000 Lumens xuống 2800 Lumens. Thông số chiếu xa cũng giảm 10 mét so với cây V2 (465 mét so với 475 mét).

Chủ đích của Fenix là muốn đèn mát mẻ hơn chút khi bật liên tục ở mức Turbo, bởi cây này được thiết kế lại để có thể truy cập nhanh Turbo mà.

Nhưng thực sự mình thấy không có khác biệt quá nhiều về khả năng chiếu sáng của 2 cây đèn này, 200 Lumens là một sự chênh lệch nhỏ.

Ánh sáng vẫn đẹp và cân bằng, khả năng chiếu xa hiệu quả đảm bảo > 200 mét ở điều kiện thực tế.

Thì đó là 3 sự khác biệt chính của cây TK20R UE này, còn đây các tính năng và thiết kế quan trọng vẫn được giữ lại từ bản V2, điển hình như cổng sạc Type-C được thiết kế ẩn và chống nước tới 2 lớp.


Mọi người có thể mua TK20R UE tại Bisu với chế độ bảo hành 5 năm chính hãng: