Với đèn pin LED, nhiệt độ cao luôn là kẻ thù số một. Còn đối với Multitool nói riêng và dao kéo nói chung đó là gỉ sét, ăn mòn.Lớp mạ Black Oxide là giải pháp thường gặp để chống gỉ và ăn mòn đối với Multitool
Và một điều cần lưu ý với khái niệm “stainless steel – thép không gỉ” là nó gây hiểu lầm. Thép không gỉ không có nghĩa là nó không gỉ, chỉ có gỉ ít hay gỉ nhiều. Đa phần thép sẽ “đổi màu” nếu nó tiếp xúc với môi trường trong thời gian đủ dài.
Phương pháp chống gỉ cho thép
Để chống gỉ cho thép, có nhiều cách như: làm vệ sinh, bảo quản nơi khô ráo, bôi dầu mỡ bảo quản, sơn phủ… Và có một cách thông dụng là mạ Oxide.
Có nhiều kỹ thuất phủ mạ oxide, nhưng quy trình hóa học cơ bản mời các bạn tham khảo như dưới đây:
Nhuộm đen (hay còn gọi là hun đen) là công nghệ tạo lớp màng ôxít phủ đều cho toàn bộ bề mặt của chi tiết (sản phẩm).
Để thực hiện công đoạn nhuộm đen, trước hết ta phải thực hiện công đoạn tẩy dầu mỡ, tấy gỉ qua dung dịch axít (thường axít mạnh như HCl, H2SO4…), tuỳ theo độ gỉ và độ bám dính dầu mỡ của chi tiết mà có thể pha thêm CS(NH2)2 . Đây là một trong 2 công đoạn ảnh hưởng quyết định tới sự bám dính của lớp màng ôxít cũng như khả năng chống gỉ của chi tiết (sản phẩm). Sau khi được tẩy dầu mỡ, tẩy gỉ; chi tiết hoặc sản phẩm được rửa sạch qua nước sau đó thực hiện công đoạn nhuộm đen.
Nguyên liệu nhuộm đen gồm NaOH và NaNO2 pha theo tỉ lệ 600 -700g NaOH/l H2O, 200- 220g NaNO2/l H2O. Tuỳ theo thể tích bể hoặc sản lượng sản phẩm mà pha cho phù hợp.
Sau khi pha xong, cho toàn bộ SP vào bể, gia nhiệt cho bể tới nhiệt độ khoảng 1400C (với thép chưa qua nhiệt luyện), 1500C (với thép đã nhiệt luyện), thời gian nhuộm khoảng 30-60 phút và vớt sản phẩm ra. Sau đó rửa qua nước thật sạch, sấy hoặc thổi khô sản phẩm. Tuỳ theo điều kiện làm việc hoặc yêu cầu cụ thể về độ bền lớp màng mà ta có thể nhúng dầu bảo quản để bảo quản được tốt và lâu hơn
Trên đây là toàn bộ công nghệ nhuộm đen sản phẩm. Vì đây cũng không phải là công nghệ gì phức tạp và ghê gớm lắm nên hầu hết các cơ sở sản xuất cơ khí lớn đều có thực hiện công nghệ này
Nguyên lý của nhuộm đen là hỗn hợp dung dịch chất ôxi hoá (NaNO2 ) và NaOH tác dụng với thép (của sản phẩm) và tạo thành lớp màng ô xít. Lớp màng này là Fe3O4. Lớp màng này màu đen hoặc xanh đen, thông thường lớp màng này có độ dày khoảng 0,0006-0,0015mm nên lớp màng này không ảnh hưởng lớn tời chiều dày sản phẩm sau khi nhuộm đen
Lớp mạ Black Oxide hoàn hảo
Leatherman thường làm khá nhiều phiên bản Black Oxide, trong khi Victorinox thì ít hơn (chắc vì thép của Victorinox ít gỉ hơn). Các bạn đừng nhầm mạ Oxide trên dao và multitool với xử lý bề mặt nhôm ” type Ⅲ hard-anodized” nhé. Cơ bản Black Oxide chống xước rất kém. Bạn đừng để ảnh quảng cáo của hãng gây hiểu lầm.
Kể cả Victorinox, lớp mạ Black Oxide của nó sẽ trầy trụa kha khá khi cầm trên tay, dù là hàng mới.
Nó rất dễ bong tróc. Ảnh này là Supertool 300 Black Oxide, dễ dàng “cạo” đi một nửa cán mạ.
Kìm đa năng Leatherman Surge Oxide Black mới cứng, lớp mạ Black Oxide vẫn xước, chỉ là va quệt trong hộp đựng
Một số điểm lưu ý với sản phẩm mạ Oxide
- Lớp mạ thường không đều, ảnh bạn thấy trên website và ảnh trên tay thực tế thường khác nhau
- Dễ bong tróc, tất nhiên là thế, sau một thời gian sử dụng, lớp Oxide này sẽ bong dần ra. Dù sản phẩm mới nguyên hộp, bạn sẽ dễ thấy các vết loang trên sản phẩm
- Dễ xước, đúng thế, lớp mạ này chống xước kém
- Dễ bám bẩn, dính tay. Sản phẩm mới cứng bạn cầm trên tay, sẽ có một ít Oxide dính ra. Nếu sử dụng thật, nó sẽ lem nhem ra tay bạn
- Tool của phiên bản Black Oxide có vẻ kẹt hơn? Đúng thế, lớp mạ Oxide len vào bề mặt tool, ảnh hưởng đến ma sát, bạn sẽ thấy tool của chúng hơi kẹt hơn so với tool của phiên bản thường
- Sản phẩm được mạ Black Oxide thường đắt hơn phiên bản Stainless Steel
Nói chung, bạn nên nhớ lớp mạ Black Oxide này để chống gỉ và ăn mòn, và nó có màu đen khá ngầu, vậy thôi