Kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra là khâu vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất của bất kì sản phẩm nào. Với những thương hiệu lớn thì khâu này lại càng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của mỗi lô hàng và lòng tin người tiêu dùng.
Maxpedition có tổng cộng 13 bài test chất lượng cho sản phẩm, vật liệu và các thành phần nhỏ nhất như dây khóa kéo.
1. Flex Endurance Test (Kiểm tra độ bền khi uốn, gập)
Ở bài test đầu tiên này, các kĩ sư cho các mẫu vải vào máy để uốn và gập cả nghìn lần. Vật liệu tiêu chuẩn phải đảm bảo không bị rách, sờn sau bài test.
2. Tensile Strength tests (kiểm tra độ dẻo dai)
Cái này đơn giản là cho vải/vật liệu mẫu vào máy để kéo căng. Bài test này đảm bảo balo, túi,… sẽ không bị đứt, rách kể cả khi mang quá tải trọng cho phép.
3. Tensile Strength tests (vẫn kiểm tra độ bền nhưng là dây khóa kéo)
Mọi chi tiết dù là nhỏ nhất như dây buộc khóa kéo cũng phải đạt tiêu chuẩn. Thực tế đây là bộ phận có tần suất sử dụng nhiều thứ nhì sau khóa kéo nên độ bền tốt là bắt buộc. Mình dùng cái Balo Lithvore hơn 2 năm rồi mà dây vẫn chắc chắn.
4. Aging test (kiểm tra tuổi thọ vật liệu)
Trong điều kiện sử dụng thực tế thì có các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến tuổi thọ, độ bền của sản phẩm, đó là: nhiệt, độ ẩm, không khí, ánh sáng,….
Các kĩ sư của Maxpedition cho vật liệu mẫu vào máy chuyên dụng để mô phỏng các nhân tố trên 1 cách đầy đủ nhất với cường độ lớn để kiểm tra độ bền theo thời gian sử dụng.
5. Color Matching Test (kiểm tra độ chính xác của màu)
Sản phẩm đầu ra phải có màu sắc chuẩn như đã thiết kế.
6. Zipper Durability Test (kiểm tra độ bền của khóa kéo)
Khóa kéo là bộ phận quan trọng bậc nhất trong balo, các loại túi xách,…bởi khóa kéo mà hỏng thì cả món đồ coi như vứt đi!
Khóa phải chịu lực theo nhiều hướng trong thời gian dài. Nó cũng bị sử dụng với cường độ cao nhất theo tuổi đời sản phẩm nên độ bền là yếu tố quan trọng hàng đầu. Maxpedion và những thương hiệu balo lớn khác chọn YKK là nơi đặt niềm tin. YKK bán hơn 7 tỉ khóa kéo mỗi năm cho khách hàng trên khắp thế giới. Bạn có thể gặp chúng trên ở khắp mọi nơi, từ quần áo, phụ kiện thời trang,…
Trước mình có viết 1 bài về YKK rồi:
>> Ý nghĩa kí hiệu “YKK” trên khóa kéo và tại sao chúng có ở khắp mọi nơi <<
7. Water Repellant Test (kiểm tra khả năng chống thấm nước)
Nhờ sử dụng vải Codura 1000D, 500D và 420D mà các sản phẩm của Maxpedition đều có khả năng kháng nước, chống thấm nước rất tốt. Đừng nhầm lẫn giữa 2 khái nhiệm chống nước và kháng nước.
Balo Maxpedition không hoàn toàn kín nên không có khả năng chống nước hoàn toàn. Bạn đem ngâm hoặc nhúng xuống nước là coi như xong phim. Chúng chỉ được thiết kế để có thể sử dụng trong điều kiện trời mưa cỡ vừa. Lúc này nước mưa chảy vào balo sẽ bị trượt đi hoặc có ướt thì cũng không thấm được vào mặt trong.
Khoảng 1 năm trước mình có lên Tam Đảo chơi trong ngày. Hôm đó chủ quan không đem áo mưa và lên đến nơi thì mưa như trút nước. Cả người ướt như chuột, balo cũng ướt sũng mặt ngoài nhưng đồ đạc bên trong thì hoàn toàn khô ráo.
8. UV Exposure Test (khả năng chống tia UV)
Quần áo, vải vóc mà hay phơi thẳng dưới nắng thì sẽ bị bạc mà rất nhanh, đó là do tác động của tia UV.
Maxpedition cho vải mẫu phơi dưới đèn UV suốt nhiều ngày liên tục (tất nhiên tia UV này cường độ cao hơn trong ánh sáng mặt trời nhiều) rồi so sánh với vải mới.
9. Abrasion Tests (kiểm tra khả năng chống mài mòn)
Trong quá trình sử dụng hàng ngày thì va quệt là không tránh khỏi. Chính vì vậy vật liệu sử dụng phải có khả năng chịu mài mòn, ma sát tốt.
Max dùng cả giấy nhám để mài luôn.
11. Color Transfer Test (kiểm tra độ bền màu)
Bài test này để kiểm tra vải có dễ bị phai màu không. Cái này thì mọi người có thể hoàn toàn yên tâm vì balo Max của mình bị lôi ra giặt suốt ngày, dùng cả bàn chải cứng để đánh mà chưa thấy bị phai màu bao giờ.
12. Jerk Test
Kiểm tra khả độ chắc chắn của quai xách, quay đeo và các đường may khi bị shock. Các kĩ sư nhét vật nặng vào trong túi, balo rồi dùng máy chuyên dụng giật mạnh và độ ngột quai đeo.
Hàng ngày đi học, đi làm thì balo của mình phải tải nặng thường xuyên. Theo thói quen thì mình cứ cầm 1 quay đeo nhấc mạnh lên rồi mới đeo vào người. Với hàng kém chất lượng thì chắc mấy bữa là quay đeo lìa khỏi thân, còn balo của Max vẫn chắc chắn như ngày đầu mới mua.
13. Tumble Test (kiểm tra khả năng chịu va đập)
Cho sản phẩm vào một máy quay với tốc độ định sẵn. Bên trong máy là các bề mặt gồ ghề giả lập cho môi trường thực tế.
Video
Sử dụng vật liệu chất lượng cao, chất lượng gia công xuất sắc tới từng đường may và kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt. Không khó hiểu khi balo, túi, phụ kiện cũng những hãng tên tuổi như Max lại có độ bền cực cao theo thời gian.
Đây là chiếc Maxpedition Lithvore mình dùng được 2 năm, đi học, đi làm hàng ngày, đi chơi xa hay trèo đèo lội suối đều có nó đồng hành.
Sau 1 thời gian khá dài sử dụng với cường độ cao thì mình hoàn toàn tin tưởng về chất lượng của nó:
- Form balo vẫn giữ được tốt như ngày đầu
- Khóa kéo vẫn trơn tru, dây kéo vẫn chắc chắn
- Chưa hề có hiện tượng sờn, rách vì căn bản mình sử dụng cũng cẩn thận
- Vải vẫn giữ được khả năng kháng nước và bền màu
- Hệ thống lưới cài đồ ATLAS bị sờn nhiều do quệt nhưng không ảnh hưởng chất lượng
Review túi Maxpedition Octa Versipack: Tiện dụng mọi lúc mọi nơi!
Giới thiệu dòng balo CCW-Enable của Maxpedition – Phần 1: AGR Series