Những ai yêu mến đèn pin siêu sáng, cụ thể hơn là yêu mến hãng đèn pin Fenix, chắc hẳn đều biết đến PD series, dòng đèn pin nổi tiếng về độ bền bỉ của nó với những đại diện như PD32, PD35V2…. Fenix PD36R chính là tân binh mới nhất của dòng đèn pin huyền thoại này. Nhưng hơn hẳn các bậc đàn anh, PD36R được Fenix hoàn thiện về tất cả các mặt, từ hiệu năng cho tới các tính năng quan trọng khác. Thật không ngoa khi cho rằng đây là một cây đèn pin hoàn hảo.
>VIDEO REVIEW FENIX PD36R<<<
-
Thông số kỹ thuật
- Trang bị led Luminus SST40 ánh sáng trắng, tuổi thọ 50.000h
- Công suất cực đại 1600 Lumens, chiếu xa 283m
- Sử dụng 1 pin sạc Li-ion 21700 dung lượng cao (đi kèm)
- Trang bị cổng sạc nhanh USB Type-C, sạc đầy pin chỉ trong 4h
- Công tắc tác chiến ở đuôi, có chế độ sáng tạm thời
- Công tắc phụ trên thân đèn để chuyển các mức sáng, có tích hợp đèn báo pin
- Clip cài túi 2 chiều
- Chất liệu hợp kim nhôm hàng không cao cấp, xử lí mạ Anodized HA Type III siêu cứng, chống ăn mòn, mài mòn
- Mặt kính cường lực phủ lớp chống phản xạ AR
- Mạch công suất duy trì độ sáng ổn định
- Bảo vệ chống lắp ngược cực pin, chống quá nhiệt đầu đèn,…
- Kích thước: 136 x 26.4 x 25.4 mm
- Trọng lượng: 85g (chưa tính pin)
-
Mở hộp
- Hộp tông đen cam truyền thống của Fenix. Không có điểm gì khác so với những cây đèn đời trước. Vậy sao nói PD36R được nâng cấp toàn diện?
- Nâng cấp ở đây này! Sử dụng pin 21700 cho hiệu năng tốt hơn pin 18650; sử dụng cổng USB Type-C bền bỉ cho hiệu năng cao hơn nhiều so với cổng microUSB ngày trước; và còn một nâng cấp khác mà mình sẽ tiết lộ sau.
- Một vài thông tin cơ bản khác.
- Đèn được đặt trong khay nhựa cùng phụ kiện. Nếu được thì Fenix nên thay đổi khay nhựa này thành các loại khay giấy tái chế để bảo vệ môi trường. Các bạn mua đèn về sử dụng thì 99% chả ai dùng cái khay nhựa này vào việc gì cả. Cũng vứt đi thôi.
- Phụ kiện đi kèm bao gồm: HDSD, Thẻ bảo hành, bao đựng, dây lanyard, gioăng và núm cao su sơ-cua và dây cáp sạc Type-C.
- Thay đổi nhiều thứ nhưng cái bao đựng vẫn giữ nguyên. Thật lòng mà nói thì tôi không thích cái bao đựng này lắm. Do hãng không công bố thông tin nên tôi không biết đây có phải được may bằng Cordura hay không, nhưng cảm quan của tôi thì không đặc sắc lắm.
- Cáp sạc USB Type-C thì lại khác. Chất lượng hoàn thiện rất cao.
- Nhân vật chính của chúng ta đây, Fenix PD36R.
- PD36R có kích thước xêm xêm với mẫu PD35 V2.0 tiền nhiệm. Dùng pin to hơn như kích thước tương đương và cân nặng cũng tương đương, có lẽ Fenix đã giảm thiểu vật liệu ở một số vị trí nào đó.
- Không có gì quá ngạc nhiên với trình độ gia công cơ khí và hoàn thiện của Fenix. Đẹp một cách tinh tế.
- Nút phụ trên thân bằng đồng, được tích hợp thêm đèn báo pin. Thân đèn với các họa tiết xẻ rãnh tạo độ bám cho tay khi cầm.
- Vẫn là clip thép dày dặn cứng cáp. Tuy nhiên, clip trên Fenix PD36R đã được nâng cấp nhẹ, đã là clip 2 chiều chứ không phải loại 1 chiều như thường thấy nữa.
- Đuôi đèn không có sự thay đổi lớn về thiết kế.
- Và đây là điểm nâng cấp lớn đầu tiên, USB Type-C thay thế cho MicroUSB đã không còn phù hợp. Các cổng sạc của Fenix đều là loại chống nước từ bên trong cổng sạc. Phần nắp đậy bằng cao su chủ yếu là để chống bụi là chính.
- Vặn ra khám phá bên trong. Thân đèn chỉ còn 2 đoạn so với kiểu 3 đoạn trên PD35. Có lẽ phần nắp đuôi đã được hãng đổ keo để gắn liền với phần thân. Cá nhân mình thích kiểu thiết kế 2 đoạn này hơn. Tuy nhiên, thiết kế này có một điểm hạn chế là sẽ gây khó khăn cho việc thay núm cao su ở đuôi đèn trong trường hợp bị hư hỏng.
- Vẫn là ren vặn dạng vuông chắc chắn.
- Đúng như dự đoán, thân đèn của PD36R đã bị khoét mỏng hơn chút ít so với PD35.Mỏng hơn chút xíu để nhét vừa viên pin 21700 mới thôi chứ vẫn cực kỳ cứng cáp và chắc chắn.
- Cực âm vẫn là lò xo, cực dương vẫn là điểm tiếp xúc với hai cánh cung chống lắp ngược cực pin như truyền thống. Và vẫn luôn là được mạ vàng.
- Và đây là nâng cấp lớn thứ 2 trên Fenix PD36R, viên pin 21700. Vẫn là thiết kế quen thuộc thường thấy trên các viên pin 18650 của Fenix. Do là thuộc dòng R, dòng đèn có tích hợp sạc nên viên pin này sẽ đi kèm sẵn theo đèn chứ bạn không cần phải mua rời.
- Có kích thước chỉ nhỉnh hơn chút xíu so với pin 18650 nhưng dung lượng lại được tăng lên rất đáng kể.
- Một nâng cấp nhỏ. Đầu đèn PD35 là dạng phẳng, sang PD36R đã được nên cấp lên một chút thành dạng có ngạnh để tăng tính chiến thuật cho đèn.
- Và đây chính là nâng cấp lớn thứ 3 trên Fenix PD36R, nhân LED Luminus SST40. SST40 cho hiệu suất 170lumen/W, cao hơn con số 161lumen/W trên các mẫu Cree XP-L HI trên các mẫu PD35 cũ hơn. Đây cũng là dòng LED có dome nên sẽ phù hợp với những cây đèn cho ánh sáng cân bằng. Đây là một con LED khá ổn nên dường như Fenix đang muốn sử dụng SST40 nhiều hơn. Bằng chúng là mẫu đèn pin EDC E30R mới nhất cũng được Fenix trang bị con LED này.
- Cảm giác cầm đèn trên tay khá thích. Đèn to hơn nên cho cảm giác ôm tay hơn PD35.
-
Sử dụng
- Giao diện sử dụng của PD36R được thiết kế y hệt như các mẫu PD35, UC35,…
-
- Nhấn nhẹ công tắc đuôi, kích hoạt chế độ sáng tạm thời. Thả tay ra để tắt.
- Nhấn công tắc đuôi để bật/tắt đèn. Thay đổi độ sáng bằng công tắc trên thân.
- Nhấn giữ công tắc trên thân để kích hoạt Strobe, kể cả khi đèn đang tắt.
- Đèn báo pin tích hợp trên công tắc thân theo thứ tự sau:
- Đèn xanh sáng liên tục: Pin đầy(60-100%)
- Đèn xanh nháy: Pin chỉ còn 1 nửa(30-60%)
- Đèn đỏ sáng liên tục: Pin gần cạn(10-30%)
- Đèn đỏ nháy: Pin cạn, cần sạc lại ngay(1-10%)
- Và tất nhiên, PD36R cũng được trang bị cảm biến nhiệt độ để tự điều chỉnh công suất đầu ra trong trường hợp nhiệt độ đèn tăng cao.
-
Beamshot
- Mục đích của Fenix khi tạo ra PD36R, ngoài là một cây đèn pin tốt hơn về mọi mặt, là để phù hợp với nhiều đối tượng người dùng hơn. Và hãng đã khá thành công khi tạo ra một cây đèn pin với anh sáng khá cân bằng.
- So sánh trực tiếp beamshot của PD36R và PD35 V2.0
- Một số hình ảnh beamshor của Fenix PD35R ở mô trường bên ngoài. Đèn cho hiệu năng khá ổn. Cân bằng hơn, rộng hơn nhưng vẫn đủ xa để quan sát. Đặc biệt là mức thấp nhất vẫn có thể sử dụng để di chuyển trong các khu vực thiếu ánh sáng như công viên mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
-
Thực tế sử dụng
- Như đã nói ở trên, UI của Fenix PD36R không khác mấy so với PD35 nên việc làm quen và sử dụng khá dễ dàng.
- Đèn có trọng lượng và kích thước xêm xêm PD35 nên cũng không có gì phải thay đổi trong thói quen sử dụng.
- Đèn sử dụng nhân LED cao hơn nên các mức sáng cũng được chia lại hợp lý hơn. Kết hợp với viên pin dung lượng cao hơn nên thời gian sử dụng cũng rất ấn tượng. Đặc biệt là mức ECO 30 lumen sử dụng được tới 115 giờ. Mà mức sáng này là quá đủ cho việc sử dụng trong gia đình vào ban đêm.
- Tuy nhiên, LED Luminus SST40 cho áng sáng “trắng” hơn một chút so với Cree XP-L HI V3. Mà tôi thì không khoái ánh sáng trắng cho lắm nên có thể coi đây là một điểm trừ nho nhỏ.
- Cổng sạc Type-C cho thời gian sạc pin rất nhanh, nhanh đến bất ngờ. Đèn báo hết pin, bạn cắm sạc xong đi ngủ. Sáng ra là có một cây đèn pin đầy năng lượng mà không cần phải lăn tăn nhiều.
- Một điểm yếu cố hữu còn tồn tại trên PD36R đó chính là nhiệt độ khi sử dụng. Đèn có đầu nhỏ và ít khe tản nhiệt nên nhiệt độ khá cao khi sử dụng. Tuy nhiên, PD36R lại không nóng bằng PD35 dù có công suất cao hơn. Cái này thì phải chấp nhận nếu muốn dùng một cây đèn pin nhỏ gọn nhưng có công suất lớn thôi. Nhiệt độ là cao thôi chứ vẫn cầm nắm, sử dụng bình thường.
-
Tổng kết
Thực sự, Fenix đã làm rất tốt đối với cây PD36R này. Cây đèn đã gần đạt đến mức hoàn hảo đối với nhu cầu của bản thân thôi. Giá như đèn “vàng” hơn chút nữa là 10/10 rồi. Với mức giá 2.490.000đ(từ Bisu.vn) thì tôi đánh giá đây là một mẫu đèn pin rất đáng tiền. Thậm chí là đáng tiền hơn cả Fenix PD35 V2.0 hiện tại(có giá 1.860.000đ). Tôi chắc chắn sẽ sắm Fenix PD36R để thay thế cho cây PD35 Camo trong set EDC mang theo hằng ngày của mình. Chắc chắn là như vậy!