Review Olight Javelot Pro: 2100 Lumens, chiếu xa 1080 mét

0
4180

Chắc ít ai còn xa lạ gì với Olight M3XS-UT, cây đèn pin chiếu xa huyền thoại và thành công nhất của hãng. Cây đèn này là sự kết hợp cân bằng giữa kích thước và hiệu suất. Nó dùng 2 pin 18650, công suất 1200 Lumens và chiếu xa tới 1000m.

M3XS-UT là cây đèn pin chiếu xa thành công nhất của Olight
Đến bây giờ Olight M3XS-UT vẫn đang được bán trên kệ
//cdn.nhanh.vn/cdn/store/3411/psCT/20160130/2593068/Den_pin_Olight___M3XS_UT_Javelot___1200_lumens_(den_pin_sieu_sang_chieu_xa_olight_m3xs_01).jpg
Khoảng cách chiếu xa vượt trội tới 1km

Có 1 điều quan trọng là không thể ngủ mãi trong chiến thắng được. Đã đến lúc M3XS-UT cần người kế nhiệm và đó là Olight Javelot Pro.

Trước khi vào bài Review chi tiết thì tôi muốn giới thiệu M4R, bản mẫu của Olight Javelot Pro hoàn chỉnh hiện giờ.

Nguyên mẫu Olight M4R 

Olight đã lên kế hoạch thay thế M3XS-UT từ khá lâu. Khoảng 1 năm trước thì có mấy chị nhân viên Sale của hãng có đi thăm các đại lí Olight ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có EDCZone :). Trước khi về lại Trung Quốc thì họ có tặng lại 1 nguyên mẫu chuẩn bị thay thế M3XS-UT, mã là M4R.

Olight M3XS-UT và nguyên mẫu M4R

Đây mới chỉ là bản Prototype, bản hoàn thiện tung ra thị trường sẽ còn thay đổi nhiều.

1 vài thông số của phiên bản này:

  • Dùng led Cree XHP35 HI ánh sáng vàng, công suất tầm 2000 Lumens
  • Chiếu xa ~ 1000 mét
  • 4 nấc sáng
  • Công tắc kép: 1 ở đuôi và 1 ở trên thân
  • Dùng 2 pin 18650, thân đèn tích hợp cổng sạc nhanh Micro USB
  • Thân đèn dày dặn, đầm tay hơn M3XS-UT khá là nhiều
Cổng sạc nhanh USB Type C

Mãi đến khoảng 1 tháng trước thì hãng mới chính thức tung ra phiên bản hoàn thiện, định danh là Javelot Pro.

Olight Javelot Pro – kẻ kế nhiệm

Đây là Javelot Pro (bên dưới) nằm cạnh nguyên mẫu M4R. Nó có thay đổi chủ yếu ở phần thân, loại cổng sạc và giao diện sử dụng. Tôi sẽ dành phần đánh giá chi tiết ở trọng tâm bài nên mọi người xem qua ảnh nhé.

Thông số kĩ thuật:

  • Loại bóng Led: Cree XHP35 HI ánh sáng vàng
  • Chiếu xa: 1080 mét
  • Độ sáng tối đa: 2100 lumens
  • Sạc pin: sạc nam châm
  • Loại pin tương thích: pin sạc Li-ion tích hợp tương đương 2 pin 18650 3500mAh
  • Cường độ sáng: 291,600 (Candela)
  • Hệ thống quang học: chóa nhẵn
  • Dòng sản phẩm: J ( dòng đèn tìm kiếm tầm xa )
  • Chống nước: IP68
  • Trọng lượng: 380g
  • Chiều dài: 247mm
  • Đường kính đầu: 63mm
  • Đường kính thân: 26mm
  • Đóng gói: Vali chống shock
  • Đóng gói bao gồm: đèn, pin sạc, sạc nam châm, bao đựng, HDSD
Thông số các mức sáng, runtime,…

Khi nào cần dùng đèn pin chiếu xa?

Đèn pin công suất lớn có khả năng chiếu xa 500 – 1000m là vô cùng cần thiết cho các hoạt động chiếu sáng đặc thù như: tuần tra, trông coi kho bãi, nhà xưởng, trang trại, tìm kiếm cứu nạn, thám hiểm hang động, săn bắn, tác chiến,….

Còn trong các hoạt động hàng ngày ở trong nhà hay đô thị thì hiếm khi nào cần chiếu xa > 100 mét lắm. Lúc này cần ưu tiên các dòng đèn EDC nhỏ gọn, hiệu suất cao.

Mở hộp và đánh giá chi tiết

Trong những yếu tố tạo nên ấn tượng tốt của khách hàng về sản phầm thì quy cách đóng gói đóng vai trò quan trọng. Nhiều hãng có vẻ hơi lơ là yếu tố này nhưng Olight thì lại rất thành công.

Javelot Pro đi kèm 1 vali chống shock hạng năng, loại chất lượng chứ không hề ọp ẹp rẻ tiền.

Làm bằng nhựa chất lượng cao, dày dặn.

Mỗi tội là không chống nước 😀

Vali còn được trang bị van áp suất

Bên trong là 2 lớp đệm mút dày để chống shock. Thay vì bỏ xó như các loại hộp đựng khác, cái vali này có thể được tận dụng cho rất nhiều việc.

Cây này phụ kiện đi kèm khá nghèo nàn, chỉ có đèn, bao đựng dây sạc nam châm và HDSD. Bên trong thân đèn đã có sẵn pin.

Hãng có thêm vài món phụ kiện bán rời như công tắc nối dài, mount gắn súng,… (mọi người có thể tìm trên Olightstore.com).

Bao đựng bằng Nylon, vừa vặn và chắc chắn.

Mặt sau có quai gài thắt lưng hoặc balo.

Javelot Pro cũng được trang bị công nghệ sạc nam châm tiện dụng như trên các dòng đèn khác của hãng: S30R III, S10R III, S1R, M2R, Warrior X, Seeker II,…

Nhìn chung cũng không khó nhận thấy Olight đang tạo nên 1 hệ sinh thái khi mà các mẫu đèn của họ đều tương thích với 1 chuẩn sạc.

>>> Review Olight Warror X, 2000 Lumens, chiếu xa 560m

>> Olight Seeker II Pro, mẫu đầu tiên của hãng dùng pin sạc 21700

Trên tay, cầm rất đầm và chắc chắn.

Thân đèn dày dặn nên khi cần thiết hoàn toàn có thể dùng làm dùi cui tự vệ.

Thao tác dễ dàng với công tắc đuôi kiêm sạc nam châm. Điểm mình chưa ưng ý là đèn khá dài mà lại không có chỗ gắn dây đeo tay???

Đứng cạnh các dòng đèn chiếu xa chuyên dụng khác, từ trái qua:

  • Armytek Barracuda Pro, 1800 Lumens chiếu xa 800 mét
  • Nguyên mẫu Olight M4R
  • Olight Javelot Pro, 2100 Lumens chiếu xa 1080 mét
  • Olight M3XS-Ut, 1200 Lumens chiếu xa 1000 mét
  • Fenix TK47, 1300 Lumens chiếu xa 700 mét (cây này rất thực dụng vì có thêm cái đèn phụ ở đuôi)

Olight Javelot Pro có trọng lượng cả pin ~ 371g, khá gọn và nhẹ nhàng với 1 cây đèn 2 pin

Đèn tháo được làm 3 khúc.

Phần thân được thay đổi hoàn toàn thiết kế nhìn gân guốc và hầm hố.

Có thể thấy chất lượng CNC của Olight là không cần bàn cãi. Những chi tiết nhỏ nhất cũng được trau chuốt tỉ mỉ. Thân đèn với các rãnh ma sát kiểu mới này cho cảm giác cầm chắc tay hơn nhiều.

1 điểm không thể bỏ qua đó là Javelot Pro sử dụng pin sạc Lithium được tích hợp luôn trong thân đèn. Thỏi pin này tương đương 2 pin 18650 3500mAh, chỉ có điều không tháo rời được.

Cả 2 đầu của thân đèn được hãng thiết kế lại các tiếp xúc và được chốt chặt, tôi thử thì không tháo ra được.

Tiếp xúc phía đuôi đèn
Tiếp xúc phía đầu

Thiết kế pin sạc tích hợp cho đèn pin không phải là hiếm và tất nhiên nó có cái hay, cái dở. Nhìn sang Smartphone làm ví dụ, những mẫu điện thoại có pin tháo rời bây giờ đếm trên đầu ngón tay và đa số dùng pin tích hợp.

Việc cố định viên pin sẽ giúp thiết bị hoạt động ổn định hơn, tránh các hỏng hóc không đáng có do sử dụng pin không đạt chuẩn, không tương thích. Mặt trái của nó thì cũng quá rõ, nếu bạn có 1 đống pin 18650 ở nhà thì coi như vô dụng với cây này. 1 tình huống khác, bạn đang cần dùng gấp mà đèn lại quên chưa sạc từ mấy hôm trước, cũng khá là bất tiện.

Cũng may là những loại đèn có pin tích hợp như này thì dung lượng pin đều khá lớn, nếu sử dụng hợp lí các mức sáng thì chúng hoàn toàn thừa để đáp ứng hầu hết nhu cầu sử dụng. Còn trong các chuyến đi xa? không biết bạn thế nào chứ tôi phải mang ít nhất 2 cây đèn trở lên đề phòng hỏng hóc, chính vì vậy nếu cây này hết pin thì có thể bỏ vào balo để sạc, lấy cây khác ra dùng và cứ luân phiên như vậy.

Phần ren tiếp xúc đuôi đèn

Ren vặn của đèn dạng vuông, gia công rất tốt và cho cảm giác vặn mượt mà. Phần ren ở đuôi đèn được mạ Anodize cứng bề mặt.

Trong khi đó phần ren ở tiếp xúc với đầu lại để trắng, có lẽ để dẫn điện tốt hơn.

Lò xo tiếp xúc ở đầu đèn được mạ vàng tăng khả năng dẫn điện.

Tiếp xúc ở đuôi.

Thiết kế công tắc ở đuôi đèn tích hợp sạc nam châm đã là đặc sản của Olight, vừa thẩm mĩ vừa tiện dụng.

Đây là công tắc điện tử, làm ngang với phần vỏ đèn nên những ai dùng quen dạng công tắc lồi sẽ thấy khá bỡ ngỡ. Tuy nhiên 1 khi làm quen được sẽ thấy nó rất hay và tiện.

Đèn dùng 2 pin nên quá nặng để có thể hít ngang lên các bề mặt kim loại, còn hít thẳng đứng thì vô tư, chắc chắn phết.

Kiêm luôn sạc nam châm, sử dụng nguồn USB 5V 1.5A. Vậy là đi đâu xa chỉ cần mang theo dây sạc thay vì bộ sạc rời cồng kềnh.

Với dòng sạc này thì sẽ mất khoảng ~ 5 tiếng để đầy pin.

Đèn ở cáp sạc sẽ báo đỏ trong quá trình sạc, pin đầy đèn chuyển xanh và tự ngắt dòng, rất an toàn khi sạc qua đêm.

Về giao diện sử dụng:

Javelot Pro sử dụng công tắc đuôi 2 tầng, thao tác cụ thể như sau:

1. Bật/Tắt đèn tạm thời:

  • Nhấn và giữ công tắc với 30% lực, đèn sẽ sáng ở 15 Lumens, nhả tay ra đèn tắt
  • Nhấn và giữ công tắc hết lực, đèn sẽ sáng ở Turbo 2100 Lumens, nhả tay ra đèn tắt
nhấn 30% lực
nhấn 100% lực

2. Bật/Tắt đèn cố định

  • Nhấn công tắc với 30% lực rồi nhả tay ra ngay lập tức, đèn sáng cố định ở 15 Lumens
  • Nhấn công tắc 100% lực rồi nhả tay ra ngay lập tức, đèn sáng cố định ở 2100 Lumens
  • Nhấn và nhả công tắc để tắt đèn

3. Chuyển đổi chế độ sáng

  • Khi đèn đang bật cố định, nhấn công tắc trên thân để chuyển qua lại 4 chế độ
  • Nhấn giữ công tắc thân để bật/tắt đèn (khi đèn đã được bật trước đó)

Công tắc phụ trên thân được trang bị 1 đèn led báo pin. Khi đèn đang ở trạn thái tắt, nhấn công tắc này 1 lần để kích hoạt đèn báo pin. Đèn xanh là pin còn đầy và sẽ chuyển đỏ khi sắp cạn.

Đầu đèn với các rãnh tản nhiệt ở vị trí xung quanh công tắc, phía trên là các rãnh chống lăn.

Cận cảnh các rãnh tản nhiệt

Vẫn là vòng benzel màu xanh, thiết kế tạo nên thương hiệu của Olight.

các chấu benzel

Trái tim của cây đèn, bóng led Cree XHP35 HI ánh sáng vàng, công suất 2100 lumens kết hợp với chóa trơn cho khả năng chiếu xa tới > 1000m.

Có thể thấy rõ ánh tím từ mặt kính phủ lớp chống phản xạ AR

Chóa trong veo không 1 hạt bụi.

Cũng hết cái để bàn rồi, chuyển qua test beamshot thôi.

Test Beamshot

Trong nhà

15 Lumens
150 Lumens
600 Lumens
2100 Lumens

Hệ thống quang học chính xác đem lại cho Olight Javelot Pro beamshot hoàn hảo. Ánh sáng có độ tập trung cao và xung quanh vẫn có vùng sáng rộng, rất cân bằng.

Ngoài trời

Ngoài trời thì tôi test ở 2100 Lumens thôi. Thành phố bị ô nhiễm ánh sáng quá, rất khó tìm nơi nào đủ rộng và tối nên ra tạm công viên vậy. Ra đến nơi mới thấy khá ổn để phô diễn sức mạnh của cây này.

Chưa bật đèn
2100 Lumens

Ánh sáng vàng quá đẹp, phá sương mù hay đi mưa là chuẩn bài.

Gương ánh sáng.

Trăm thấy không bằng 1 thử, dùng qua nhiều đèn chiếu xa rồi nhưng tôi thấy ánh sáng cây này đẹp nhất. Có điều kiện lên núi chiếu xuống thì tuyệt vời.

Runtime

Tôi test runtime cây này ở 2 mức sáng: 2100600 Lumens

  • Đèn duy trì ~ 100% công suất trong 5 phút đầu và hạ xuống ~ 1000 Lumens rồi chạy tới khi hết pin. Runtime đạt 152 phút ~ 2.53 tiếng
  • Ở mức 600 Lumens thì đèn chạy cực ổn định, có thể thấy đường màu am thẳng tắp như đại lộ Thăng Long. Runtime đạt 293 phút ~ 4.8 tiếng

Nhiệt độ khi hoạt động

Tôi bật đèn ở 2100 Lumens trong 5 phút rồi tiến hành đo nhiệt độ, kết quả như sau:

Khi đèn chưa hoạt động

Sau 5 bật Turbo 2100 Lumens, đầu đèn đạt gần 60 độ C, rất nóng. Lúc này chế độ bảo vệ đã được kích hoạt và đèn từ từ hạ độ sáng xuống.

Đầu đèn nóng nhưng phần thân chỉ hơi ấm, vẫn cầm vô tư.

phần thân đèn duy trì nhiệt độ ổn định

Tổng kết

Cây này giá khá cao nhưng phải thừa nhận đắt sắt ra miếng: gia công ngon, kích thước hợp lí, hiệu suất tuyệt vời và giao diện sử dụng thông minh. Những tín đồ nghiện đèn đóm hay ai có nhu cầu về 1 cây đèn pin chiếu xa chuyên dụng, chất lượng tốt thì nên cân nhắc kĩ Javelot Pro.

Đối với nhiều người thì điểm trừ lớn nhất vẫn là pin sạc gắn liền không thay thế được, còn lại thì chả có gì nhiều để chê.

Hiện đèn đang được phân phối bởi EDCZone với giá 4.890.000đ trọn bộ, bảo hành 5 năm.

Anh em có cảm nhận gì thì comment bên dưới nhé!

Review đèn pin: Olight Seeker II Pro – (Pin 21700, 3200 Lumens, 250m)

Review Olight Warrior X – 2000 Lumens, chiếu xa 560m