Hướng dẫn đọc mã code của Pin Sạc Eneloop 2005-2017 (cập nhật liên tục)

0
5423

Bảng mã code sản phẩm pin sạc Panasonic Eneloop

Bảng mã code các sản phẩm của Sanyo Eneloop và sau này là Panasonic Eneloop

Chú ý:

  • Pin NiMH có dung lượng không xác định chính xác tuyệt đối. Thay vào đó sẽ có thông số kỹ thuật chỉ ra dung lượng trung bình (tương đối) và dung lượng nhỏ nhất (theo cam kết của nhà sản xuất)
  • Những công nghệ pin mà Panasonic mua lại của Sanyo sẽ được sản xuất tại nhà máy FDK tại Nhật Bản. Panasonic cũng có sản xuất pin Eneloop tại nhà máy của hãng ở Trung Quốc.
  • Một viên pin Eneloop có các thông số đáng chú ý:
    • Số lần sạc được (độ bền),
    • Dung lượng (dung lượng càng cao thì độ bền càng thấp)
    • Độ tự xả: sạc đầy pin và để 1 năm, dung lượng pin sẽ tự giảm xuống. Eneloop cũng tự hào là pin có độ xả thấp (đo sau 1 năm, 3 năm, 5 năm…)
  • Có 3 dòng Eneloop chủ đạo là bản tiêu chuẩn-standard, bản pro, và lite, bạn nên tham khảo tại ĐÂY
  • Pin sạc Panasonic về cơ bản chia làm phiên bản: cho thị trường Nhật (nội địa) và cho thị trường quốc tế (xuất khẩu). Tham khảo thêm tại ĐÂY

Cách đánh mã code của pin Panasonic Eneloop nội địa

Code của viên pin Panasonic Eneloop

Bạn chú ý các mã code

  • HR-3UTG (ngày xưa của Sanyo)
  • BK-3MCCE (Panasonic)
  • BK-4HCD (Panasonic)

Các con số 1, 2, 3 và 4 bên trong mã code sản phẩm là để chỉ kích thước viên pin. Các con số này được dùng cho tất cả pin nói chung ở thị trường Nhật Bản.
1 là pin cỡ D (Việt Nam gọi là pin Đại, pin D)
2 là pin cỡ C (Việt Nam gọi là pin Trung, pin C)
3 là pin cỡ  AA (Việt Nam gọi là pin tiểu)
4 là pin cỡ  AAA (Việt Nam gọi là pin đũa)

Ký tự tiếng Nhật (gốc Hán)
単三 : Tan-San (san có nghĩa là số 3) là pin có kích thước đứng thứ 3rd. Nhưng gọi là pin tiểu AA.
単四 : Tan-Yon (yon nghĩa là số 4)là pin có kích thước đứng thứ 3rd. Nhưng gọi là pin đũa AAA.

Chú ý rằng một số người sẽ bị nhầm vi pin ở Nhật kích thước 3 (size 3) là pin AA, và kích thước 4 (size 4) là pin AAA

Cách đánh mã code của pin Panasonic Eneloop quốc tế

Hàng quốc tế này sinh vấn đề là Made in Japan vs Made in China

Khi bạn nhìn vào code của sản phẩm từ năm 2013, sau khi Panasonic từ bỏ thương hiệu Sanyo trong viên pin Eneloop, thay thế nó bằng chính thương hiệu Panasonic thì vấn đề mới nảy sinh. Bạn nên tham khảo tại ĐÂY.

Bản thân Panasonic có dòng sản phẩm pin sạc Panasonic Evolta cạnh tranh với Sanyo Eneloop. Đa phần Evolta được sản xuất ở các nhà máy của Panasonic tại Trung Quốc. Vấn đề là nhà máy sản xuất pin của Panasonic ở Trung Quốc thì nhiều, sản xuất Eneloop tại nhà máy FDK Nhật Bản thì chi phí cao, và Panasonic đồng thời duy trì cả 2 dòng sản phẩm Eneloop và Evolta. Chính vì thế Panasonic có sản xuất (dù không nhiều) 1 số pin Eneloop cho thị trường nước ngoài, nhưng sản phẩm đó lại Made in China.

Khi bạn nhìn vào viên pin Eneloop quốc tế, ví dụ như pin AA bạn sẽ thấy một ký tự chỉ ra nơi sản xuất sản phẩm đó:
BK-3MCC = Không có ký tự gì, pin cho thị trường Nhật Bản (Sản xuất tại Nhật Bản)
BK-3MCCA = Pin cho thị trường Bắc Mỹ và Trung Quốc (Sản xuất ở Nhật Bản)
BK-3MCCE = Pin cho thị trường Châu Âu, Nga (Sản xuất ở Nhật Bản)
BK-3MCCE = Pin cho thị trường Nam Mỹ, Nam Á, Úc và New Zealand (Sản xuất ở Trung Quốc), nó giống với pin cho Châu Âu và Nga

Nếu bạn không chắc về viên pin mình là sản xuất ở đâu, hãy nhìn vào sản phẩm, nếu nó không chỉ rõ thì bạn phải nhìn vào phần đóng gói sản phẩm.

Cách đọc ngày sản xuất của pin

Sanyo và sau này là Panasonic có đánh đấu ngày xuất xưởng của pin lên ngay thân pin. Ai mua pin cũng đều muốn date cao, ngày sản xuất gần nhất. Tuy nhiên, tuổi thọ của pin không phụ thuốc vào date, mà phụ thuộc vào số lần sạc. Ban không phải quá đặt nặng vấn đề date của viên pin khi mua hàng. Bạn nên dùng chi tiết này để kiểm tra về độ “thật” hay “giả” của viên pin. Viên pin xịn luôn có khắc date trên thân pin, nếu pin của bạn không có khắc, thì nó rất có thể là pin fake.

Pin Panasonic Eneloop có khắc ngày sản xuất

Format của đoạn ký tự thường là: 13-11 xx
2 con số đầu là năm sản xuất: 13=2013
2 con số sau là tháng sản xuất : 11=Tháng 11
Viên pin Panasonic Eneloop này được sản xuất vào tháng  11/2013.

Bạn chú ý rằng trên vỏ hộp đựng pin cũng có khắc ngày “đóng gói”, đôi khi ngày đóng gói và ngày sản xuất có lệch nhau.

Hộp đựng pin cũng có ngày “đóng gói”

Cách tiếp thị của Panasonic cho thị trường nội địa và thị trường quốc tế cũng có khác biệt

Pin cho thị trường Châu Âu giữ 70% năng lương sau 10 năm
Pin cho thị trường Nhật Bản còn 90% năng lượng sau 1 năm

Cùng một loại sản phẩm và cùng sản xuất ở Nhật Bản. Riêng cho thị trường Châu Âu thì Eneloop được quảng cáo là độ tự xả thấp, còn 70% dung lượng sau 10 năm. Ở Nhật Bản thì hãng quảng cáo là còn 90% dung lượng sau 1 năm.