Đánh giá đèn pin Olight S1R II Baton – 1000 Lumens

0
5788

Các bạn còn nhớ Olight S1 Baton chứ ? cây đèn pin mini gây sốt tại thời điểm nó ra mắt khoảng 3 năm trước.

Tại thời điểm đấy thì thị trường đèn pin bị hơi bão hòa, các hãng bí ý tưởng, cả Olight cũng vậy, hoạt động của hãng bị trì trệ đôi chút. Sau đó thì họ cho ra mắt S1 và chính model này đã đem lại doanh thu cực khủng cho công ty.

S1 như 1 luồng gió mới mà Olight mang lại cho thị trường, thực chất nó được cải tiến từ S10 Baton (ra mắt vào năm 2013) với kích thước nhỏ gọn hơn, thiết kế hiện đại và độ sáng 500 Lumens, túm lại là 1 cây đèn pin EDC rất tuyệt.

Nối tiếp thành công của S1, hãng cho ra mắt hàng loạt các phiên bản khác sau đó như: S1 limited (phiên bản titan, đồng,…), S Mini, S1R (phiên bản sạc nam châm), S1 Mini,… nói chung là khá rối rắm.

Quay lại việc chính cần nói: mới đây thì Olight lại tung ra S1R Baton II – model mới nhất của dòng sản phẩm này với nhiều cải tiến rất đáng giá về thiết kế, đem lại trải nghiệm sử dụng rất tốt.

Ngoài ra công suất của đèn cũng được nâng lên 1000 Lumens so với 900 Lumens của S1R đời trước.

Video đánh giá:

S1R II được phân phối chính hãng tại EDCZone  với chế độ bảo hành 5 năm, an tâm khi sử dụng.

Thông số kĩ thuật:

  • Sử dụng Led Cree XM-L2 ánh sáng trắng – tuổi thọ 50.000h
  • Độ sáng tối đa 1000 Lumens – 5 mức sáng và 1 chế độ nháy Strobe
  • Chiếu xa: 145m
  • Hệ thống quang học: thấu kính TIR
  • Dùng 1 pin sạc 16340 dòng xả cao (đi kèm đèn)
  • Sạc pin qua sạc nam châm ở đuôi
  • Dài: 63mm
  • Đường kính: 21mm
  • Nặng: 51g (chưa pin)
  • Chống nước: IPX8
  • Thân đèn làm bằng hợp kim nhôm 6061-T6
  • Bề mặt xử lí mạ Anodized HA Type III chống ăn mòn, mài mòn,…

Reivew chi tiết:

Đóng gói bằng hộp giấy bìa màu trắng, khá lịch sự. Mặt sau là thông số các mức sáng và thời lượng hoạt động tương ứng.

Chúng ta sẽ có:

  • 1 Olight S1R II đi kèm 1 pin sạc 16340 custom của hãng
  • 1 dây sạc nam châm
  • 1 dây đeo tay
  • 1 bao đựng bằng vải nhung
  • 1 hộp đựng pin
  • HDSD

Hãng rất chu đáo, tặng kèm 1 hộp đựng để bảo quản pin. Hộp này đựng được 2 viên 16340, rất chắc chắn và không chống nước 🙂

Dây sạc nam châm cũng được hãng thay đổi với thiết kế bo tròn và mỏng hơn.

Mỏng hơn kha khá so với dây sạc đời cũ

Tích hợp đèn báo pin ở mặt lưng thay vì ở cuống dây sạc như bản cũ.

Nhân vật chính đây

Rất đẹp và gọn gàng

So với S1R (bên trái), dễ nhận thấy nhiều điểm khác biệt:

  • S1R II ngắn và gọn gàng hơn kha khá so với S1R
  • Thân của S1R II có các rãnh ma sát được thiết kế khác hoàn toàn, to hơn của S1R nên hứa hẹn đem lại cảm giác cầm nắm chắc chắn hơn.
  • S1R II có clip cài túi 2 chiều thay vì 1 chiều như S1R, clip này được giữ cố định trên thân chứ không xoay tự do được.

Trọng lượng thì cả 2 chênh nhau không đáng kể

Các đường vân ma sát trên thân của S1R II khá là to nhưng không hề gây đau tay khi cầm. 1 cây đèn pin có kích thước nhỏ như này dễ gây cảm giác thọt lỏm khi cầm và không cẩn thận có thể bị rơi. Thiết kế mới với các rãnh ma sát này khắc phục khá tốt điểm đó.

Trong khi đó thì S1R đời trước cầm có vẻ trơn hơn do các rãnh ma sát nhỏ hơn.

S1R II tháo đầu để thay pin còn S1R đời trước thì tháo đuôi, có thể như vậy giúp cây đèn trông liền mạch hơn.

1 điểm khác biệt rất đáng kể là ở pin. Dù có độ sáng gần same same nhau (1000 và 900 Lumens) nhưng S1RII được trang bị 1 viên pin sạc 16340 có dòng xả cao gấp đôi của S1R.

Cụ thể là dòng xả lên tới 10c, đảm bảo cho đèn hoạt động ổn định hơn nếu có dùng mức Turbo nhiều.

Cả 2 vẫn là pin được hãng “độ” lại ở cực (+) để sử dụng được sạc nam châm. Đơn giản chỉ là “kéo” cực âm của pin lên gần cực (+). Phần vòng kim loại bên ngoài là cực âm, phần nhô lên ở giữa là cực dương.

Pin của S1R II (bên trái) lại có thêm 1 gờ bằng nhựa nhô lên, điều này có cả ưu và nhược:

  • Ưu: hạn chế khả năng chập cháy pin do nối tắt 2 cực (+) và (-) (có thể do vô ý chạm vào vật kim loại nào đó).
  • Nhược: Không sử dụng được sạc pin rời khi khẩn cấp do cực (+) không tiếp xúc được vào cực của bộ sạc rời.

S1R II có clip cài 2 chiều rất tiện lợi, điều này cho phép cài đèn vào túi theo chiều nào cũng được và vẫn có thể cài vào mũ lưỡi chai để dùng như 1 headlamp

Độ đàn hồi rất tốt

Clip này giúp đèn nằm sâu trong túi, không sợ bị rơi

Ở S1R thì chỉ là clip cài 1 chiều

Clip của S1R II còn có cả lỗ để xỏ dây đeo tay nữa

Và tất nhiên vẫn còn 1 chỗ nữa ở đuôi đèn

Về công tắc, cả 2 vẫn sử dụng công tắc mềm bọc cao su ở trên thân.

Điểm khác biệt là S1R II có 1 cái đèn báo pin ngay trên công tắc và sẽ luôn sáng khi đèn đang hoạt động. S1R cũng có đèn báo pin trên công tắc nhưng chỉ khi pin yếu thì nó mới sáng đỏ lên thôi.

Đèn cứ được bật là cái đèn báo pin này sẽ sáng liên tục:

  • Báo xanh là pin còn đầy, dần chuyển về đỏ là pin sắp hết.

Giao diện sử dụng của Olight S1R II:

  • Bật/Tắt: nhấn công tắc 1 lần, khi được bật thì đèn sẽ ở mức sáng cuối cùng được sử dụng
  • Chuyển mức sáng: khi đèn đang bật, nhấn giữ công tắc để chuyển qua lại các mức: Moonlight -> Low <-> Medium <-> High
  • Truy cập moonlight: khi đèn đang tắt, nhấn giữ công tắc >1s để vào moonlight
  • Truy cập nhanh Turbo: nhấn nhanh công tắc 2 lần để vào Turbo
  • Nháy Strobe: nhấn nhanh công tắc 3 lần
  • Khóa đèn: khi đèn đang tắt, nhấn giữ công tắc 2s để khóa đèn. Muốn mở khóa thì lại nhấn giữ 2s.
  • Chế độ hẹn giờ: Cây S1R này có chế độ hẹn giờ, sẽ tự tắt sau hoặc phút. Người dùng có thể chọn giữa 2 chế độ này bằng cách: khi đèn đang bật ở chế độ sáng bất kì, nhấn nhanh công tắc 2 lần và giữ. Đèn nháy 1 lần là đang ở chế độ 3p, nháy 2 lần là 9p.

Mình luôn đánh giá rất cao cách bố trí các mức sáng cũng như giao diện sử dụng của Olight, đơn giản nhưng rất thông minh và hữu dụng. Mình đưa cây đèn cho người lớn dùng thử thì hướng dẫn vài phút là họ đã thạo.

Chức năng truy cập nhanh mức moonlight thực sự rất hay và tiện. Ví dụ như ban đêm muốn cầm cây đèn soi đường để đi Wc thì chỉ có mức moonlight là rất hợp lí, đủ nhìn đường và không gây chói. Còn khi dùng mấy cây chỉ có chế độ nhớ mức sáng cuối mà trước đó bạn lại đang bật mức High hoặc Turbo thì thực sự rất khó chịu và bất tiện.

Cả S1R và S1R II đều sử dụng thấu kính TIR. Loại thấu kính này được Olight rất chuộng trên những cây đèn mini của mình bởi chúng giúp rút ngắn tối đa chiều dài của đèn và có hiệu suất truyền dẫn cao.

Tuy vậy dễ thấy S1R II (bên trái) sử dụng thấu kính TIR có cấu trúc khác hắn S1R. Loại thấy kính này được Olight dùng lần đầu trên M1T Raider và nó cho beam sáng mịn, đẹp hơn rất nhiều.

Y hệt loại thấu kính sử dụng trên M1T. Và có lẽ thấu kính này mỏng hơn nên giúp S1R II ngắn hơn người tiền nhiệm

Bên trái: Beamshot của S1R đời trước, dễ thấy nó rộng hơn của S1R II dù chiếu ở 1 khoảng cách nhưng nhìn kĩ và nhất là bằng mắt thường sẽ thấy nó không đều hoàn hảo mà vẫn hơi gợn gợn.

Ngược lại beam của S1R II mịn hơn rất nhiều, độ chụm cũng lớn hơn. Đáng lẽ độ chụm của beam lớn và độ sáng cũng cao hơn thì S1R II phải chiếu xa hơn kha khá. Nhưng hãng vẫn chỉ công bố khoảng cách chiếu xa là 145m = S1R, khó hiểu nhưng cũng không quan trọng.

Khả năng chiếu sáng và tản nhiệt

Olight S1R II có tổng cộng 6 chế độ sáng. Qua trải nghiệm sử dụng hàng ngày thì mình thấy các độ sáng phân bổ rất hợp lí, chế độ Turbo thì hơi thừa vì làm đèn rất nóng, mình chẳng bao giờ bật mức này.

Thực tế mình dùng nhiều nhất mức sáng 60 Lumens, ở trong nhà thì quá đủ dùng và lại lâu hết pin

Test thử ở trên sân thượng, đây là khi chưa bật đèn

12 Lumens

60 Lumens

600 Lumens

1000 Lumens

1000 Lumens

600 Lumens

Nhận xét: mức sáng 1000 và 600 Lumens nóng rất nhanh nên chỉ sáng trong 1.5p rồi hạ xuống. Những trường hợp cần ánh sáng mạnh trong thời gian ngắn thì rất có ích, tuy nhiên mình không hay dùng nhiều.

Các mức sáng 60 – 12 và 0.5 Lumens cực kì hữu dụng, mình sử dụng chúng mọi lúc.

  • 0.5 Lumens: sáng dịu, không gây chói mắt, rất thích hợp để dùng khi thức dậy lúc nữa đêm (khi mà mắt người đang quen với bóng tối, ánh sáng mạnh đột ngột sẽ gây rất khó chịu)
  • 12 Lumens: tuyệt vời khi dùng loanh quanh trong nhà, sửa chữa lặt vặt hoặc tìm đồ trong cốp xe,…
  • 60 lumens: dùng trong nhà rất ổn và đủ dùng khi đi dạo loanh quanh ngoài trời tối. Mode này rất cân bằng giữa độ sáng, chiếu xa và runtime. Thực tế 60 lumens đáp ứng gần như mọi nhu cầu chiếu sáng trong khoảng 30m đổ lại.

Đến màn đo nhiệt độ, mình dùng máy Flir TG165

Khi đèn chưa bật

Mức sáng 12 và 60 lumens thì đèn sinh nhiệt không đáng kể, gần như không cảm nhận thấy được nên mình không đo.

Mức 600 Lumens sau khoảng 2p, đèn khá nóng

1000 Lumens trong 2p tiếp theo, nóng như hòn than, cầm là muốn quăng ngay cái đèn @@

Nhiệt lượng lớn như này ảnh hưởng không hề nhỏ đến tuổi thọ pin cũng như các linh kiện nên đừng lạm dụng nó nhiều.

Để thêm khoảng 5p thì đèn hạ nhiệt dần và duy trì mãi ở 51 độ C, vẫn rất nóng.

=))))))

Ngắn gọn: đừng dùng mức 600 và 1000 lumens khi không cần thiết

Runtime

Vẫn như thường lệ, mình dùng pin 16350 550mAh đi kèm theo đèn và có quạt để làm mát.

Kết quả được tính theo từ khi bật đèn đến khi độ sáng còn 10% mức sáng ban đầu. Dưới 10% sẽ không được tính.

Kết quả đo thực tế rất sát và thậm chí còn nhỉnh hơn thông số hãng đưa ra 1 chút.

so với thông số hãng đưa ra.

Tổng kết

Điều khiến mình thấy S1R II rất đáng mua là bởi những cải tiến đáng giá về từng chi tiết nhỏ nhặt nhất trong thiết kế chứ không phải cái độ sáng 1000 Lumens. Độ sáng này khá có ích khi cần ánh sáng mạnh trong thời gian ngắn nhưng mình cũng không dùng tới nhiều, làm đèn nóng nhanh và mau hết pin.

Tóm gọn lại thì mình rất hài lòng với cây đèn. Kích thước nhỏ gọn giúp mình bỏ túi quần mang theo mọi lúc mọi nơi kể cả khi đi ngủ (bỏ đầu giường).

Các mức sáng phân bổ rất hợp lí và giao diện dễ sử dụng. Thiết kế sạc nam châm tiện lợi, về nhà thì chỉ mất 2s để cho đèn vào sạc và để đó, sáng dậy có pin đầy để dùng.

Review đèn pin Olight M1T Raider – ( 1×16340/CR123A, 2 modes sáng)

Review đèn pin bỏ túi Olight I3T- ( 1xAAA, 180/5 Lumens )

LD02 V2.0, chiếc…”đèn dầu” siêu sáng của Fenix!