Thời lượng pin và cách test runtime đèn pin

0
2365

Một trong những chỉ số quan trọng của đèn pin, đó là thời lượng sử dụng pin. Thời lượng sử dụng pin thì phụ thuộc rất nhiều vào dung lượng pin, mức sáng, thói quen sử dụng và tất nhiên: “phương pháp đo thời lượng dùng pin”.

Thời lượng pin của điện thoại di động

Ví dụ hay gặp là với điện thoại: Mỗi một website công nghệ có một cách đo thời lượng pin riêng, và hãng sản xuất có công bố riêng về thời lượng pin của mình.

Apple không công bố thời lượng sử dụng pin hỗn hợp
Tom’s Guide có phép đo duyệt web bằng 4G với độ sáng màn hình 150 nits

 

GSMarena đo bằng thời gian gọi 3G, duyệt web và xem videos liên tục, sau đó tổng hợp ra 1 con số
PhoneArena test pin bằng 1 đoạn webscript giả lập việc dùng điện thoại của người dùng

Như các bạn có thể thấy, với mỗi cách đánh giá pin sẽ có một kết quả khác nhau, một thời lượng sử dụng khác nhau.

Ngoài cách test ra, các điều kiện môi trường cũng ảnh hưởng đến thời lượng pin của điện thoại như độ mạnh của sóng 3G, 4G, nhiệt độ môi trường, độ mạnh sóng wifi…

Với mỗi người sử dụng, thói quen sử dụng điện thoại cũng cho những cảm nhận khác nhau về thời lượng pin. Ví dụ như 2 người cùng hay chơi game, một người hay chơi game nặng qua 3G, cần tài nhiều dữ liệu mỗi lần chơi, yêu cầu xử lý đồ họa cao, pin sẽ tụt nhanh hơn.

Tóm lại, thời lượng pin chỉ là tham khảo, nó phụ thuộc vào cách đo.

Các mà Selfbuilt đo runtime của đèn

Link tham khảo

http://www.flashlightreviews.ca/method.htm

Với một người sinh hoạt lâu năm trên CPF, Selfbuilt luôn là một reviewer đáng tin cậy. Dưới đây là cách anh ấy đo runtimes. Bài dịch từ trang của Selfbuilt:

Một điều quan trọng cần lưu ý khi so sánh kết quả thời gian sử dụng pin là quạt làm mát có được sử dụng hay không.

Tất cả các bài test runtimes của tôi được thực hiện vơi một quạt làm mát nhỏ, lý do là nhất quán và lý do an toàn. Ngay cả trong môi trường có điều hòa nhiệt độ, tôi có thể nói với bạn rằng nhiệt độ môi trường xung quanh trong văn phòng của tôi vào buổi sáng và buổi tối có thể khá khác nhau – và hoàn toàn khác với mùa này sang mùa khác. Vì lý do này, tôi sử dụng quạt làm mát hoạt động để cung cấp một môi trường thử nghiệm “tiêu chuẩn hóa” hơn cho đèn. Điều này rất quan trọng để cho phép bạn so sánh tính chính xác kết quả. Như tôi đã làm rất nhiều bài test runtimes – bao gồm cả những bài test không có người ngồi giám sát qua đêm (mà tôi không khuyên bạn nên làm, đặc biệt là cho pin Lithium hoặc Li-ion, vì chúng có nguy cơ cháy nổ) – Tôi cũng thích sự an toàn của biết đèn đang được làm mát ít nhất một chút.

Nhiều người sẽ cho rằng đây không phải là kết quả “sử dụng thực tế đèn pin”, và nó chỉ có giá trị với cách sử dụng đèn i xì như phép đo. Khi bạn dùng đèn pin, nó không được làm mát bằng 1 cái quạt. Trong cuộc sống, bạn thường mang đèn đi đâu đó, sẽ có những kiểu làm mát khác như bàn tay bạn sẽ chuyển nhiệt của đèn ra ngoài từ da của bạn đến hệ thống tuần hoàn máu.

Ngoài ra, rất có thể bạn sẽ dùng đèn ngoài trời, nơi có gió mát hoặc nhiệt độ lạnh. Cây đèn sử dụng trong trường hợp đó không thể so sánh với cây đèn test trong lightbox ở góc phòng với nhiệt độ trong phòng khác biệt.

Và tất nhiên – “thế giới thực” cũng rất biến đổi! Khi tôi viết điều này, đó là vào cuối tháng 12 tại Canada. Vào ban đêm, nó thường thấp hơn 0 độ Celsius, và khá lộng gió. Nó khác biệt với > 30 độ Celcius vào tháng 8. Một lần nữa, môi trường để test đèn có thể khôngphù hợp với môi trường thực – nhưng ta cần một môi trường “tiêu chuẩn” nhất có thể trong phạm vi cho phép.

Một số điểm lưu ý khác:

  • Rất ít người dùng đèn một mạch từ khi sạc đầy đến khi xả cạn như trong các bài test của tôi.
  • Trong hầu hết trường hợp, bạn sẽ dùng đèn trong những khoảng thời gian ngắn, tắt đi bật lại, rồi lại tắt đi…
  • Với những đèn không có chức năng step-down hoặc sử dụng cảm biến giảm mức sáng theo nhiệt độ đèn và/hoặc dung lượng pin, sử dụng quạt làm mát đèn pin sẽ cho bức tranh tổng quát tốt hơn về thời lượng pin.
  • Ví dụ, tôi luôn để một cái đèn ở cửa sau nhà để dắt chó ra ngoài, cái đèn này mỗi lần tôi đưa chó đi vệ sinh thì tôi dùng nó ở mức turbo trong 2 phút. Tôi đo nó ở mức Turbo với quạt làm mát được 2 tiếng liên tục. Có nghĩa là tôi có thể dùng nó trong vòng 2 tháng trước khi phải sạc lại. Mô hình test đèn của tôi có ý nghĩa trong trường hợp này.

Như vậy việc test đèn bằng cách bật sáng liên tục và làm mát chủ động sẽ không chỉ ra được thời lượng pin trong đời sống thực tế. Bạn không thể mong đợi rằng bất kỳ phương pháp đo nào được chuẩn hóa có thể khái quát hóa được mọi tình huống sử dụng trong thế giới thực.

Con số mà các hãng công bố

Hầu hết các hãng đèn pin đều test đèn trong điều kiện “lý tưởng” nhất của họ:

  • Pin dung lượng lớn nhất
  • Có quạt làm mát giữ nhiệt độ đèn ổn định
Fenix TK35UE test với pin 3500mAh

Fenix TK35UE đo runtimes mức turbo cũng chỉ là tương đối vì đèn có chức năng tăng giảm lumens linh hoạt để kiểm soát nhiệt độ

Fenix TK72r test với pin custom L45-14000

Fenix TK72r đo runtime ở mức Turbo không nhiều ý nghĩa vì nó có step-down để kiểm soát nhiệt độ

Fenix LD02 đo với pin NiMH và pin Alkaline cho hai kết quả khác nhau

Fenix LD02 được test với dung lượng pin không được công bố.

Túm lại, bạn đừng ngạc nhiên nếu đèn pin của bạn có thời lượng sử dụng pin khác với thời lượng của hãng công bố.

Khi test runtime bên mình cũng sử dụng quạt làm mát

Bạn có thể tham khảo thêm link dưới.

https://www.armytek.com/be-sure-you-know-everything-about-runtime.html