Những câu hỏi thường gặp khi lựa chọn đèn pin siêu sáng(P.1)

0
3866
Đèn pin siêu sáng

Tổng hợp những câu hỏi thường gặp khi lựa chọn đèn pin siêu sáng.

>>Những câu hỏi thường gặp khi lựa chọn đèn pin siêu sáng(P.2)
>>Những câu hỏi thường gặp khi lựa chọn đèn pin siêu sáng(P.3)
>>Những câu hỏi thường gặp khi lựa chọn đèn pin siêu sáng(P.4)
>>Những câu hỏi thường gặp khi lựa chọn đèn pin siêu sáng(P.Cuối)

Nên chọn đèn pin chiếu xa hay chiếu rộng?

Đây là câu hỏi khiến rất nhiều bạn phân vân khi lựa chọn đèn pin siêu sáng. Đầu tiên, định nghĩa “Chiếu xa” và “Chiếu rộng” là gì?

1. Chiếu xa(Spotlight)

    • Chọn đèn pin chiếu xa là một cây đèn pin siêu sáng cho chùm tia sáng(beam sáng) rất xa, nhưng có độ rộng nhỏ, vùng quan sát được hẹp. Độ rộng beam sáng của những cây đèn chiếu xa chỉ khoản nhỏ hơn 60o. Ranh giới của độ rộng được tính bắt đầu từ tâm chùm tia sáng đi ra hai bên cho đến khi cường độ ánh sáng chỉ còn 50% so với cường độ tại tâm chùm tia(gọi là vùng hotspot).

    • Đèn có beam sáng rất xa, khoản cách từ 250-1000m; hoặc xa hơn 1000m.
    • Đây là những cây đèn thích hợp với người dùng làm các công việc liên quan đến tuần tra, kiểm soát; hoặc những người có sở thích du lịch thám hiểm, thám hiểm hang động.
    • Đặc điểm nhận dạng: Những cây đèn pin chiếu xa thường dùng LED không dome(núm cao su hình cầu bao phủ nhân LED), chóa mài gương nhẵn và rất sâu.
    • Một số đại diện tiêu biểu: Fenix TK75, Olight Javelot Pro, ArmyTek Barracuda Pro…hay như Imalent R90C cho khả năng chiếu xa lên tới hơn 1,6km.

Olight Javelot Pro sử dụng LED không dome và chóa nhẵn, sâu. Cây đèn pin chiếu xa lên tới 1080m.
ArmyTek Barracuda Pro là cây đèn pin chiếu xa lên tới 800m.

2. Chiếu rộng(Floodlight)

    • Một cây đèn pin siêu sáng chiếu rộng là một cây đèn cho beam sáng tỏa rộng, ở khoản trên dưới 120o. Đèn chiếu rộng cho khả năng quan sát không được xa nhưng bù lại vùng quan sát xung quanh được rộng hơn.
    • Đèn cho beam sáng rộng, độ xa chỉ vào khoản trên dưới 170m.
    • Đây là loại đèn phù hợp với những người hay di chuyển trong thành phố, trong những khu đô thị; hoặc các lực lượng hành pháp, an ninh.
    • Đặc điểm nhận dạng: Những cây đèn chiếu rộng thường dùng LED có dome, chóa sần giống vỏ cam và nông hơn chóa những cây đèn chiếu xa. Ngoài ra thì những loại đèn dùng thấu kính TIR cũng được xếp vào loại đèn chiếu rộng.
    • Một số đại diện tiêu biểu: Fenix UC52, Fenix E30R, Fenix E18R, Olight S1R Baton II
Fenix UC52

Olight S1R Baton II với thấu kính TIR bên trái.

3. Cân bằng

    • Do nhu cầu thị trường cần những cây đèn pin siêu sáng cân bằng hơn, đa dụng hơn nên những hãng đèn pin đã cố gắng tạo ra những cây đèn không thiên về một hướng cụ thể. Vừa có thể quan sát ở một khoản cách an toàn và vừa đủ rộng để quan sát khu vực xung quanh.
    • Đèn cho beam sáng cân bằng, độ xa vào khoản trên dưới 260-350m; độ rộng vào khoản 70-90o.
    • Đây là loại đèn phù hợp với đại đa số người dùng, có thể dùng để sử dụng hằng ngày, và cũng có thể dùng cho các chuyến du lịch, dã ngoại nhẹ.
    • Đặc điểm nhận dạng: Mang cả hai đặc điểm của cả hai loại đèn phía trên. Dùng LED có dome với chóa nhẵn hoặc dùng LED không dome với chóa sần. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là sử dụng LED không dome với chóa nhẵn, và rút ngắn độ sâu của chóa để cho ra beam sáng rộng hơn. Cá biệt, có những cây đèn pin để đảm bảo beam sáng xa trên 300m và độ rộng 90o thì phải hi sinh kích thước nhỏ gọn để đảm bảo trang bị được loại chóa thỏa mãn yêu cầu trên.
    • Một số đại diện tiêu biểu: Olight R18, Nextorch TA15, Fenix PD36R…
  • Olight R18 dùng LED không dome với chóa sần.
    NexTorch TA15 sử dụng LED có dome với chóa nhẵn.

    • Có nhiều hãng còn ra mắt hai phiên bản chiếu xa hoặc chiếu rộng của cùng một mẫu đèn để phục vụ cho các mục đích khác nhau. Tiêu biểu: Fenix TK35 và TK35UE, Fenix TK47 và TK47UE, Elzetta Bones…
  • Bộ đôi TK35 với hai phiên bản: TK35 cho chiếu xa và TK35UE cho chiếu rộng.

    Tương tự như trên TK47 và TK47UE.

    Hay như Elzetta Bones được hẵng bán thêm thấu kính rời để thay đổi giữa chiếu rộng và chiếu xa.

    • Ngoài ra, còn có những hãng tạo ra những cây đèn pin siêu sáng có thể thay đổi tiêu cự để phục vụ cho cả chiếu xa và chiếu gần. Tuy nhiên, số lượng của những cây đèn này không nhiều và cơ cấu zoom này gặp khá nhiều vấn đề về độ tin cậy nên cũng không nhiều hãng mặn mà với loại đèn này cho lắm. Tiêu biểu: Fenix FD series(FD45…), Wuben LT35, Lumintop Zoom 1

Fenix FD45 với khả năng thay đổi tiêu cự, cho ra cả beam chiếu xa lẫn chiếu rộng.

Tổng kết

Tóm lại, xa, gần hay vừa xa vừa gần là ở nhu cầu của bản thân. Khi đã xác định được nhu cầu của bản thân rồi thì việc lựa chọn rất dễ dàng. Và chỉ cần nhớ rằng, đèn pin siêu sáng là một loại sản phẩm tuân thủ chặt chẽ các định luật vật lý, cho nên các yêu cầu như “đèn pin beam sáng 1000m, góc sáng 120o và kích thước nhỏ gọn trong lòng bàn tay” là một điều hoàn toàn không thể xảy ra.