Đánh giá Fenix E16 – nhỏ gọn, 700 Lumens, ánh sáng vàng

0
3929

Tác giả: Long Phan

*Video đánh giá đèn pin Fenix E16 bởi Blogdenpin:

Nhu cầu về kích thước

Đối với một người thường xuyên phải đi công tác xa thì nhu cầu dùng đèn pin của bản thân mình là khá thường xuyên, phần lớn là những loại đèn searchlight nhỏ gọn 1 bóng với pin 26650 như công cụ thuyết trình, dẫn đường, ra tín hiệu, tìm kiếm và đôi lúc là để phòng vệ khỏi kẻ xấu. Đó là những cây có độ sáng lớn, thời gian dùng lâu, tản nhiệt tốt như Acebeam EC50ii, Olight R50 Pro Seeker.

Olight R50 Seeker

Còn trong việc sửa chữa đồ đạc cũng như bảo vệ bản thân và người thân ở trong gia đình, mình cũng có thêm vài cây đèn tactical với công tắc đuôi, nhỏ gọn cùng mức sáng phù hợp hơn, vd như Olight M2R, M2T, và Klarus XT11X(đã bán do không hợp nhiệt màu). Ưu điểm của dòng này là nhỏ gọn, bóng bé, ít tiêu tốn điện năng và nhiều mức sáng yếu linh hoạt.

Tuy vậy, cũng có những lúc việc mang một cây đèn cỡ vừa dùng pin 16650 và 26650 thực sự không mấy thoải mái. Việc mang một “khối kim loại” bên người thường mang lại cảm giác thắc mắc cho các đồng nghiệp, bạn bè, khách hàng và những người xung quanh: “không biết đó là cái gì? liệu nó có mang vũ khí theo người không?”. Vậy nên giải pháp của mình là đèn pin EDC siêu sáng với kích cỡ siêu nhỏ như Olight S1 Mini hay Fenix E16.

Fenix E16 (mới) vs Olight S1 Mini Baton

Điểm chung của các đèn siêu sáng mini đó là ở mức sáng chấp nhận, không quá cao, và phù hợp với các pin CR123 3.7V, AA, AAA đang có hiện nay. Còn nếu xét riêng, mỗi hãng đèn danh tiếng lại cho ra những sản phẩm mini khác nhau phù hợp những khách hàng nhu cầu khác nhau. Bản thân cái nhân mình cũng sử dụng dòng máy này với một sự tình cờ.

Olight S1 Mini Baton, em máy tí hon đầu tiên này mình mua. Thừa kế những nét ưu việt của những máy Olight Baton, S1 Mini rất cứng cáp, mặc do hình dáng nhỏ bé thanh nhã. S1 Mini có thể nói là thích hợp cho người dúng hàng ngày nhưng không đỏi hỏi khắt khe về thời gian dùng pin hay độ sáng.

Còn cây đèn mini thứ 2 mình dùng là Fenix E16, sản phẩm đầu tiên của Fenix đạt tới kích thước “mini” vừa ra mắt thị trường. Trái ngược với Olight, Fenix tạo ra một sản phẩm hướng tới người dùng du lịch, những người cần sản phẩm với ánh sáng khỏe, chiếu xa, khả năng đi sương mù, thời gian dùng pin lâu do các level sáng được cài đặt thấp hơn, ít tốn điện hơn(trừ mức sáng Turbo).

Dưới đây là một vài nhận xét của cá nhân về 2 sản phẩm Olight S1 Mini và Fenix E16(giữa). Olight M2R được đưa vào để cho các bạn dễ hình dung ra kích thước và beamshot của 2 đèn:

1, Hình dáng và chất liệu

Điều dễ nhận thấy nhất đó là lớp nhôm hóa anodize của hai em máy này khá khác nhau. Hai hãng Olight và Fenix vốn không tiết lộ vật liệu nhôm chế tác đèn pin(nhất là những máy mini), nhưng có thể thấy cảm giác bề mặt khi cầm nắm là rõ rệt.

Cảm nhận cầm S1 Mini là sự trơn nhẵn, đặc ruột, lớp nhôm anodize rất mịn và sáng bóng, rất ít góc cạnh và gờ. Trong khi E16 có nét thô trong thiết kế, lớp anodize khá nhám và trên thân được tạo grip với những nét cắt rất nhỏ. Rất khó để biết nhôm máy nào tốt hơn, nhưng cảm nhận chung là S1 Mini làm gia công tốt hơn và lớp anodize cũng bền hơn.

Lớp nhôm S1 Mini dày hơn E16 hơn 1 tẹo, dài hơn 1mm và đường kính rộng hơn cũng ~1mm. Điều này giải thích tại sao S1 Mini cầm đầm tay hơn E16, và cách cầm cũng khác nhau: máy Olight có thể cầm theo cách cầm đũa, còn E16, do kích thước nhỏ nên khi cầm phải nắm gần hết cây đèn. giống như cách cầm khóa thông minh của ôtô. Nhưng, vấn đề không phải Fenix ki bo dùng ít nhôm mà họ làm thế để giảm tối đa trọng lượng của đèn.

Thân đèn Fenix E16
và S1 Mini

Bạn có thể dùng E16 để treo vào chùm chìa khóa do trọng lượng khi lắp pin của cây này chỉ 40g. Trong khi S1 mini khi chưa lắp pin đã nặng 43g

Về đồ bền lớp anodize, Olight tỏ ra xuất sắc hơn Fenix. S1 Mini đã mua được nửa năm nhưng chưa có vết xước, trong khi Fenix E16 là sản phẩm mới đã có những vệt xước đầu tiên ở quanh vị trí cài clip. Điều này thể hiện sự cẩn thận trong khâu thiết kế phần clip gài của Olight và mình sẽ nói ở phần sau

2, Bóng led, nguồn pin

E16 sử dụng bóng XP-L Hi max 700lumen, với nhiệt màu 3700k cho ra màu vàng giống màu vàng trong các bóng đèn dây tóc(có khi còn đậm màu hơn). Do có thấu kính che nên không hình dung ra được kích thước của led. Tuy nhiên do bóng XP-L Hi có kích thước bằng với bóng xhp35 nên nhìn vào bóng M2R cũng có thể hình dung ra kích thước bóng trong E16.

S1 Mini dùng bóng XM-L2 max 600lumen có kích cỡ to hơn, và hiện tại bản của mình đang dùng là version 6500k, hãng công bố(có lẽ là giống 6000k hơn). Olight rất hay dùng bóng Cree XM-L2 do bóng có hiệu suất lumen/watt khá cao. Cao hơn xhp35 và cao hơn nhiều so với XP-L Hi. Ngoài ra nhiệt màu của S1 Mini cũng không quá gắt, ngay cả bản S1 Mini HCRI màu cũng rất dễ chịu.

– Pin 2 máy đều dùng biến thể RC123 3.7V 650-700mah. Riêng Olight, pin có sẵn cổng USB thuận tiện cho người dùng(nguồn hút 0,3-0,4A ở 5V). Còn Fenix thì có mức giá rẻ hơn rất nhiều nên hãng bán ra không có kèm pin.

Pin 16340 có cổng sạc của Olight

Tuy nhiên mua đèn ở Edczone hoặcc Bisu thì bạn sẽ được tặng kèm 1 pin 16340 của Fenix. Nếu muốn đổi sang pin có cổng sạc thì bạn chỉ cần bù thêm 20.000đ

Dòng pin tích hợp cổng sạc của Fenix

– Về nhiệt độ, bóng xp-l hi của Fenix thực sự tỏa nhiệt rất lớn khi chạy turbo, pin xuống voltage rất nhanh và phải sạc thường xuyên hơn. Thời gian bật Turbo của E16 cho tới khi cảm thấy phải tắt đi vì quá nhiệt là 20-30s. Còn Olight S1 Mini có thể bật Turbo và cầm 2-3 phút mà vẫn cảm thấy thoải mái, nhưng lưu ý đó là máy có hiện tượng pin bị hấp nhiệt sau khi chạy Turbo và High lâu, nên tránh lạm dụng Turbo của máy. Sau khi chạy Turbo và High nên để pin nguội truớc khi sạc.

– Lưu ý: các pin RC123 loại 3V sẽ chỉ giúp đẩy lên mức high ở cả 2 đèn và không thể kích hoạt được Turbo. Fenix có đề cập rằng pin 3V có thể cho ra mức Turbo 300lumen nhưng thực tế, đèn chỉ dừng lại ở 150lumen rồi xoay về 3 lumen, hoàn toàn không có mức 300 lumen trên Fenix E16.

– Đèn Olight có thêm đèn đỏ báo pin yếu trên nút bấm.

3, Giao diện sử dụng và khả năng chiếu sáng

Olight S1 Mini cho độ sáng khá ổn cho người dùng trong nhà: 0,5(moonlight)-15-60-330-600(Turbo). Cũng như các sản phẩm của Olight, chế độ moonlight và turbo được kích hoạt riêng. Strobe ở 600 lumen bằng cách nhấn 3 lần liên tiếp. Level được chuyển bằng cách nhấn giữ nút bấm.

Olight S1 Mini

Nút bấm trên thân của S1 Mini nhỏ vừa đầu ngón trỏ, là nút cao su ngăn kích hoạt nhầm mà Olight hay sử dụng. Theo cá nhân thì nút Olight khá hữu dụng khi đi mưa, bởi nút bằng cao su nên khi có áp lực bấm lên, vành cao su sẽ ép sang bên và dồn nước ra khỏi những khe hở trong khi nút bấm cứng sẽ không làm được điều này. Beam tạo bởi S1 Mini(trái trong hình) rất tròn và đẹp, lumen được phân bổ đều, góc quan sát rộng. Tuy nhiên trong khoảng cách xa thì S1 Mini chiếu sáng khá tệ, trừ khi nâng lên 330 hoặc 600 lumen. Nếu là thợ máy, kỹ sư cần soi các chi tiết trong tầm gần 3-6 mét thì có lẽ S1 Mini khá thích hợp. Moonlight quá yếu.

Fenix E16, trái lại, cho ra beam khá nhỏ và xa. Các mức sáng là 3-30-150-700. Tất cả các mức sáng đều có thể truy cập theo cách chuyển level thông thường. Điều đáng chú ý là cách chuyển level của Fenix sẽ khác với Olight. Nhấn giữ để ON và OFF, nhấn giữ lâu 2s để Strobe, chuyển level bằng cách nhấn từng click lên nút thân. Nút bấm nhỏ hơn Olight khá nhiều, nằm sát bezel, không được chính xác lắm do hay nhảy giữ ON và khóa(2 click). Và do máy thiếu các gờ hỗ trợ nên việc dò nút trong tối khá mất thời gian. Mặc dù clip trên máy có thể giúp xác định nút bấm dễ dàng nhưng do clip dễ gây xước anodize của máy nên thực sự mình không muốn dùng clip trên E16.

E16 có beam rất ấn tượng, thực tế ở mức 700 lumen, bằng với mức high của M2R(ảnh phải), beam shots của E16 và M2R gần như bằng nhau, và khả năng chiếu xa thực sự ấn tượng(100 mét hoàn toàn ok), mặc dù E16 không chiếu Turbo được lâu do vấn đề nhiệt(sao Fenix không dùng XM-L2 mát hơn nhỉ?!)

Fenix E16
Độ sáng thực tế của Fenix E16 ở mức Turbo

– Thợ máy, thợ điện sẽ thích S1 Mini và những máy dòng Baton của Olight, tuy nhiên dân du lịch, dã ngoại sẽ kết Fenix E16 hơn. E16 với beam nhỏ, ánh sáng 3700k, chiếu xa, sẽ giúp ng dùng dò phương hướng trong sương mù, phát hiện rủi ro sớm. Nhưng ngược lại, strobe 10Hz + beam rộng trên S1 Mini lại lợi hại hơn strobe 15Hz trên E16, mang lại ưu thế phòng thủ cho những ai dùng Olight. Lý do strobe 15Hz không hiệu quả: đơn giản 15Hz là quá nhanh, mắt sẽ tự điều tiết để thích nghi với nguồn ánh sáng mạnh thay vì liên tục điều tiết như khi nhìn 10Hz. Đây là cảm nhận riêng và có thể thay đổi tùy theo từng người.

– Và một điều gần như chắc chắn là người già sẽ không dùng nổi Fenix, do UI khó nhớ và nút không nhạy. Còn gần như ai cũng có thể dùng 1 chiếc Olight Baton chỉ sau chưa đến 1 phút mà không cần đọc hướng dẫn sử dụng.

4, Các yếu tố phụ: clip, dây lanyard, nam châm….

Olight S1 Mini đi kèm dây lanyard khá chắc chắn và cảm giác xứng đáng với đồng tiền bỏ ra. Đó cũng là bất lợi cho E16 vì dây lanyard Fenix trang bị cho máy này quá tệ. Cả 2 máy bây giờ đều được mình dùng lanyard Olight bởi dây hãng này có nút để siết dây vào cổ tay.

S1 Mini có duy nhất 1 điểm cài lanyard là trên clip, còn E16 có tới 4 chỗ cài lanyard khác nhau: 1 trên đuôi, và 3 điểm trên clip.

Có thể nói clip của S1 Mini là sự chăm chút của Olight bởi clip khá chắc, có sẵn trên đèn từ khi bóc hộp, cố định và ít di chuyển. Khi vặn tail-cap để sạc pin, việc nâng clip lên để tránh làm xước tail-cap cũng là điều đáng chú ý.

Fenix E16 có clip lệch tông màu với body của đèn, và điều khá dở là do không làm chặt như clip của Olight, nên việc nâng clip lên mỗi khi tháo lấy pin làm body của đèn và clip ma xát, dẫn tới xước lớp nhôm anodize ở xung quanh vị trí cài clip. Một điều nữa là cách tránh kích hoạt pin bằng cách xoay clip che nút bấm(mà Fenix có đề cập) là không hiệu quả, có thể làm hỏng nút bấm nếu ng dùng nằm đè lên đèn.

Về nam châm, S1 Mini có nam châm mạnh hơn. Thử nghiệm bằng cách cho 2 máy “tranh giành” một vật kim loại nhỏ. Kết quả là E16 luôn bị tuột ra trong khi S1 Mini vẫn bám chắc. Dùng tay đẩy nhẹ vào E16 khi đang hút trên mặt kim loại thẳng đứng, máy tuột ra dễ dàng.

Các rãnh trên thân đèn giúp Olight cầm nắm khá tốt, tuy nhiên nếu tay có mồ hôi thì Fenix lại dễ cầm hơn.

5, Nhận xét chung:

Fenix E16: giá rẻ, là sản phẩm thăm dò khách hàng trước khi tung ra 1 sản phẩm khác hoàn thiện hơn

+ Giá rẻ hơn.

+ Khả năng chiếu xa, phá sương, dò đường.

+ Moonlight và High hữu dụng, thời gian chiếu sáng lâu.

+ Grip: ok.

– Turbo nóng nhanh, không khả dụng, tụt pin nhanh.

– High dừng lại ở 150lumen.

– Lớp anodize yếu.

– Pin đi kèm cần có sạc adapter ngoài.

– Lanyard xấu và làm giảm giá trị của máy, không xiết được vào cổ tay.

– Giao diện người dùng phức tạp, nút bấm không nhạy.

– Không có bản CW.

– Nam châm yếu, dễ rơi.

 

Olight S1 Mini: phù hợp nhiều đối tượng, dùng cá nhân trong nhà, giá trị lâu dài, không tốn thêm chi phí.

+ Khả năng chiếu rộng, góc bao quát. Độ sáng hợp lý khi dùng trong tối.

+ Bóng led XM-L2, giải quyết vấn đề quá nhiệt. Thời gian dùng pin tốt.

+ Build tốt, grip ok. Lớp anodize ..quá tốt.

+ Pin tích hợp cổng sạc USB, có dây USB kèm theo.

+ Giao diện dễ dùng, hợp lý, người già cũng có thể dùng được. Strobe 10Hz hiệu quả.

+ Nút bấm cao su chống kích hoạt nhầm. Có đèn báo pin yếu.

+ Có cả bản NW và CW.

+ Beam đẹp, có thể làm đèn quay phim cho gopro, điện thoại.

– Giá khá cao so với các đèn mini hãng khác(cơ mà ok)

– Khả năng chiếu xa hạn chế, bắt buộc phải Turbo nếu muốn soi xa.

Review đèn pin Olight S1 Mini Baton ( 600 Lumens, 1xRCR123A )

[Video] Mở hộp và đánh giá Olight S1R Baton II – 1000 Lumens